Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản hoá »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản hoá








KẾT QUẢ TRA TỪ


bản hoá:

(本化) Tức là sự giáo hóa của Bản Phật thực hành từ lâu xa rồi. Đối lại với Bản hóa, sự giáo hóa của Tích Phật mới thành ở Giàda thì gọi là Tích hóa. Kinh Pháp hoa quyển 5 phẩm Tòng địa dũng xuất chép, có một Bồ tát xin gánh vác công việc mở rộng kinh này sau khi đức Phật diệt độ, nhưng đức Phật gạt đi và trả lời (Đại 9, 39 hạ): Thôi, Thiện nam tử! Không cần các ông hộ trì kinh này. Tại sao vậy? Bởi vì, trong thế giới Sa bà, ta đã có sáu muôn Hằng hà sa Bồ tát ma ha tát, mỗi mỗi Bồ tát đều có sáu muôn hằng hà sa quyến thuộc. Sau khi ta diệt độ, những người ấy sẽ hộ trì đọc tụng và rộng nói kinh này. Lúc đó, thế giới Sa bà, đất đều rúng động và nứt ra, rồi có vô lượng nghìn muôn ức Bồ tát ma ha tát từ trong đất xuất hiện. Điều này giải rõ đức Thế tôn Thích ca là Bản Phật đã thành từ kiếp lâu xa, và các Bồ tát từ dưới đất xuất hiện là những đệ tử được đức Thế tôn giáo hóa từ nhiều kiếp xa xưa lắm rồi. Các đệ tử này được gọi là Bản quyến thuộc hoặc Bản hóa Bồ tát. Đối lại với Bản Phật, Bản hóa Bồ tát, mà gọi đức Thế tôn Thích ca giảng kinh hơn bốn mươi năm là Tích Phật, mới thành ở Già da, và các đệ tử được ngài giáo hóa, thì gọi là Tích hóa Bồ tát. Còn về vấn đề tại sao đức Thế tôn lại không cho Tích hóa Bồ tát mở rộng kinh mà lại cho Bản hóa Bồ tát làm việc ấy, thì Đại sư Trí khải thuộc tông Thiên thai, trong Pháp hoa văn cú quyển 9 phần trên phẩm Dũng xuất, có nêu ra sáu nghĩa để giải thích. Đó là: 1. Việc đức Thế tôn không cho Tích hóa Bồ tát truyền bá kinh, có ba nghĩa: a. Các Tích hóa Bồ tát đều có nhiệm vụ, nếu trụ ở cõi này thì bỏ lợi ích ở phương khác. b. Sự kết duyên giữa phương khác và cõi này thì mỏng manh, tuy muốn tuyên thuyết và truyền bá kinh, nhưng lợi ích không được mấy. c. Nếu cho Tích hóa Bồ tát truyền kinh, thì không mời được Bản hóa Bồ tát, như thế, gần sẽ không được mở, xa không được hiển. 2. Việc đức Thế tôn triệu các Bản hóa Bồ tát để giao nhiệm vụ truyền bá kinh, cũng có ba nghĩa: a. Đã là đệ tử của Thế tôn thì phải truyền bá pháp của Thế tôn. b. Vì các Bồ tát ấy có duyên sâu rộng, ngoài việc có thể làm lợi ích tràn khắp ở cõi này, còn có thể lợi ích khắp các cõi Phân thân, Tha phương. c. Có thể mở gần, hiển xa. Lại các Bồ tát Bản hóa từ dưới đất xuất hiện, có bốn đạo sư, gọi là Thượng hành, Vô biên hành, Tịnh hành và An lập hành. Kinh Pháp hoa quyển 6 phẩm Như Lai thần lực chép, đức Thế tôn đem trọng trách truyền bá pháp trong đời vị lai giao phó cho các Bồ tát ấy, gọi là Biệt phó chúc, vì giao phó ở trong tháp, nên còn gọi là Tháp trung phó chúc. Cũng kinh trên, phẩm Chúc lụy chép, sau khi đức Thế tôn ra khỏi tháp, đem pháp giao phó cho vô lượng Bồ tát Tích hóa các phương khác, khiến truyền bá, việc giao phó ấy gọi là Tổng phó chúc hoặc là Tháp ngoại phó chúc. [X. kinh Pháp hoa Q.5 phẩm Như lai thọ lượng]. (xt. Bản Tích Nhị Môn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Sen búp dâng đời


Dưới cội Bồ-đề


Đừng bận tâm chuyện vặt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...