Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: âu dương tiệm »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: âu dương tiệm








KẾT QUẢ TRA TỪ


âu dương tiệm:

(歐陽漸) (1871-1943) Người huyện Nghi hoàng tỉnh Giang tây. Tự là Kính vô, Tiệm ngô. Lúc nhỏ chịu khó học, xem khắp bách gia chư tử. Khi chiến tranh Trung Nhật bùng nổ vào năm Giáp ngọ, nhận thấy cái học tạp nhạp chẳng giúp ích gì cho đất nước, bèn chuyên trị học nghĩa lí, hòng dùng nó để vãn cứu thời tệ. Năm ba mươi tư tuổi đến Nam kinh hầu Dương nhân sơn, được nghe về ý chỉ của pháp giới Hoa nghiêm bèn tin theo Phật giáo, vào tinh xá Kì hoàn, để hết tâm vào kinh luận, dốc sức học Phật. Năm ba mươi sáu tuổi, thân mẫu nhuốm bệnh chết. Tự nói người học Phật khác với các người khác, mỗi lần bị phẫn lại càng phải học. Từng lưu học Nhật bản, sau khi về nước, nhận chức giáo viên của trường Sư phạm tại Lưỡng quảng. Sau lại đến Nam kinh ẨN SỞ TÁC PHÁP theo Dương nhân sơn, khi họ Dương mất, đem cơ sở khắc kinh tại Kim lăng giao phó cho ông. Dân quốc năm đầu (1912), cùng với Lí chứng cương đề xướng lập hội Phật giáo, chủ trương tôn giáo tách rời chính trị, sa thải các tăng lữ tầm thường, rất tiếc là việc làm và ước nguyện trái nhau, chưa thành công được. Ông đối với Phật học, đầu tiên đọc Đại thừa khởi tín, Hoa nghiêm, Lăng nghiêm. Đến bốn mươi tuổi, chuyển sang khảo cứu Pháp tướng duy thức, Du già sư địa, rồi lại từ luận Đại trí độ đến Bát-nhã, Niếtbàn; lâu sau chỉ còn chuyên Pháp tướng Duy thức, bỏ Hoa nghiêm, cho luận Đại thừa khởi tín, kinh Lăng nghiêm đều là kinh sách giả. Đồng thời, hội thông Nho Phật, san hành Trung dung truyện, Khổng học tạp chí, Tứ thư độc v.v... đều phát hiện được cái mà những người trước chưa phát hiện được, giới Phật học tôn là Phật học đại sư. Năm Dân quốc 11, sáng lập tại Nam kinh China nội học viện, giảng Duy thức quyết trạch đàm, những người như Lữ trừng, Thang dụng đồng, Vương ân dương, Hoàng sám hoa, Hùng thập lực v.v... đều đã đến học Âu dương tiệm; các học giả trứ danh như Lương khải siêu, Lương thấu minh, Chương thái viêm, cũng đã từng đến gặp. Nhà thơ và nhà triết học Ấn độ Thái qua nhĩ (Tagore) khi sang thăm Trung quốc, đặc biệt đã đến diện kiến, đàm luận một đêm, kinh ngạc mãi không thôi. Khoảng năm Dân quốc 14, thiết lập Đại học Pháp tướng chuyên khoa, nhưng vì thời cuộc phải bỏ dở. Lại biên soạn Tạng yếu ba tập, Phương tiện học Phật. Trong thời gian kháng chiến, rời Nội học viện đến Giang tân tỉnh Tứ xuyên, vẫn dạy học, khắc kinh không nghỉ. Tháng 2 năm Dân quốc 32, ông mất tại Thục viện vì bệnh viêm phổi, hưởng thọ bảy mươi ba tuổi. Môn nhân thu góp những văn phẩm của ông gồm hơn ba mươi quyển, đóng chung thành một tập gọi là Kính vô nội ngoại học lưu hành ở đời. Sau khi chính phủ Dân quốcdời ra Đài loan, tập ấy chưa thấy lưu thông. Công ty xuất bản Tân văn phong ở Đài loan đã tìm được một bộ phận lớn của sách ấy, xuất bản Âu dương đại sư di tập bốn tập, hơn ba nghìn hạng mục, nổi tiếng thì có: Duy thức quyết trạch đàm, Đối không hữu chư tông điển tịch chi tự luận, Du già sư địa luận tự và China nội học viện viên huấn thích, đều bao hàm trong bốn tập đó. Âu dương tiệm coi trọng Phật giáo tại gia, chê bai Phật giáo xuất gia; Dân quốc năm thứ 7, công bố China nội viện giản chương tổng cương đệ nhất điều, nói: Tông chỉ của Nội viện là xiển dương Phật giáo, đào tạo nhân tài hoằng pháp làm lợi cho đời, chứ không đào tạo những kẻ sĩ xuất gia tự lợi. Thái hư đại sư, người cùng xuất thân từ cửa Dương nhân sơn, bèn soạn Quan ư Chi na nội học viện văn kiện chi trích nghi để bác bỏ, do đó đã mở màn cuộc tranh luận về pháp nghĩa giữa Thái hư và Nội viện; đồng thời, đại sư Thái hư tiếp tục soạn Phật pháp tổng quyết trạch đàm, Kính cư sĩ học thuyết chất nghi (Chất vấn những điểm quái lạ trong học thuyết của cư sĩ Kính), Luận pháp tướng tất tông Duy thức, Tái luận Pháp tướng tất tông Duy thức v.v... để biện luận và chất vấn.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...