Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a dục vương khắc văn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a dục vương khắc văn








KẾT QUẢ TRA TỪ


a dục vương khắc văn:

(阿育王刻文) Cũng gọi A-dục Vương pháp sắc. Chỉ các bài văn răn dạy, mang nội dung Phật pháp, do vua A-dục thuộc triều đại Khổng Tước ở Ấn Độ đời xưa, ra lệnh khắc ở các vách núi và trên các cột đá. Những bài văn này được khắc vào khoảng năm 250 trước Tây lịch. Văn tự dùng để khắc là một thứ tiếng địa phương (thổ âm) gần với tiếng Phạm và tiếng Pāli. Hiện nay người ta đã phát hiện được năm loại: bảy chỗ vách núi lớn, bảy chỗ vách núi nhỏ, mười cột đá, bài minh khắc trong hang đá và trên bản đá. Chỉ trong các pháp sắc khắc trên vách núi nhỏ là có tên vua A-dục, ngoài ra, các loại khác đều dùng tên Vua Thiên Ái Hỉ Kiến (Phạm: Devànaôpiya piyadrazi, Pāli: Devànaôpiya piyadassin). Loại văn khắc pháp sắc này có phạm vi rất rộng, hầu như rải rác khắp Ấn Độ. Cao tăng Pháp Hiển truyện và Đại Đường Tây Vực Kí đã nhiều lần đề cập đến những cột đá này, về sau bị mai một, nên người đời không còn ai biết đến nữa. Mãi đến năm 1356, vua Hồi giáo là Fìroz Shàl mới phát hiện hai cột đá: một ở nơi cách Dehli hơn một trăm sáu mươi cây số và một ở chỗ khác cách Dehli hơn sáu mươi cây số, tất cả được dời về Dehli. Đến cách nay một trăm năm về trước, hai cột đá này được Thượng úy Hoare thuộc công ty Đông Ấn Độ của người Anh chú ý, rồi từ đó các cột khác được lục tục tìm thấy ở Ấn độ, Népal, A-phú-hãn v.v... Sau nhờ Prinsep khổ công nghiên cứu, đến năm 1837 mới xác nhận được đó là văn khắc của vua A-dục. Việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ và lịch sử Phật giáo từ đó tỏa ra nhiều màu sắc mới lạ. Những văn khắc của vua A-dục hoàn toàn ăn khớp với Đại sử, Đảo sử lưu truyền ở Tích Lan, nhờ đó có thể biết được lĩnh vực chính trị và công việc truyền giáo của vua A-dục. Đồng thời, nó phản ánh quan điểm đối với chính trị, đạo đức, Phật giáo và chế độ quản lí hành chính của vua A-dục. Những bài minh khắc trên vách núi lớn đều khắc trên tảng đá to hoặc trên gò đá, trong đó có chỗ khuyết lược, đều có mười bốn chương cáo văn, nhưng cũng có chỗ khắc riêng hai chương để thay thế. Văn tự dùng để khắc là chữ thể xưa Khư-lô-sắt-để (Phạm: Kharowỉhì) hoặc tiếng Phạm cổ (Phạm: Brahmè). Khảo xét phần ghi chép, có thể biết những văn khắc này được khắc vào khoảng từ mười hai đến mười bốn năm sau khi vua A-dục lên ngôi. Nói một cách khái quát, đại ý của những văn khắc này là cấm chỉ sát sinh, xây dựng các bệnh viện, viện dưỡng lão, đào giếng, sửa lại và định chế độ hội nghị, phát thuốc và khuyến khích trồng cây thuốc. Cứ năm năm một lần, vua mở đại hội Vô giá, quan dân đều tham dự, hoằng pháp lợi sinh, bảo đảm sự hưng thịnh của Phật pháp và hạnh phúc yên vui của nhân dân; tôn trọng tự do tín ngưỡng, khéo léo hòa giải sự xích mích giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau; cấm chỉ các nghi lễ giả dối trái đạo đức, phải đề cao những nghi thức hợp với chính pháp, vì phúc lạc ở đời sau, phải thoát ly tội nghiệp đời trước. Cáo văn này bày tỏ niềm hối hận sâu xa của vua A-dục về nỗi bi thảm do cuộc chinh phục nước Yết-lăng-ca mang lại. Chính vì đó mà vua qui y Phật giáo và hết lòng hoằng dương chính pháp, tin rằng chỉ có chinh phục bằng chính pháp là sự chinh phục hơn hết. Nhưng mục đích chủ yếu của vua là truyền bá Phật giáo cho người Hi Lạp. Những cáo văn khắc trên vách núi nhỏ có một chương hoặc hai chương, có giống nhau, khác nhau, nhưng hoàn toàn khác với mười bốn chương nói ở trên. Đại ý các văn khắc là: đối với bên ngoài thì mở rộng khu vực truyền bá đại pháp, đối với bên trong thì phải nêu cao sự hiếu thuận chân thực. Ngoài ra, còn có một chương riêng dạy bảo chư tăng nước Ma-yết-đà phải giữ gìn và tiếp nối đại pháp cho lâu dài. Trong mười cột đá, thì trên sáu cột khắc sáu chương cáo văn giống nhau. Bốn cột còn lại, mỗi cột khắc một chương văn khác nhau, và trên đầu cột của bốn cột đá này có tấm đá tròn hình cái chuông, trên để tượng sư tử, chung quanh riềm chạm trổ hoa sen, gỗng v.v... về chiều cao, cột nhỏ cao chừng tám mét, cột lớn cao tới hơn mười mét. Khảo xét những văn khắc, có thể biết vua A-dục đã làm những văn khắc này vào khoảng hai mươi sáu năm đến hai mươi chín năm sau khi lên ngôi. Nội dung cấm chỉ giết hại, các quan phải lấy nhân từ làm chính để làm cho đạo thưởng phạt không lầm; khuyên dân chúng dùng chính nghĩa để xa lìa nghiệp ác; vua đối đãi với thần dân không phân biệt chủng tộc, giai cấp, tín ngưỡng, mà chỉ nhìn họ bằng đôi mắt thương yêu như một. Còn những chương văn khác thì khắc ghi nhân duyên Vương phi bố thí rừng cây v.v... hoặc ghi việc vua tham bái các Phật tích và dựng cột đá. Những văn khắc trong hang đá, đều ghi sự tích bố thí hang động. Ở gò Phạ-lạp-phạ-nhĩ (Baràbar), cách Bồ-đề-già-da (Phạm: Buddha-gaya) hơn hai mươi cây số về mạn Bắc, có bốn hang đá, trong đó, ba hang có văn khắc ghi chép việc bố thí hang động. Bản đá mới tìm thấy gần đây vốn là đá vách của một nhà nông ở gần Orissa. Trong các loại văn khắc trên đây, đặc biệt đáng chú ý là điều 13 trong văn khắc trên vách núi, nội dung nói về việc vua A-dục giao thiệp với nước ngoài. Nhân vật xuất hiện trong văn là ông vua Hi Lạp vào khoảng năm 260 đến 258 trước Tây lịch, nhờ đó có thể suy đoán mà biết niên đại vua A-dục ra đời và khu vực truyền bá Phật giáo. [X. Ấn Độ Tông Giáo Sử Khảo; Phật Điển Kết tập; A-dục Vương Sự Tích; É. Senart: Inscriptions de Piyadasi; E. Hultsch: Corpus Inscriptionum Indicarum; V. A. Smith: Asoka].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phù trợ người lâm chung


Sống đẹp giữa dòng đời


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.74.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...