Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a đề sa »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a đề sa








KẾT QUẢ TRA TỪ


a đề sa:

(阿提沙) (982-1054?) Phạm: Atiza, tên Tây tạng: Phul-byu. Cũng gọi A-để-giáp, A-để-sa, A-hông-sa. Tổ khai sáng phái Ca đương (Phạm: Bka#- gdam-pa) của Phật giáo Tây Tạng, người nước Tát Hạ (Zahora) Đông Ấn Độ, con thứ của vua Thiện Tường (Tạng:Dge-a#i-dpa), vốn tên là Nguyệt Tạng. Hai mươi chín tuổi, ngài theo Luật sư Giới Hộ (Phạm: Zìlarakwita) xuất gia. Sau khi xuất gia, ngài học rộng các kinh điển của Đại chúng bộ, Thượng tọa bộ, Chính lượng bộ, Nhất thiết hữu bộ và Mật giáo. Pháp danh ngài là Cát Tường Nhiên Đăng Trí (Phạm: Dìpakarazrìjĩàna, cũng gọi Nhiên Đăng Cát Tường Trí). Ngài từng tham học các đại sư Mạt-để-nhã-na-bồ-đề (Phạm:Matijĩàna bodhi), Trí Tường Hữu, Pháp Hộ (Phạm: Dhar-marakwita), A-phạ-đô-để-ba (Phạm: Avadhùtipa), Bảo sinh tịch tĩnh (Phạm: Ratnakaràsantipa), Tiểu-cô-tát-lê, Nhật-tỉ-khô-cử (Tạng: Rigs-pa#i khu-byug). Sau, ngài đến chùa Siêu Giới (Phạm: Vikramazìla) ở nước Ma-yết-đà giảng dạy về Đại-tất-địa và các học thuyết Đại thừa. Năm 1083 Tây lịch, nhận lời mời của vua Tây Tạng là A-lí-trí quang và Bồ-đề quang, ngài rời Ma-yết-đà đi Tây Tạng. Bấy giờ, tín đồ Phật giáo Tây Tạng đều tu theo tà pháp, không trọng đức hạnh, ngài bèn soạn sách, lập thuyết nhằm khôi phục nền Phật giáo Ấn Độ chân chính, chấn hưng giới luật, thống nhất Phật giáo Tây Tạng, sáng lập phái Ca Đương, đi giáo hóa khắp xứ Tây Tạng, cứu vãn phong tục đồi trụy, đặt ra phép tắc mới, bộ mặt Phật giáo Tây Tạng nhờ đó thay đổi hoàn toàn. Trong thời gian ấy ngài phiên dịch kinh điển và soạn thuật, hình thành cuộc phục hưng Phật giáo Tây Tạng trước kia chưa từng có. Về sau, ngài nhập tịch ở chùa Nhiếp Đường (Phạm: Sĩi-tha) phía Tây nam Lạp-tát (Lhasa), thọ 73 tuổi. Những kinh điển do ngài dịch gồm có: luận Nhị Vạn Quang Minh, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, luận Phân Biệt Nhiên, Thừa Bảo Tính Luận Thích. Ngài soạn thuật hơn ba mươi bộ, như: luận Bồ Đề Đạo Đăng, kinh Thập Bất Thiện Nghiệp Đạo, Hành Tập Đăng, luận Nhập Nhị Đế, Trung Quán Giáo Thụ, Vô Cấu Bảo Thư Hàn...tất cả hơn 30 bộ. Trong số này, luận Bồ Đề Đạo Đăng là trọng yếu hơn cả. Tác phẩm này đã được sư Pháp Tôn dịch ra Hán văn và xuất bản vào năm 1978. Về phương diện tu hành, Ngài cực lực đề xướng gồm tu giữ giới, Thiền định và quán pháp. Ngài còn lập giáo phán Tam sĩ giáo (Tạng: skyed-bus gum-gyi lamgyi rim-pa), chủ trương tu tập theo thứ tự phù hợp với ba căn thượng, trung, hạ. Ngoài ra, ngài đặc biệt tôn sùng tín ngưỡng hóa thân Văn Thù. Trong việc dạy học, truyền đạo, vì ngài đặc biệt coi trọngnghiệp quả, nên người đời còn tôn xưng ngài là Nghiệp quả luận sư. Ngài suốt đời giáo hóa, đệ tử học pháp rất đông, những người nổi tiếng hơn cả thì có: Khố Đốn (Tạng:Khu-ses-rab brtsonhgrub), Nặc Khố (Tạng: Rnog bloldanses-rab), Lạc Mẫu Đông (Tạng: Hbrom-ston) v.v... Trong tư tưởng Phật giáo, ngài một mực phản đối việc trước nay lấy luận Trung Quán của Bồ-tát Long Thụ làm trào lưu chủ yếu của tư tưởng đương thời, mà cổ xúy tư tưởng Du Già của Bồ-tát Di Lặc. Giáo nghĩa của Phật giáo Tây Tạng vốn rất đơn điệu, sau khi được tư tưởng mới này khích thích, thì ngoài phái Ca Đương đã sẵn có, còn chia ra phái Tát-ca (Tạng: Saskya-pa) và phái Ca- nhĩ-cư (Tạng: Bka#- bagyud-pa). Trong các đệ tử, sư Lạc Mẫu Đông kế thừa thuyết của ngài, mở rộng giáo thuyết của phái Ca Đương, có ảnh hưởng rất lớn đối với các phái Phật giáo Tây Tạng phát triển sau này. Ngài Tông Khách Ba khai sáng phái Ngạch Nhĩ Đức (Tạng: Dge-lugs-pa) lấy giáo nghĩa do ngài A-đề-sa đề xướng làm trung tâm, vì thế nên phái Ngạch Nhĩ Đức còn được gọi là phái Ca Đương mới. [X. Đa-la-na-tha Ấn Độ Phật giáo sử; Lạt-ma giáo sử lược (Trần Thiên Âu); Biên Cương Chính Giáo Chi Nghiên Cứu (Hoàng Phấn Sinh); Tây Tạng Phật giáo sử (Thánh Nghiêm); Tây Tạng Phật Giáo Đích Ca Đương Phái (Hiện Đại Phật Giáo Học Thuật Tùng San 75); Tây Tạng Phật Giáo (Trúc Tùng Đơn Truyện)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Về mái chùa xưa


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.76.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...