Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a dục vương »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a dục vương








KẾT QUẢ TRA TỪ


a dục vương:

(阿育王) Phạm: Azoka, Pāli: Asoka. Cũng gọi A-du-ca, A-du-già, A-thứ-già, A-thú-khả, A-thúc. Dịch ý: Vô Ưu Vương (vua không lo). Còn có tên Thiên Ái Hỉ Kiến Vương (Phạm: Devànaôpriya priyadrasì, trời thương yêu thấy thì mừng). Là vua đời thứ ba của triều đại Khổng Tước nước Ma-yết-đà Trung Ấn Độ. Vua ra đời khoảng thế kỉ thứ III trước Tây lịch, thống nhất Ấn Độ, là nhà bảo hộ Phật giáo mạnh mẽ nhất. Ông nội vua là đại vương Chiên-đà-la-cấp-đa (Phạm: Candragupta), người sáng lập triều đại Khổng Tước; thân phụ là vua Tân-đầu-sa-la (Phạm:Bindusàra), thân mẫu là A-dục-vi-đạt-na (Phạm:Azokàvadàna) con gái của một nhà Bà-la- môn ở thành Thiệm-ba. Lúc còn nhỏ, A-dục rất cuồng bạo, không được vua cha yêu mến. Gặp khi nước Đức-xoa-thi-la (Phạm:Takwazìla) làm phản, vua cha sai ông đi dẹp loạn, cốt ý cho chết ngoài chiến trận. Nhưng không ngờ A-dục lại đánh tan quân phản loạn và quyền uy lừng lẫy. Sau khi vua cha mất, ông giết hết anh em rồi lên làm vua. Có chỗ nói, A-dục giết chết chín mươi chín người anh em; sau khi lên ngôi vẫn rất bạo ác, tàn sát đại thần, phụ nữ, làm thêm nhà ngục, giết hại trăm họ vô tội, bởi thế gọi là Chiên-đà A-dục vương (Phạm: Caịđàzoka - vua A-dục bạo ác). Ấn Độ Phật giáo sử của Đa-la-na-tha gọi ông là Ái dục A-dục (Phạm: Kàmàzokavua A dục tham muốn). Nhưng trong các chương 4, 5, 6 của Pháp sắc khắc trên vách núi lớn, chương 7 trong Pháp sắc khắc trên cột đá và Pháp sắc của Hoàng hậu v.v... đều chép rằng, trong thời gian vua A- dục cai trị, vẫn còn có anh em chị em. Bởi thế, truyền thuyết cho vua A- dục đã giết hết anh em có thể đã do đời sau nói phóng đại. Vua lấy thành Hoa Thị làm thủ đô, phạm vi cai trị bao quát toàn bộ Bắc Ấn Độ, một nửa Đại hạ, phía nam đến Án-đạt-la, phía đông đến bờ biển, ngang dọc vài nghìn dặm. Vua lại thi hành chính sách hợp lòng dân, yêu chuộng chân lí, giàu tinh thần bác ái, thực là từ khi Ấn Độ có lịch sử, vua A-dục là nhà thống trị có thành tích lớn lao mà trước ông chưa ai có được. Về năm tháng và nhân duyên vua qui y Phật, có nhiều thuyết khác nhau. Truyện A-dục vương quyển 1 nói, nhân thấy đạo hạnh của Tỉ-khưu Hải (Phạm: Samudra) mà vua qui y Phật. Chương 6 trong Đảo Sử và Thiện Kiến luật Tì-bà-sa quyển 1 thì nói, do sự cảm hóa của ngài Ni-cù-đà (Pāli: Nigrodha) mà vua qui y Phật. Chương 6 trong Ấn Độ Phật Giáo Sử của Da-la-na-tha bảo, do sự tích kì lạ của vị đệ tử của A-la-hán Da-xá (Phạm:Yaza) mà vua qui y Phật. Theo Pháp sắc khắc trên vách núi nhỏ ghi, sau khi qui y Phật, hơn hai năm rưỡi, tuy đã là Ưu-bà-tắc, nhưng vua chưa dốc lòng tin Phật, sau hơn một năm, vua mới gần gũi chư tăng và nhiệt tâm tu đạo. Khảo sát chung những đoạn ghi chép trên đây với câu Quán đính lên ngôi hơn mười năm thì đến với tâm Bồ-đề trong chương 8 của Pháp sắc khắc trên vách núi lớn, thì biết vua đã trở thành Ưu-bà-tắc vào khoảng năm thứ bảy kể từ sau khi lên ngôi. Nhưng chương 6 trong Đảo sử thì chép, sau khi lên ngôi được ba năm thì vua qui y Phật. Lại theo chương 13 trong Pháp sắc khắc trên vách núi lớn chép, sau khi lên ngôi được tám năm, thì vua chinh phục Yết-lăng-già (Phạm: Kalinga), thấy cảnh giết chóc thảm thương, vua rất xúc động, do vậy mà niềm tin Phật giáo lại càng kiên cố. Từ đó, vua quyết không dùng sức mạnh quân sự để mưu tìm con đường thống nhất nữa, và, với niềm tin sự thắng lợi nhờ chính pháp mà đạt được là sự thắng lợi trên hết (chương 13 trong Pháp sắc khắc trên vách núi lớn), vua dốc sức vào việc truyền bá Phật pháp. Do đó, phần nửa đời sau của vua được gọi là Đạt-ma A-dục vương (Phạm: Dharmàzoka- vua A-dục chính pháp). Theo truyền thuyết, vua cho xây dựng tám vạn bốn nghìn ngôi chùa và tám vạn bốn nghìn tháp Phật khắp trong nước. Việc này đều được ghi chép trong chương 6 của Đảo sử, trong Thiện Kiến Luật Tì-bà-sa quyển 1, trong kinh Tạp A-hàm quyển 23, trong truyện A-dục Vương quyển 1, v.v... Nhưng trong các Pháp sắc của vua thì không thấy ghi việc này. Lại Thiện Kiến Luật Tì-bà- sa quyển 2 cho biết, vua lên ngôi được mười bảy năm thì mở đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba ở thành Hoa Thị, thỉnh ngài Mục-kiền-liên Tử-đế-tu (Pāli: Moggaliputta-tissa) làm Thượng tọa, có một nghìn vị Trưởng lão tham dự, qua chín tháng mới hoàn thành. Kế đó, vua phái các vị có tên sau đây đi các nơi để truyền đạo: - Mạt-xiển-đề (Pāli: Majjhantika) đến nước Kế Tân (Pāli: Kasmìra) và nước Kiện-đà-la (Pāli: Gandhàra). -Ma-ha-đề-bà (Pāli: Mahàdeva) đến nước Ma-hê-sa Mạn-đà-la (Pāli: Mahisakamaịđala). - Lặc-khí-đa (Pāli: Rakkhita) đến nước Bà-na-bà-tư (Pāli:Vanavàsi). - Đàm Vô Đức (Pāli: Yonaka-dham marakkhita) đến nước A-ba-lan-đa-ca (Pāli:Aparantaka). – Ma-ha Đàm Vô Đức (Pāli: Mahàdham marakkhita) đến nước Ma-ha-lặc-đà (Pāli: Mahàraỉỉha). - Ma ha-lặc-khí-đa (Pāli: Mahàrakkhita) đến nước Du-na thế-giới (Pāli: Yonaka-loka). - Mạt-thị-ma (Pāli: Majjhima) đến nước Tuyết sơn biên (Pāli: Himavantapadesa). – Tu-na-ca (Pāli: Sonaka) và Uất-đa-la (Pāli: Uttara) đến nước Kim Địa (Pāli: Suvaịịabhùmi). – Ma-hi-đà (Pāli: Mahinda), Uất-đế-dạ (Pāli: Uttiya), Tham-bà-lâu (Pāli: Sambala) và Bạt- đà (Pāli: Bhaddasàla) đến nước Sư Tử (Pāli: Tambapaịịidìpa). Lại chương 7 trong Đảo sử có chép, Ca-tha-bạt-thâu (Pāli: Kathàvatthu) trong tạng luận Pāli đã được kết tập vào thời bấy giờ. Nhưng trong các Pháp sắc của vua không thấy ghi chép việc này. Tuy nhiên, các chương 3, 5 và 13 trong Pháp sắc khắc trên vách núi lớn có ghi: mỗi năm năm, vua mở hội nghị các quan lại thuộc ngành Tư pháp và Thuế vụ để răn dạy về pháp, thụ lập pháp và đặt thêm các Đại pháp quan (Pāli: dhamma-mahàmàta). Khu vực truyền bá chính pháp xa đến Tự-lợi-á (Syria), Ai Cập, Mã Kì Đốn (Macedonia), Tắc-lợi-ni (Cyrene) v.v... Còn về truyền thuyết kết tập lần thứ ba, thì truyện A-dục vương do phương Bắc truyền hoàn toàn không đề cập gì đến. Luận Đại Trí Độ quyển 2 tuy có nói (Đại 25,70 Thượng): Vua A-du-ca mở đại hội Ban-xà-vu-sắt, các vị đại luận sư nghị luận khác nhau, vì thế có tên là Biệt bộ. Tuy vậy, đây cũng không thể cho là ý kết tập. Do đó, có thể nói, truyền thuyết về cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba này, sự thật thế nào chưa được rõ. Về những kinh điển được lưu truyền đương thời vua A-dục, thì trong Pháp sắc khắc trên vách núi nhỏ ở Gia- nhĩ-các-đạt Bái-la-đặc (Calcutta-Bairàt) có ghi bảy thứ: 1. Tì-nại-da tối thắng pháp thuyết (Phạm: Vinaya-samukase). 2. Thánh Chủng kinh (Phạm:Aliya-vasàịì). 3. Đương Lai Bố Uý kinh (Phạm: Anàgata-bhyàni). 4. Mâu-ni kệ (Phạm: Muni-gàthà). 5. Tịch Mặc Hành kinh (Phạm: Moneya-sùte). 6. Ưu-ba-đế Sa-môn kinh (Phạm: Upatisa-pasine). 7. Thuyết La Hầu La kinh (Phạm: Làghulovada). Mấy thứ kinh trên đây, tương đương với: - Đại phẩm trong tạng Luật, - Tăng Chi bộ kinh, - Kinh Tập, một bộ phận trong Trung Bộ kinh thuộc Đại tạng Pāli. Lại Thiện Kiến luật Tì-bà-sa quyển 2 thì nêu ra các kinh mà những vị sư truyền đạo do vua A-dục phái đi đã giảng nói tại các nơi gồm có tám thứ sau đây: 1. Kinh Độc Thí Dụ (Pāli: Asivisopama-suttanta) 2. Kinh Thiên Sứ (Pāli: Devadùtasutta) 3. Kinh Vô Thủy (Pāli: Anamataggapariyàya-kathà) 4. Kinh Hỏa Tụ Thí (Pāli: Aggikkhandho-pama-suttantakathà) 5. Kinh Ma Ha Na La Đà Ca Diếp Bản Sinh (Pāli: Mahànàradakassapa-jàtaka) 6. Kinh Ca-la-la-ma (Pāli: Kàlakàràmasuttanta) 7. Kinh Sơ Chuyển Pháp Luân (Pāli: Dhammacakkapavattana-suttanta) 8. Kinh Phạm Võng (Pāli: Brahmajàlasuttanta) Chương 8 trong Đảo sử cũng nêu các kinh mà các nhà truyền đạo đã thuyết giảng, gồm có năm bộ: 1. Anamataggiya 2. Aggikkhandhopama-suttakathà 3.Nàradakassapa-jàtakakathà 4. Kàlakaràma-suttantakathà 5. Dhammacakkappavattana. Tất cả các kinh nêu trên, có thể nói, đều là những kinh điển được lưu truyền ờ đương thời vua A-dục. Còn theo các chương 1 đến 4 và 11 trong Pháp sắc khắc trên vách núi lớn, các chương 5, 7 trong Pháp sắc khắc trên cột đá ghi chép, thì sau khi lên ngôi, vua đã ban hành hai mươi sáu lần đặc xá. Ngoài ra, vua còn cấm sát sinh, làm việc bố thí, trồng cây hai bên đường, đào giếng v.v... Lại trên cột đá hiện còn ở trong vườn Lâm-tì-ni - nơi đức Phật đản sinh - có khắc câu: Sau khi quán đính lên ngôi được hai mươi năm thì đến nơi này. Pháp sắc khắc trên cột đá ở Ni-cát-lợi-ngõa (Pāli: Nigliva), có chép việc vua tham bái tháp Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Pāli: Konàgamana) và sửa chữa tháp này. Cuối đời, vua A-dục có vẻ rất buồn thảm. Theo truyện A Dục Vương quyển 3 chép, thì Vương hậu Đế-sa-la- xoa (Phạm:Tassàrakkhà) muốn tư thông với Vương tử Câu-na-la (Phạm: Kunàla), nhưng bị cự tuyệt, do đó, bà ta sai người móc mắt Vương tử. Vua nổi giận đốt sống Đế-sa-la-xoa, rồi đem tất cả của báu cúng dường hết, đến nỗi không còn một vật gì để cúng. Cuối cùng, vua lấy một nửa quả Am-ma-la (Phạm: àmalaka) cúng dường chùa Kê Tước (Phạm: Kurkuỉa). Về niên đại vua ra đời, xưa nay có nhiều thuyết khác nhau. Chương 13 trong Pháp sắc khắc trên vách núi lớn nói: Các vua của năm Vương quốc thuộc Hi Lạp ở ngôi cùng số năm là 261 trước Tây lịch, hoặc khoảng 14 hay 15 năm, từ năm 272 đến năm 258 trước Tây lịch. Như vậy, ta có thể suy đoán là vua lên ngôi vào khoảng năm 270 trước Tây lịch. Về số năm từ khi đức Phật nhập diệt đến khi vua A-dục ra đời, thì kinh Tạp A-hàm Bắc truyền quyển 23, kinh Hiền Ngu quyển 3 phẩm A-du-ca Thí Thổ, kinh Tăng Già La Sát Sở Tập quyển Hạ, kinh Tạp Thí Dụ quyển Thượng, Đại Trang Nghiêm kinh luận quyển 10 và luận Đại Trí Độ quyển 2 v.v... ghi là vua ra đời sau đức Phật nhập diệt một trăm năm; luận Dị Bộ Tông Luân thì chép sau Phật nhập diệt hơn một trăm năm; luận Thập Bát bộ và luận Bộ Chấp Dị, thì bảo một trăm mười sáu năm. Lại chương 6 trong Đảo sử và Thiện Kiến luật Tì-bà-sa quyển 2 chép, sau đức Phật nhập diệt hai trăm mười tám năm thì vua lên ngôi, còn đức Phật nhập diệt khoảng một trăm năm thì có vua Ca-la A-dục (Phạm: Kàlàzoka) đang ở ngôi. Vu Điền Huyền Kí (Li#i-yulluị-bstan-pa) văn Tây Tạng chép, sau đức Phật nhập diệt hai trăm ba mươi tư năm có vua Đạt-ma A-dục. Còn chương 5 trong Đảo sử thì cho biết, thời gian vua A-dục cai trị là ba mươi bảy năm. [X. Đại Trang Nghiêm kinh luận Q.3, Q.4, Q.10; Soạn tập Bách Duyên kinh Q.10; A Dục Vương truyện; A Dục Vương kinh; A Dục Vương Tức Hoại Mục Nhân Duyên kinh; Phó pháp Tạng Nhân Duyên truyện Q.3; Đại Đường Tây Vực Kí Q.8, A Dục Vương Sự Tích; Ấn Độ Tông Giáo Sử khảo; Ấn Độ Triết Học Nghiên Cứu Q.2, Q.4].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Kinh Kim Cang


Kinh Phổ Môn


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.64.132 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...