Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật.
(If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã.
(Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật.
(Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra.
(It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a tự ngũ chuyển
KẾT QUẢ TRA TỪ
a tự ngũ chuyển:
(阿字五轉) Là từ được Mật giáo dùng để biểu thị năm giai vị mà tâm bồ đề, y theo đó lần lượt chuyển lên. Gọi tắt là Ngũ chuyển. Chữ (a) là một trong mười hai nguyên âm của mẫu tự Tất đàm, trong Mật giáo, chiếu theo năm lần chuyển hóa trên âm vận Tất đàm mà phối với năm đức là phát tâm, tu hành, chứng bồ đề, nhập Niết bàn và phương tiện cứu kính (phương tiện), dùng để biểu thị tâm bồ đề của người tu Mật giáo, dần dần theo thứ tự chuyển lên các giai đoạn tu hành cao hơn, gọi là A tự ngũ chuyển. Đại nhật kinh sớ quyển 14 (Đại 39, 722 hạ, 723 trung) nói: A đây có năm thứ: a,à (dài),aô,a#,àh (dài). (...) Một chữ A sinh bốn chữ, tức là tâm bồ đề,À (dài) là hành, Ám là thành bồ đề, Á là đại tịch Niết bàn, Á (dài) là phương tiện. Kinh Đại nhật quyển 1 phẩm Trụ tâm, lấy chữ A làm thể của tâm bồ đề sẵn có và vốn thanh tịnh, đồng thời, dùng nghĩa này phối hợp với sự chuyển hóa của âm đọc chữ A, và đem thứ tự mở tỏ tâm bồ đề của người tu hành Mật giáo chia làm năm giai đoạn. Tức là: 1. A (âm ngắn), biểu thị sự phát tâm bồ đề, gọi là phát tâm. Trong đó lại chia làm hai thứ: a.Bản hữu bồ-đề tâm, nghĩa là trong tâm của hết thảy chúng sinh đều vốn có đủ trí tuệ bản giác mầu nhiệm, xưa nay vốn tự nhiên như thế. b.Tu sinh bồ đề tâm, nghĩa là cái tâm do sức huân tập của bản giác mà trở về gốc cũ. 2.À (âm dài), biểu thị cái diệu hạnh tu trì tam mật lục độ, gọi là tu hành. 3. Am, biểu thị sự tu hành tròn đầy, đạt được quả đức tự chứng, gọi là chứng bồ đề. 4. Á (âm ngắn), biểu thị nhờ quả đức tròn đầy mà chứng nhập lí bất sinh bất diệt, gọi là nhập Niết bàn. 5. Á (âm dài), biểu thị muôn đức đã đầy đủ sự tự chứng và hóa tha, tùy duyên tế độ, đạt đến vị ba bình đẳng, gọi là phương tiện cứu kính. Năm chuyển trên đây, có thể nói, đã bao hàm đại ý của cả bộ kinh Đại nhật, vì đại ý của bộ kinh Đại nhật không ngoài ba tiếng Nhân, Căn, Cứu kính. Trước nay phần nhiều đem ba tiếng phối hợp với năm chuyển, tức phát tâm là Nhân, ba mục giữa là Căn, phương tiện sau cùng là Cứu kính, nghĩa này được nhất trí. Ngoài ra, có nghĩa cho phát tâm là Nhân, tu hành là Căn, còn ba mục kia là tâm vào quả Phật, đây là nghĩa thuộc Phật quả cứu kính, đây cũng còn có thuyết khác. Lại trong ba tiếng, nếu đứng về phương diện ngôi vị phát tâm là Nhân mà nói, thì có hai nghĩa Đông Nhân phát tâm và Trung nhân phát tâm, xưa nay cho thuyết Đông nhân phát tâm là do ngài Thiện vô úy truyền, thuyết Trung nhân phát tâm là do ngài Bất không truyền. Đông nhân phát tâm tức đem đông phương phối với phát tâm ở trên, nam phương phối với tu hành ở trên, tây phương phối với chứng bồ đề ở trên, bắc phương phối với nhập Niết bàn ở trên, trung ương phối với cứu kính ở trên; nói về phương hướng tu hành thì đây là xu hướng từ nhân hướng tới quả, thuộc về thuyết Thủy giác thượng chuyển môn (pháp môn chuyển từ thủy giác lên). Trung nhân phát tâm thì lấy chữ A (âm ngắn) ở chính giữa phối với phát tâm, chữ A (âm dài) ở phương đông phối với tu hành, chữ Am ở phương nam phối với chứng bồ đề, chữ Á (âm ngắn) ở phương tây phối với nhập Niết bàn, chữ Á(âm dài) ở phương bắc phối với phương tiện; đây là xu hướng từ quả tới nhân, thuộc thuyết Bản giác hạ chuyển môn (pháp môn chuyển từ bản giác xuống). Sự sai khác giữa hai thuyết, được đồ biểu như sau: Đông nhân phát tâm - Trung nhân phát tâm (a) Phát tâm - Đông A súc - Trung Đại nhật (à) Tu hành - Nam Bảo sinh - Đông A súc (aô) Bồ đề - Tây Di đà - Nam Bảo sinh (a#) Niết bàn - Bắc Thích ca - Tây Di đà (à#) Phương tiện cứu kính - Trung Đại nhật - Bắc Thích ca (hoặc Bất không thành tựu) Thuyết Đông nhân phát tâm của Thiện vô úy lấy nghĩa Thủy giác tu sinh trong kinh Đại nhật làm căn bản, còn thuyết Trung nhân phát tâm của Bất không thì lấy nghĩa Bản giác bản hữu trong kinh Kim cương đính làm y cứ. Song, căn cơ có đốn (phát tâm liền được), tiệm (tu hành chứng từng phần một) khác nhau, cho nên, trong thuyết của Thiện vô úy cũng có nghĩa Trung nhân, mà thuyết của Bất không cũng chẳng phải chỉ hàm nghĩa hạ chuyển môn, mà lấy sự hiển bày cái ý chỉ phát tâm liền được làm nghĩa chính. [X. kinh Đại nhật Q.1 phẩm Cụ duyên; kinh Đại nhật sớ Q.20; Tú diệu quĩ (Bất không); Bí tạng kí tư bản sao Q.4].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...