Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn.
(Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra.
(It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường.
(Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận.
(Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống.
(Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ba lợi luật tạng
KẾT QUẢ TRA TỪ
ba lợi luật tạng:
(巴利律藏) Pàli: Vinaya-piỉaka. Là tạng Luật do Phân Biệt Thượng tọa bộ của Tích Lan truyền, được viết bằng tiếng Pàli, là một trong ba tạng Pàli. Những qui tắc liên quan đến giới luật do đức Phật chế định được thuật lại trong kì kết tập kinh điển lần thứ nhất, gọi là Luật (Pàli: Vinaya). Sau, Giáo đoàn Phật giáo Nguyên Thủy phát triển, đem chỉnh lí thêm mà thành là tạng Luật. Tạng, hàm ý là chứa đựng, là tổ chức luật, dùng tổ chức ấy để biểu thị nội dung của luật. Sau khi đức Phật nhập diệt khoảng một trăm năm, Giáo đoàn Nguyên Thủy chia thành hai bộ Thượng tọa và Đại chúng, thì luật Pàli thuộc về Thượng tọa bộ(Pàli: Theravàda), bộ này còn gọi là Phân- biệt-thuyết-bộ (Pàli: Vibhajjavàdin). Vào thời đại vua A-dục, thế kỉ thứ III trước Tây lịch, Thái tử Ma-hi-đà (Pàli: Mahinda), mang luật này truyền đến Tích Lan. Trong Phật giáo bộ phái, tuy các phái đều có truyền trì tạng Luật riêng, nhưng trong các tạng luật hiện còn đến ngày nay, thì luật Pàlitương đối còn giữ được hình thức cổ xưa hơn cả. Nội dung của tạng LuậtPàli được chia làm ba bộ phận là: - Kinh Phân Biệt (Pàli: Suttavibhaíga). -Kiền-độ (Pàli: Khandhaka). - Phụ lục (Pàli: Parivàra). Kinh Phân Biệt là trọng tâm của tạng Luật, thuyết minh giới bản (tạng Luật gọi văn giới luật là kinh, kinh thu chép các giới điều là Giới kinh); những lí do thành lập các giới điều, sự giải thích các câu văn và những thực lệ vận dụng văn chữ, thì có hai loại là Đại-phân- biệt (Pàli: Mahàvibhaíga) và Tỉ-khưu-ni-phân-biệt (Pàli: Bhikkhunì-vibhaíga); loại trước nói về 227 (luật Tứ Phần có 250) giới Tỉ-khưu, loại sau thì nói về 311 giới Tỉ- khưu-ni. Bộ phận Kiền độ nêu rõ các qui định về việc xử lí những vấn đề trong Tăng-già, chia làm Đại-phẩm (Pàli: Mahàvagga) và Tiểu-phẩm(Pàli: Cullavagga); Đại-phẩm gồm mười Kiền độ, Tiểu phẩm có mười hai Kiền độ. Bộ phận Phụ lục thứ ba thì thuyết minh bổ sung cho hai bộ phận trên, lại liệt kê những điều cương yếu của hai bộ phận trên, và phân loại, trích yếu những sự kiện có liên quan đến tạng Luật, tổng cộng có mười chín chương. Kinh Phân Biệt là Kiền độ trong tạng Luật Pàli, tương đương với luật Ngũ phần, luật Tứ Phần và luật Thập Tụng trong Hán dịch, trong đó, tuy có các chi tiết khác nhau, nhưng phần đại cương thì vẫn nhất trí. Còn phần Phụ lục trong tạng Luật Pàli, nếu so với Tì Ni Tăng Nhất trong luật Tứ Phần quyển 55 trở xuống, Tăng Nhất Pháp trong luật Thập Tụng quyển 40 trở đi, Ưu-ba-li vấn pháp v.v... thì hai tổ chức khác nhau rất lớn. Thông thường, các học giả cho rằng, người biên soạn bộ phận Phụ lục, Đế-phạ (Pàli: Dìpa), có thể là một Tỉ-khưu người Tích Lan, và niên đại biên soạn cũng mãi về sau này. Luật Pàli hiện thịnh hành tại các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên; trước nay có rất nhiều sách chú thích, nổi tiếng nhất trong số đó là Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa của Phật Âm. Tạng Luật Pàli hiện nay, ngoài nguyên bản tiếng Pàli ra, còn có các bản dịch bằng tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Đức (bộ phận) và tiếng Ấn Độ, song cho đến nay, vẫn chưa có bản dịch tiếng Tây Tạng và tiếng Hán [X. B. C. Law: A History ofPàli Literature; S. Dutt: Early Buddhist Monachism].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Sống và chết theo quan niệm Phật giáo
Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
Gõ cửa thiền
Dưới cội Bồ-đề
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...