Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a








KẾT QUẢ TRA TỪ


a:

(阿) I. A. Chữ (a, âm ngắn) của mẫu tự Tất đàm (chữ cái của tiếng Phạm). Là một trong mười hai nguyên âm của mẫu tự Tất đàm, một trong bốn mươi hai hoặc năm mươi chữ cái. Âm Hán: a, an, át, am, hạt, á, ác. Là chữ A chuyển hóa lần thứ nhất trong năm lần chuyển hóa, bởi thế cũng gọi là chữ A chuyển lần đầu, hoặc chữ A không chuyển (còn nguyên gốc). Từ xưa, việc học tập, nghiên cứu về nghĩa mẫu tự Tất đàm, đã rất phổ biến tại Ấn Độ. Trong Phật giáo, các kinh, luận, sớ thuộc Hiển giáo, Mật giáo cũng đều vận dụng một cách rộng rãi, nhất là Mật giáo, khi nói đến Chân ngôn đà-la-ni (thần chú) thì đặc biệt coi trọng sự giải thích về tự nghĩa Tất đàm. A là chữ đầu tiên trong năm mươi chữ cái Tất đàm, đó là vì người ta khi mở miệng nói thành tiếng thì trong đó đã có tiếng chữ A rồi, nếu bỏ tiếng A thì không có tất cả lời có thể nói. Vì vậy, Mật giáo cho chữ A là mẹ của hết thảy tiếng nói. Các chữ Tất đàm, khi mới chuyển bút viết, phải chấm một dấu ., chấm này gọi là chấm chữ A, dùng để biểu thị A là mẹ của tất cả các chữ. Theo đó, suy rộng nghĩa chữ A, mà bảo hết thảy giáo pháp trong hoặc ngoài Mật giáo đều do chữ A sinh ra. Đại Nhật kinh sớ còn đi xa hơn, cho chữ A là gốc của hết thảy các pháp. Kinh Đại Nhật quyển 2, quyển 6 cũng lần lượt khen là Vua chân ngôn và Tâm của hết thảy chân ngôn. Nếu nói theo nghĩa gốc, thì chữ A hàm ý phủ định không, chẳng, chẳng phải .v.v... như kinh Đại Phương Đẳng Đại tập quyển 10 phẩm Hải hội Bồ-tát, kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn quyển thượng v.v... bảo chữ A nghĩa là: không thường; kinh Đại Bát Niết Bàn (bản Bắc) quyển 8 nêu ra các nghĩa: không phá hoại, không chuyển động. Kinh Đại Bảo Tích quyển 65 phẩm Khẩn-na-la Thụ kí nêu các nghĩa: không làm, không biên giới, không phân biệt, không tự tính, chẳng thể nghĩ bàn, v.v... Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni quyển 9 thì nêu ra bảy nghĩa: Tâm Bồ đề, pháp môn, không hai, pháp giới, pháp tính, tự tại, pháp thân gọi là bảy nghĩa chữ A. Cũng kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni quyển 2 còn nêu rất nhiều nghĩa nữa, như: không lại, không qua, không đi, không đứng, không bản tính, không gốc rễ, không cùng, không hết, v.v...…Lại khi giải thích chữ A trong bốn mươi hai chữ cái, kinh Đại Phẩm Bát Nhã quyển 5 phẩm Quảng Thừa, giải là hết thảy pháp lúc đầu chẳng sinh. Cách giải thích này rất thường thấy trong các kinh luận Đại thừa, Tiểu Thừa, Hiển giáo, Mật giáo, nhất là Mật giáo lại cho nghĩa này là nghĩa căn bản chủ yếu của giáo tướng, sự tướng. Vì thế chữ A vốn không sinh (Phạm: akàraàdyanutpàdah) đã thành là thuật ngữ quen dùng và thấy rải rác trong các kinh điển của Mật giáo. Đại Nhật kinh sớ quyển 7, dựa vào nghĩa cũng không cũng giả cũng trung nói trong luận Trung Quán và nghĩa một tâm ba trí trong luận Đại Trí Độ, rồi theo ba nghĩa có, không, chẳng sinh mà giải thích lý chữ A vốn không sinh. Kinh Đại Nhật quyển 1 phẩm Cụ Duyên và Đại Nhật kinh sớ quyển 14 thì cho chữ A là tâm Bồ đề thanh tịnh lúc đầu vốn chẳng sinh, rồi bảo nếu biết rõ nghĩa chân chính của chữ A, thì cũng có thể biết rõ tâm mình một cách như thực. Bởi vì ý chỉ sâu xa của bộ kinh Đại Nhật là ở chỗ nghiên cứu đến cùng tận cái tướng của tâm Bồ đề. Cho nên, nếu nói một cách đại cương, thì cũng có thể bảo toàn bộ bộ kinh Đại Nhật chỉ nhằm giải thích rõ nghĩa tướng của chữ A. Ngoài ra, mục đích của pháp môn Tự nội chứng (bộ kinh Đại Nhật) do đức Đại Nhật Như Lai tuyên giảng trong Thai tạng giới là nhằm nêu rõ li chữ A vốn chẳng sinh. Cho nên, có thể nói Lý pháp thân của Đại Nhật Như Lai ở Thai tạng giới lấy chữ A này làm chủng tử. Đây chính là cái ý được nói rõ trong Đại Nhật kinh sớ quyển 7 (Đại 39, 651 Hạ): Bởi thế, đức Tì-lô-giá-na chỉ dùng một chữ A này làm chân ngôn. Nhưng, cũng Đại Nhật kinh sớ quyển 7 lại cho chữ A là chủng tử của tâm Bồ đề, bảo những người trì tụng chữ A đều có tâm bồ đề, và nhờ đó mong đạt đến Bồ đề cao tột. Đứng về phương diện chủng tử của chư tôn trong Mật giáo mà nói, thông thường các tôn vị đều có chủng tử và chân ngôn tượng trưng sự dẫn sinh và nhiếp trì trí Phật. Nhưng một bộ phận trong các tôn vị không có chủng tử riêng của mỗi vị mà lấy chữ A thay vào, đây gọi là chủng tử chân ngôn chung. Trong Mạn-đồ-la của Kim Cương giới và Thai Tạng giới, chữ A là chủng tử của Thai Tạng giới. Trong ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân, chữ A là chủng tử của Pháp thân. Trong ba bộ: Phật bộ, Liên Hoa bộ và Kim Cương bộ, chữ A là chủng tử của Phật bộ. Trong thứ tự năm chuyển: Nhân, Hành, Chứng, Nhập, Phương tiện, chữ A là chủng tử của Nhân. Trong sáu nguyên tố Đất, Nước, Lửa, Gió, Không, Thức, chữ A là chủng tử của nguyên tố Đất. Trong các phép quán của Mật giáo, phép quán lấy hình viết, âm đọc và ý nghĩa của chữ A làm đối tượng quán tưởng, thì gọi là pháp quán chữ A, là phép quán trọng yếu nhất của người tu hành chân ngôn. [X. kinh Đại Nhật Q.3, phẩm Tất Địa Xuất Hiện; kinh Thủ Hộ Q.9 phẩm Đà La Ni Công đức; kinh Du Già Kim Cương Đính phẩm Thích Tự Mẫu; luận Đại Trí Độ Q.48, Q.89; Đại Nhật kinh sớ Q.10, Q.12]. (xt. A Tự Ngũ Chuyển, A Tự Bản Bất Sinh, A Tự Quán). II. A. Chữ (à, âm dài) của mẫu tự Tất đàm, một trong mười hai nguyên âm, một trong năm mươi chữ cái tiếng Phạm. Cũng đọc là á. Đây là chữ À chuyển hóa lần thứ hai trong năm lần chuyển hóa, tức là chữ À không có chấm thêm một chấm (gọi là chấm tu hành). Đem năm lần chuyển hóa phối với năm vị Phật, thì chữ À biểu thị Tam-ma-địa của đức Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam, tượng trưng đức tu hành. Cho nên, trong năm lần chuyển hóa, chữ À này thuộc về ngôi tu hành, đây là thuyết Đông Nhân Phát Tâm. Nếu đem phối với bốn phương, thì chữ À biểu thị cửa tu hành ở phương Nam, là nghĩa hết thảy pháp vắng lặng (Phạm: àraịya), bởi thế, nhà Tất đàm phần nhiều gọi chữ À là chữ À vắng lặng. Ngoài ra, chữ À này còn có các nghĩa như: xa lìa ta, lợi mình lợi người, Không tam muội, Thánh giả, ít muốn, biết đủ, trong sạch, răn dạy v.v... [X. kinh Kim Cương Đính phẩm Thích Tự Mẫu; Đại Nhật kinh sớ Q.10, Q.14].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Hoa nhẫn nhục


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...