Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc.
(Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng.
(The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ.
(There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a la hán
KẾT QUẢ TRA TỪ
a la hán:
(阿羅漢) Phạm: Arhat, Pāli: Arahant. Là một trong bốn quả Thanh văn, một trong mười hiệu của Như Lai. Còn gọi là A-lư-hán , A-la-ha, A-ra-ha, A- lê-ha, Át-ra-hạt-đế, gọi tắt là La-hán, Ra-ha. Dịch ý lá Ứng, Ứng cúng, Ứng chân, Sát tặc, Bất sinh, Vô sinh, Vô học, Chân nhân. Chỉ bậc Thánh đã dứt hết hai hoặc Kiến, Tư trong ba cõi, chứng được tận trí, xứng đáng nhận lãnh sự cúng dường của người đời. Quả này chung cả Đại thừa và Tiểu thừa, song thông thường đều giải thích theo nghĩa hẹp, mà chuyên chỉ quả vị cao nhất chứng được trong Phật giáo Tiểu thừa. Nếu nói theo nghĩa rộng, thì chỉ riêng cho quả tối cao trong cả Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa. Cứ theo luận Thành Duy Thức quyển 3 chép, thì A-la-hán là quả vị vô học thông cả ba thừa, cho nên là tên gọi khác của đức Phật, cũng tức là một trong mười hiệu của Như Lai. Còn cứ theo luận Câu Xá quyển 24, thì A-la-hán là một trong bốn quả Thanh văn (Tứ sa-môn quả), là quả cao nhất của Tiểu thừa. Có thể được chia làm hai loại:1. A la hán hướng, chỉ những người vẫn còn ở giai đoạn tu hành mà xu hướng tới quả vị A la hán. 2. A la hán quả, chỉ các bậc Thánh đã đoạn trừ hết thảy mọi phiền não, được tận trí và nhận lãnh sự cúng dường của người đời. Những người đã chứng được quả vị này, thì bốn trí dung thông vô ngại và không còn pháp nào phải học nữa, vì thế gọi là Vô học, Vô học quả, Vô học vị; nếu lại hoàn thành tám Thánh đạo từ vô học chính kiến đến vô học chính định, và mười pháp vô lậu vô học giải thoát, vô học chính trí v.v.. thì gọi là Thập vô học chi. (Mười chi vô học). Về nghĩa của từ A la hán, cứ theo luận Đại trí độ quyển 3, Đại thừa nghĩa chương quyển 37 phần đầu, Phiên dịch danh nghĩa tập quyển 1, quyển 2, nêu ra ba nghĩa là sát tặc (giết giặc), bất sinh, ứng cúng, gọi là ba nghĩa A la hán, từ xưa đến nay, thuyết này thường thấy nhất. Tức là: 1. Sát tặc (giết giặc): giặc, chỉ các hoặc Kiến và Tư. A la hán có khả năng đoạn trừ các hoặc Kiến, Tư trong ba cõi; cho nên gọi là giết giặc. 2. Bất sinh, tức vô sinh. A la hán chứng vào Niết bàn, không còn chịu sinh lại trong ba cõi nữa, cho nên gọi là bất sinh. 3. Ứng cúng, A la hán đã được lậu tận, dứt trừ tất cả phiền não, xứng đáng lãnh nhận sự cúng dường của người và trời, cho nên gọi là Ứng cúng. Phạmarhan là chủ từ số ít của chữ Phạmarhat (A la hán), dịch ý là nhận sự cúng dường, nhận sự tôn kính, vì thế, trong ba nghĩa kể trên, nghĩa ứng cúng tương đối thích hợp hơn cả. Ngoài ra, trong Đại thừa nghĩa chương quyển 20 phần cuối, ngài Tuệ viễn dùng bốn nghĩa ứng hóa hết thảy chúng sinh, dứt hết các hoặc, để giải thích A la hán. Lại Thiện kiến luật tì bà sa quyển 4 thì nêu ra giải nghĩa về năm loại A la hán, như bẻ nát nan hoa bánh xe ba cõi, xa lìa tất cả nghiệp ác, không che giấu v.v... Lại nói về chủng loại A la hán, thì A la hán trong bốn quả Thanh văn, tùy sự khác nhau về căn tính bén nhạy hay chậm lụt, mà có thể chia làm sáu loại. Cứ theo luận Tạp a tì đàm tâm quyển 5, luận Câu xá quyển 25, thì đó là: 1.Thoái pháp A la hán, cũng gọi Thoái tướng A la hán, chỉ những người mới chỉ gặp một chút ác duyên đã dễ dàng đánh mất quả vị đã chứng được. 2. Tư pháp A la hán, cũng gọi Tử tướng A la hán, chỉ những người vì lo sợ sẽ mất quả vị mà nghĩ đến việc tự sát. 3. Hộ pháp A la hán, cũng gọi Thủ tướng A la hán, chỉ những người có khả năng giữ gìn mà không để mất quả vị. 4. An trụ pháp A la hán, cũng gọi là Trụ tướng A la hán, chỉ những người không lui cũng không tiến, mà ở yên nơi quả vị. 5. Kham đạt pháp A la hán, cũng gọi là Khả tiến tướng A la hán, chỉ những người có khả năng tiến tới nhanh chóng mà đạt đến pháp bất động. 6. Bất động pháp A la hán, cũng gọi là Bất hoại tướng A la hán, chỉ những người vĩnh viễn không đánh mất pháp đã chứng được. Trong sáu loại A la hán được tường thuật ở trên, năm loại trước là những người độn căn, cho nên được Thời giải thoát hoặc Thời ái tâm giải thoát, còn loại sau cùng là thuộc những người lợi căn, cho nên được Bất thời giải thoát hoặc Bất động tâm giải thoát. Nói cách rõ ràng hơn, nếu gặp được nhân duyên tốt mà vào định giải thoát thì gọi làThời giải thoát, còn bất cứ lúc nào cũng có thể vào định, mà không cần phải đợi chờ một nhân duyên đặc biệt nào mới được giải thoát, thì gọi làBất thời giải thoát. Lại những người tự mình khéo giữ gìn quả A la hán đã chứng được và giải thoát mọi phiền não, thì gọi làThời ái tâm giải thoát, còn những người đã giải thoát rồi không bị phiền não quấy rối trở lại, làm mất quả vị, thì gọi là bất động tâm giải thoát. Ngoài ra, Bất động pháp A la hán, vì sự hình thành lợi căn, nên lại chia làm hai loại, đó là: 1. Những người bẩm sinh là bất động chủng tính, gọi là Bất thoái pháp A la hán, Bất thoái tướng A la hán. 2. Những người nhờ tu hành tinh tiến mà đạt đến pháp bất động, gọi là Bất động pháp A la hán. Hai loại này cộng với năm loại thuật ở trên thành là bảy loại A la hán. Nếu lại thêm Duyên giác và Phật nữa, thì gọi chung là chín loại A la hán, hoặc gọi là chín Vô học. Lại nữa, kinh Trung A hàm quyển 30, luận Thành thật quyển 1, đem Tuệ giải thoát, Câu giải thoát thay cho Duyên giác và Phật mà thành chín Vô học. Trong đó, A la hán dùng sức trí tuệ để giải thoát phiền não, thì gọi là Tuệ giải thoát A la hán. Nếu A la hán đã được định Diệt tận, mà cả hai phương diện tâm và tuệ đều được giải thoát, thì gọi là Câu giải thoát A la hán. Hai loại này, nếu lại thêm Vô nghi giải thoát A la hán (những người trong Câu giải thoát thông suốt tất cả văn nghĩa mà được bốn vô ngại giải), thì thành là ba loại A la hán. [X. kinh Phật bản hạnh tập Q.34, Q.42; kinh Niết bàn (bản Bắc) Q.18; kinh Di lặc thượng sinh; luận Đại thừa a tì đạt ma tập Q.14; luận Cam lộ vị Q.thượng; luận Đại tì ba sa Q.94; Pháp hoa nghĩa sớ Q.1; Đại nhật kinh sớ Q.1; Phiên phạm ngữ Q.1; Huyền ứng âm nghĩa Q.8]. (xt. Cửu Vô Học, Lục Chủng Tính, Tứ Hướng Tứ Quả).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Học Phật Đúng Pháp
Người chết đi về đâu
Gọi nắng xuân về
Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...