Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a hàm kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a hàm kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


a hàm kinh:

(阿含經) A-hàm, Phạm, Pāli: Àgama. Cũng gọi A-cấp-ma, A-già-ma, A-hàm bộ, A-hàm. Dịch ý là Pháp bản, Tịnh giáo, Qui, Pháp qui, Pháp tạng, Tạng, Giáo pháp, Truyền giáo, Thú vô, Giáo, Truyền, Lai, Tạng. A-hàm, chỉ cho giáo pháp được truyền thừa, hoặc là Thánh điển truyền thừa giáo pháp của đức Phật. Có khi nó cùng nghĩa với Pháp (Phạm: dharma). Gọi A-hàm là kinh A-hàm là do thói quen xưa nay của người Trung Quốc. Ở thời đại Phật giáo Nguyên Thủy, các vị đệ tử Phật và tín đồ, thường dùng thể thơ hoặc những đoạn văn xuôi ngắn gọn, hoặc dùng phương thức truyền miệng lẫn nhau, để ghi nhớ và truyền thừa những giáo pháp đã được nghe đức Phật nói. Nói cách khác, cái căn cứ ghi nhớ của những người truyền thừa ấy, chính là giáo thuyết khái quát của đức Phật. Lại vì các đệ tử Phật tiếp thu không giống nhau, nên mới có những tư tưởng khác nhau. Bởi thế, đến khi giáo đoàn được thành lập, thì giáo thuyết của đức Phật phải được chỉnh lí và thống nhất như thế nào, đã trở thành một việc tất yếu. Kết quả, giáo thuyết của đức Phật dần dần được đầy đủ hoàn bị, rồi cũng dần dần phát triển thành một hình thức văn học nhất định và, cuối cùng, trở thành Thánh điển. Đó là nguyên do từ đâu có kinh A-hàm. Kinh A-hàm được thành lập vào thời nào? Vấn đề này phải lần theo thứ tự của các kì kiết tập kinh điển mà bàn, thì mới rõ được:1. Sau khi đức Phật nhập diệt, vào mùa hạ (an cư) đầu tiên, năm trăm vị A-la-hán họp tập ở hang đá Thất Diệp, phía ngoài thành Vương Xá. Ngài Đại Ca-diếp được suy tôn làm Thượng thủ, cử hành kết tập lần thứ nhất, do ngài A-nan tụng lại Pháp (Kinh), ngài Ưu-ba-li tụng lại Luật. Đây là lần kết tập nổi tiếng trong lịch sử và thường được gọi là Ngũ bách kết tập (nghĩa là lần kết tập có năm trăm vị A-la-hán tham dự). 2. Sau đức Phật nhập diệt khoảng một trăm năm, bảy trăm vị Tỉ-khưu hội họp tại thành Tì-xá-li, ngài Da Xá được bầu làm Thượng thủ, cử hành kết tập lần thứ hai. Lần kết tập này chủ yếu là tụng lại tạng Luật. Đây cũng là lần kết tập trứ danh và thường được gọi là Thất bách kết tập (cuộc kết tập có bảy trăm vị Tỉ-khưu tham dự). 3. Sau đức Phật nhập diệt khoảng hai trăm ba mươi sáu năm, tức vào thời vua A-dục, ở thành Hoa Thị, dưới sự chủ tọa của ngài Mục-kiền-liên Tử-đế-tu, cuộc kết tập lần thứ ba đã được tổ chức và, đến đây, ba tạng giáo pháp mới được hoàn thành. 4. Sau Phật nhập diệt bốn trăm năm, ở nước Ca-thấp-di-la, dưới sự hộ trì của vua Ca- nị-sắc-ca, Hiếp Tôn giả và ngài Thế Hữu được suy tôn làm Thượng thủ, cử hành kết tập lần thứ tư. Lần kết tập này chủ yếu là làm Luận để giải thích ba tạng. Tóm lại, kinh A-hàm được tụng lại trong lúc kết tập lần thứ nhất, từ lần kết tập thứ hai về sau, tức khoảng thế kỉ thứ III trước Tây lịch, là thời kì kinh A-hàm chính thức được thành lập. Về hình thức văn học của kinh A-hàm, thì chia làm hai loại: chín thể tài, mười hai thể tài. Chín thể tài gồm có: Kinh, Trùng tụng, Kí thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng kệ, Như thị ngữ (Bản sự), Bản sinh, Phương quảng, Vị tằng hữu pháp. Mười hai thể tài gồm chín loại trên đây, cộng thêm Nhân duyên, Thí dụ, Luận nghị, thì thành mười hai thể tài. Chín thể tài được thành lập sớm hơn mười hai thể tài, nhưng về bộ loại văn học của Thánh điển Phật giáo, thì lấy mười hai thể tài làm luận cứ nhất định. Sau đức Phật nhập diệt một trăm năm, giáo đoàn thống nhất của Phật giáo nguyên thủy, bị phân hóa thành Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Về sau lại chia nhỏ ra thành hai mươi bộ phái Tiểu thừa và mỗi bộ phái đều có kinh tạng truyền thừa riêng của mình. Theo những tư liệu hiện nay cho thấy, lúc bấy giờ, ít ra cũng còn tồn tại các kinh điển do Thượng tọa bộ phương Nam, Hữu bộ, Hóa Địa bộ, Pháp Tạng bộ, Đại Chúng bộ, Ẩm Quang bộ và Kinh Lượng bộ truyền. Nhưng cho đến ngày nay, chỉ có kinh điển của Thượng tọa bộ phương Nam là được bảo tồn một cách toàn vẹn, gồm có năm bộ, viết bằng tiếng Pāli, đó là: Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ và Tiểu Bộ (tức Khuất-đà-ca A-hàm), đây là năm bộ Nam truyền, cũng gọi là năm A- hàm Nam truyền. Về phương diện Bắc truyền, thì những kinh điển rời rạc lẻ tẻ của các bộ phái được gom lại mà làm thành bốn A-hàm: Trường A- hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm, viết bằng tiếng Phạm, đây là bốn bộ A-hàm Bắc truyền. Trong đó, Trường bộ, Trung bộ của Nam truyền tương đương với Trường A-hàm, Trung A-hàm của Bắc truyền, Tương Ưng bộ tương đương với Tạp A-hàm, Tăng Chi bộ tương đương với Tăng Nhất A-hàm. Ngoài ra, vì năm bộ Nam truyền viết bằng văn Pāli, gần với tiếng nói hằng ngày ở thời đức Phật hơn, nên thông thường người ta cho Nam truyền giàu sắc thái Nguyên thủy hơn Bắc truyền. Và cũng vì thế nên các học giả cận đại, muốn khảo chứng các tư liệu nguyên thủy, phần nhiều thích dùng Thánh điển văn Pāli để đối chiếu nghiên cứu. Về phương diện truyền thống, các học giả Phật giáo Trung Quốc, nhất là các học giả Phật giáo Đại thừa, thường cho kinh A-hàm là kinh điển Tiểu thừa. Bởi vậy, về mặt giáo lí sử, ở Trung Quốc, Nhật bản, các kinh A hàm trước nay vẫn không được coi trọng. Mãi đến thời cận đại các nước châu Âu mới để tâm nghiên cứu, từ năm 1820 dần dần mới coi trọng và xác nhận: Kinh A-hàm không phải chỉ là kinh điển Tiểu thừa, mà còn là kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy. Nội dung của nó bao hàm cả thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp thực tiễn của đức Phật, có nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng. Trong bốn A-hàm Bắc truyền, thì: 1. Kinh Trường A-hàm, gồm 22 quyển, chia làm bốn phần ba mươi kinh. Các kinh trong phần thứ nhất nói về đức Phật, phần thứ hai là kinh điển nói về giáo lí và sự tu hành, phần thứ ba là những lời luận nạn của ngoại đạo, phần thứ tư bàn về sự sinh diệt thành bại của thế giới. 2. Kinh Trung A-hàm gồm 60 quyển, có 222 kinh, đại ý nói rõ bốn đế, mười hai nhân duyên, ví dụ, những lời nói và việc làm của đức Phật và các vị đệ tử. 3. Kinh Tăng nhất A-hàm gồm 51 quyển, là kinh gom góp các loại pháp số. Vì kinh này gom thu các pháp số từ một pháp đến mười một pháp, cho nên gọi là Tăng Nhất (thêm một). 4. Kinh Tạp A-hàm gồm 50 quyển, do góp nhặt các kinh ngắn và lẫn lộn nhiều thứ mà thành, cho nên gọi là Tạp A-hàm. Năm A-hàm Nam truyền và bốn A-hàm Bắc truyền, nội dung chưa hẳn đã hoàn toàn giống nhau, mà đôi khi cũng có chỗ hơi khác nhau. A-hàm Nam truyền có thuyết năm phần, A-hàm Bắc truyền thì có hai thuyết bốn phần và năm phần. Đồ biểu đối chiếu các thuyết như sau: I. Thuyết năm Nikàya * Luật nhất thiết thiện kiến văn Pāli: 1. Dìgha nikàya. 2. Majjhima nikàya. 3. Saôyutta nikàya. 4. Aíguttara nikàya. 5. Khuddaka nikàya. II. Thuyết năm A-hàm. * Thiện Kiến luật Tì-bà-sa quyển 1: 1. Trường A-hàm. 2. Trung A-hàm. 3. Tăng-thuật-đa A-hàm. 4. Ương-quật-đa-la A-hàm. 5. Khuất-đà-ca A-hàm. III. Thuyết bốn A-hàm năm bộ. * Luật Ngũ phần quyển 30, Luật Ma-ha Tăng Kì quyển 32, Luật Tứ phần quyển 54: 1. Trường A-hàm. 2. Trung A-hàm. 3. Tạp A-hàm. 4. Tăng Nhất A-hàm. 5. Tạp tạng. IV. Thuyết năm A-cấp-ma. * Pháp trụ kí: 1. Trường A-cấp-ma. 2. Trung A-cấp-ma. 4. Tương ứng A-cấp-ma. 3. Tăng Nhất A-cấp-ma. 5. Tạp loại A-cấp-ma. V. Thuyết bốn A-hàm. * Hữu Bộ Tì-nại-da Tạp Sự quyển 39: 2. Trường. 3. Trung. 1. Tương . 4. Tăng. * Tăng Nhất A-hàm Tự phẩm: 3. Trường. 2. Trung. 4. Tạp. 1. Tăng. * Du Già Sư Địa Luận quyển 85: 3. Trường. 2. Trung. 1.Tạp. 4. Tăng. * Tuyển tập tam tạng và Tạp tạng truyền: 3. Trường. 2. Trung. 4. Tạp. 1. Tăng. * Kinh Ban-nê-hoàn: 2. Trường. 1. Trung. 4. Tạp. 3. Tăng. Bốn kinh A-hàm Hán dịch cùng một bản tiếng Phạm mà dịch khác, và các kinh Biệt sinh được biểu liệt như sau: I. Bản Hán dịch đề tên là Tạp A-hàm và các bản dịch của các bộ phận khác được trích lục (kinh Biệt sinh). 1. Kinh Tạp A-hàm 50 quyển, Cầu-na-bạt-đà-la đời Lưu Tống dịch. 2. Kinh Biệt Sinh Tạp A-hàm, 16 hay 20 quyển, đời Hậu Tần, mất tên người dịch. 3. Kinh Tạp A-hàm 1 quyển, đời Ngô, mất tên người dịch. 4. Kinh Phật Thuyết Thất Xứ Tam Quán 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 2 và quyển 34), An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 5. Kinh Ngũ Uẩn Giai Không 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 2) Nghĩa Tịnh đời Đường dịch. 6. Kinh Phật Thuyết Thánh Pháp Ấn 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 3) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch.7. Kinh Phật Thuyết Pháp Ấn 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 3) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 8. Kinh Ngũ Ấm Thí Dụ 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 10) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 9. Kinh Phật Thuyết Thủy Mạt Sở Phiêu 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 10) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 10. Kinh Phật Thuyết Bất Tự Thủ Ý 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 11) Chi Khiêm đời Ngô dịch.11. Kinh Phật Thuyết Mãn Nguyện Tử 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 13) đời Đông Tấn, mất tên người dịch. 12. Kinh Phật Thuyết Chuyển Pháp Luân 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 15) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 13. Kinh Tam Chuyển Pháp Luân 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 15) Nghĩa Tịnh đời Đường dịch.14. Kinh Phật Thuyết Tương Ứng Tương Khả 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 16) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 15. Kinh Luân Vương Thất Bảo 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 27) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch.16. Kinh Phật Thuyết Bát Chính Đạo 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 28) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 17. Kinh Nan Đề Thích 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 30) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 18. Kinh Phật Thuyết Mã Hữu Tam Tướng 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 33) Chi Diệu đời Hậu Hán dịch. 19. Kinh Phật Thuyết Mã Hữu Bát Thái Thí Nhân 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 33) Chi Diệu đời Hậu Hán dịch. 20. Kinh Phật Thuyết Giới Đức Hương 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 38) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 21. Kinh Phật Thuyết Giới Hương 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 38) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 22. Kinh Ương Quật Ma 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 38) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 23. Kinh Ương Quật Kế 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 38) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 24. Kinh Ương Quật Ma La 4 quyển (Tạp A-hàm quyển 38) Cầu-na-bạt-đà-la đời Lưu Tống dịch. 25. Kinh Nguyệt Dụ 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 41) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 26. Kinh Phạm Chí Kế Thủy Tịnh 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 44) đời Đông Tấn, mất tên người dịch. 27. Kinh Đại Tam Ma Nhạ 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 44) Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch. 28. Kinh Thụ Tân Tuế 1 quyển (Tạp A- hàm quyển 45) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 29. Kinh Tân Tuế 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 45) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 30. Kinh Giải Hạ 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 45) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 31. Kinh Ba Tư Nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Bộn Thân 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 46) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 32. Kinh Phóng Ngưu 1 quyển (Tạp A-hàm quyển 47) Cưu-ma-la-thập đời Hậu Tần dịch. II. Trung A-hàm * Cùng một bản tiếng Phạm nhưng có hai bản Hán dịch khác nhau: 1. Kinh Trung A-hàm 59 quyển, Đàm-ma-nan-đề đời Phù Tần dịch (đã mất). 2. Kinh Trung A-hàm 60 quyển, Tăng-già-đề-bà đời Đông Tấn dịch (hiện còn). * Biệt Sinh kinh, có sáu mươi sáu: 1. Kinh Phật thuyết thất tri 1 quyển (kinh Thiện pháp) Chi Khiêm đời Ngô dịch. 2. Kinh Phật Thuyết Viên Sinh Thụ 1 quyển (kinh Trú Độ Thụ) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 3. Kinh Phật Thuyết Hàm Thủy Dụ 1 quyển (kinh Thủy Dụ), mất tên người dịch. 4. Kinh Phật Thuyết Tát-bát-đa-tô-li-du-nại-dã 1 quyển (kinh Thất Nhật) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 5. Kinh Phật Thuyết Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ Nhân (kinh Lậu Tận) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 6. Kinh Phật Thuyết Tứ Đế (kinh Phân Biệt Thánh Đế) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 7. Kinh Phật Thuyết Hằng Thủy (kinh Chiêm Ba) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 8. Kinh Pháp Hải 1 quyển (kinh Chiêm Ba) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 9. Kinh Phật Thuyết Hải Bát Đức 1 quyển (kinh Chiêm Ba) Cưu-ma-la-thập đời Hậu Tần dịch. 10. Kinh Phật Thuyết Bản Tướng Y Trí 1 quyển (kinh Bản Tế) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 11. Kinh Phật Thuyết Duyên Bản Trí 1 quyển (kinh Bản Tế), mất tên người dịch. 12. Kinh Phật Thuyết Luân Vương Thất Bảo 1 quyển (kinh Thất Bảo) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 13. Kinh Phật Thuyết Đỉnh Sinh Vương Cố Sự 1 quyển (kinh Tứ Châu) Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương dịch. 14. Kinh Phật Thuyết Văn Đà Kiệt Vương 1 quyển (kinh Tứ Châu) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 15. Kinh Phật thuyết Tần-bà-sa-la Vương 1 quyển (kinh Tần-bà-sa-la Vương Nghinh Phật) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 16. Kinh Phật Thuyết Thiết Thành Nê Lê 1 quyển (kinh Thiên Sứ) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 17. Kinh Phật Thuyết Diêm La Vương Ngũ Thiên Sứ Giả 1 quyển (kinh Thiên Sứ) Tuệ Giản đời Lưu Tống dịch. 18. Kinh Phật Thuyết Cổ Lai Thế Thời 1 quyển (kinh Thuyết Bản), mất tên người dịch.19. Kinh Đại Chính Cú Vương 1 quyển (kinh Bì Tứ) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 20. Kinh Phật Thuyết A Na Luật Bát Niệm 1 quyển (kinh Bát Niệm) Chi Diệu đời Hậu Hán dịch. 21. Kinh Phật Thuyết Li Thụy 1 quyển (kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 22. Kinh Phật Thuyết Thị Pháp Phi Pháp 1 quyển (kinh Chân Nhân) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 23. Kinh Phật Thuyết Cầu Dục 1 quyển (kinh Uế Phẩm) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 24. Kinh Phật Thuyết Thụ Tuế 1 quyển (kinh Tỉ Khưu Thỉnh) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 25. Kinh Phật Thuyết Phạm Chí Kế Thủy Tịnh 1 quyển (kinh Thủy Tịnh Phạm Chí), mất tên người dịch. 26. Kinh Phật Thuyết Đại Sinh Nghĩa 1 quyển (kinh Đại nhân) Thí hộ đời Bắc Tống dịch.27. Kinh Phật Thuyết Khổ Ấm 1 quyển (kinh Khổ Ấm), mất tên người dịch. 28. Kinh Phật Thuyết Khổ Ấm Nhân Sự 1 quyển (kinh Khổ Ấm) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch.29. Kinh Phật Thuyết Thích Ma Nam Bản Tứ tử 1 quyển (kinh Khổ Ấm) Chi Khiêm Đời Ngô dịch. 30. Kinh Phật Thuyết Lạc Tưởng 1 quyển (kinh Tưởng) Trúc Pháp Hộ đời Hậu Hán dịch.31. Kinh Phật Thuyết Lậu Phân Bá 1 quyển (kinh Đạt Phạm Hạnh) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 32. Kinh Phật Thuyết A Nậu Phong 1 quyển (kinh A-nô-ba) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 33. Kinh Phật Thuyết Chư Pháp Bản 1 quyển (kinh Chư Pháp Bản) Chi Khiêm đời Ngô dịch. 34. Kinh Phật Thuyết Cù Đàm Di Kí 1 quyển (kinh Cù Đàm Di) Tuệ Giản đời Lưu Tống dịch. 35. Kinh Phật Thuyết Chiêm Ba Tỉ Khưu 1 quyển (kinh Chiêm Ba) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 36. Kinh Phật Thuyết Phục Dâm 1 quyển (kinh Hành Dục) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 37. Kinh Phật Thuyết Ma Nhiễu Loạn 1 quyển (kinh Hàng Ma), mất tên người dịch. 38. Kinh Tệ Ma Thí Mục Liên 1 quyển (kinh Hàng Ma) Chi Khiêm đời Ngô dịch. 39. Kinh Phật Thuyết Lại Tra Hòa La 1 quyển (kinh Lại Tra Hòa La) Chi Khiêm đời Ngô dịch. 40. Kinh Phật Thuyết Hộ Quốc 1 quyển (kinh Lại Tra Hòa La) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 41. Kinh Phật Thuyết Đế Thích Sở Vấn 1 quyển (kinh Thích Vấn) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 42. Kinh Phật Thuyết Số 1 quyển (kinh Toán Số Mục Kiền Liên) Pháp cự đời Tây Tấn dịch. 43. Kinh Phạm Chí Át Ba La Diên Vấn Chủng Tôn (kinh A-nhiếp-hòa) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 44. Kinh Phật Thuyết Tu Đạt 1 quyển (kinh Tu-đạt-đá) Cầu-na-tì- địa đời Tiêu Tề dịch. 45. Kinh Phật Thuyết Trưởng Giả Thí Bảo 1 quyển (kinh Tu-đạt-đá) Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch. 46. Kinh Phật Thuyết Tam Qui Ngũ Giới Từ Tâm Yếm Li Công Đức 1 quyển (kinh Tu-đạt-đá), mất tên người dịch. 47. Kinh Phật Vị Hoàng Trúc Viên Lão Bà La Môn Thuyết Học 1 quyển (kinh Hoàng Lư Viên), mất tên người dịch. 48. Kinh Phạm Ma Du 1 quyển (kinh Phạm-ma) Chi Khiêm đời Ngô dịch. 49. Kinh Phật Thuyết Tôn Thượng 1 quyển (kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 50. Kinh Phật Thuyết Đâu Điều (kinh Anh Vũ), mất tên người dịch. 51. Kinh Phật Thuyết Anh Vũ 1 quyển (kinh Anh Vũ) Cầu-na-bạt-đà-la đời Lưu Tống dịch. 52. Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt 1 quyển (kinh Anh Vũ) Cù Đàm Pháp Trí đời Tùy dịch. 53. Kinh Phân Biệt Thiện Ác Nghiệp Báo Ứng 2 quyển (kinh Anh Vũ) Thiên Tức Tai đời Bắc Tống dịch. 54. Kinh Phật Thuyết Ý 1 quyển (Tâm kinh) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 55. Kinh Phật Thuyết Ứng Pháp 1 quyển (kinh Thụ Pháp) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 56. Kinh Phật Thuyết Phân Biệt Bố Thí 1 quyển (kinh Cù-đàm-di) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 57. Kinh Phật Thuyết Tức Tránh Nhân Duyên 1 quyển (kinh Chu Na) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 58. Kinh Phật Thuyết Nê Lê 1 quyển (kinh Si Tuệ Địa) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 59. Kinh Phật Thuyết Trai (Phụ Phật Thuyết Trai Kinh Khoa Chú) 1 quyển (kinh Trì Trai) Chi Khiêm đời Ngô dịch. 60. Kinh Phật Thuyết Ưu Bà Di Đọa Xá Ca 1 quyển (kinh Trì Trai), mất tên người dịch. 6 1. Kinh Phật Thuyết Bát Quan Trai 1 quyển ( Kinh Trì Trai) Thư cừ kinh thanh đời Lưu Tống dịch . 62. Kinh Phật thuyết Tì-ma-tuc1quyển (kinh Tì ma na tu) Cầu-na-bạt-đà-la đời Lưu Tống dịch. 63. Kinh Phật Thuyết Bà La Môn Tư Mệnh Chung Ái Niệm Bất Li 1 quyển (Kinh Ái Sinh) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 6 4. Kinh Phật Thuyết Thập Chi Cư Sĩ Bát Thành Nhân 1 quyển (kinh bát thành) A n thế cao đời Hậu Hán dịch . 65 . Kính Phật thuyết tà kiến 1 quyển (Kiến kinh) , mất tên người dịch . 66 . Kinh Phật thuyết tiễn dụ 1 quyển (kinh Tiển dụ) , mất tên người dịch . * Phân loại nội dung kinh Trung A-hàm (Tăng Triệu): gồm 5 tụng 18 phẩm 22 kinh 60 quyển. 1.Tụng đầu... năm phẩm rưỡi... sáu mươi tư kinh... 12 quyển. 2. Tiểu thổ thành tụng... bốn phẩm rưỡi... ba mươi lăm kinh... 16 quyển. 3. Niệm tụng... một phẩm rưỡi... năm mươi hai kinh... 9 quyển. 4. Phân biệt tụng... hai phẩm, hai nửa phẩm... ba mươi lăm kinh... 11 quyển. 5. Tụng cuối... ba phẩm rưỡi... ba mươi sáu kinh... 12 quyển. III. Trường A-hàm - kinh Biệt Sinh: 1. Kinh Thất Phật 1 quyển (Phần đầu của kinh Đại Bản Duyên) Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch. 2. Kinh Tì Bà Thi Phật 2 quyển (phần sau của kinh Đại Bản Duyên) Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch. 3. Kinh Phật Ban Nê Hoàn 2 quyển (kinh Du Hành) Bạch Pháp tổ đời Tây Tấn dịch. 4. Kinh Đại Bát Niết Bàn 3 quyển (kinh Du Hành) Pháp Hiển đời Đông Tấn dịch. 5. Kinh Ban Nê Hoàn 2 quyển (kinh Du Hành) đời Đông Tấn, mất tên người dịch. 6. Kinh Đại Kiên Cố Bà La Môn Duyên Khởi 2 quyển (kinh Điển Tôn) Thi Hộ đời Bắc Tống dịch. 7. Kinh Nhân Tiên 1 quyển (kinh Xà-ni-sa) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 8. Kinh Bạch Y Kim Chàng Nhị Bà La Môn Duyên Khởi 2 quyển (kinh Tiểu Duyên) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 9. Kinh Ni Câu Đà Phạm Chí 2 quyển (kinh Tán-đà-na) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 10. Kinh Đại Tập Pháp Môn 2 quyển (kinh Chúng Tập) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 11. Kinh Trường A-hàm Thập Báo Pháp (kinh Thập Thượng) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 12. Kinh Nhân Bản Dục Sinh 1 quyển (kinh Đại Duyên Phương Tiện) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 13. Kinh Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ 1 quyển (kinh Thiện Sinh) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 14. Kinh Tín Phật Công Đức 1 quyển (kinh Tự Hoan Hỉ) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch.15. Kinh Đại Tam Ma Nhạ 1 quyển (kinh Đại Hội) Pháp Thiên đời Bắc Tống dịch. 16. Kinh Phật Khai Giải Phạm Chí A Bạt 1 quyển (kinh A-ma-trú) Chi Khiêm đời Ngô dịch. 17. Kinh Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến 1 quyển (kinh Phạm Động) Chi Khiêm đời Ngô dịch.18. Kinh Tịch chí quả 1 quyển (kinh Sa Môn Quả) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 19. Kinh Đại Lâu Thán 6 quyển (kinh Thế Kí) Pháp Cự, Pháp Lập đời Tây Tấn dịch. 20. Kinh Khởi Thế (kinh Thế Kí) Xà Na Quật Đa đời Tùy dịch. 21. Kinh Khởi Thế Nhân Bản 10 quyển (kinh Thế Kí) Đạt-ma-cấp-đa đời Tùy dịch. IV. Tăng nhất A-hàm - kinh Biệt Sinh: 1. Kinh A-la-hán Cụ Đức 1 quyển (phẩm đệ tứ Đệ tử, phẩm đệ ngũ Tỉ-khưu Ni, phẩm đệ lục Thanh tín sĩ, phẩm đệ thất Thanh tín nữ, là cùng bản tiếngPhạm) Pháp Hiền đời Bắc Tống dịch. 2. Kinh Tứ Nhân Xuất Hiện Thế Gian 1 quyển (cùng bản tiếng Phạm với phẩm Tứ ý đoạn) Cầu-na-bạt-đà-la đời Lưu Tống dịch. 3. Kinh Ba-tư-nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Bộn Thân 1 quyển (cùng bản tiếng Phạm với phẩm Tứ ý đoạn) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 4. Kinh Tu-ma-đề-nữ 1 quyển (cùng bản phẩm Tu-đà) Chi Khiêm đời Ngô dịch. 5. Kinh Cấp Cô Trưởng Giả Nữ Đắc Độ Nhân Duyên 1 quyển (cùng bản phẩm Tu-đà) Thí Hộ đời Bắc Tống dịch. 6. Kinh Tam-ma-kiệt 1 quyển (cùng bản phẩm Tu-đà) Trúc Luật Viêm đời Ngô dịch. 7. Kinh Bà La Môn Tị Tử 1 quyển (cùng bản phẩm Tăng thượng) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 8. Kinh Thực Thí Hoạch Ngũ Phúc Báo 1 quyển (cùng bản phẩm Thiện Tụ) đời Đông Tấn, mất tên người dịch. 9. Kinh Tần-tì-sa-la Vương Nghệ Phật Cúng Dường 1 quyển (cùng bản phẩm Đẳng Kiến) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 10. Kinh Trưởng Giả Tử Lục Quá Xuất Gia 1 quyển (cùng bản phẩm Tà Tụ) Tuệ Giản đời Lưu Tống dịch. 11. Kinh Ương Quật Ma 1 quyển (cùng bản phẩm Lực) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 12. Kinh Ương Quất Kế 1 quyển (cùng bản phẩm Lực) Pháp Cự đời Tây Tấn dịch. 13. Kinh Lực Sĩ Di Sơn 1 quyển (cùng bản phẩm Bát Nạn) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 14. Kinh Tứ Vị Tằng Hữu Pháp (cùng bản phẩm Bát Nạn) Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. 15. Kinh Xá-lợi-phất Ma-ha Mục- liên Du Tứ Cù 1 quyển (cùng bản phẩm Mã Vương) Khang Mạnh Tường đời Hậu Hán dịch. 16. Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tính Tự 1 quyển (cùng bản phẩm Thập Bất Thiện) đời Tào Ngụy, mất tên người dịch. 17. Kinh Phóng Ngưu 1 quyển (cùng bản phẩm Phóng Ngưu) Cưu-ma-la-thập đời Hậu Tần dịch. 18. Kinh Duyên Khởi 1 quyển (cùng bản phẩm Phóng Ngưu) Huyền Trang đời Đường dịch. 19. Kinh Thập Nhất Tưởng Tư Niệm Như Lai 1 quyển (cùng bản phẩm Lễ Tam Bảo) Cầu-na-bạt-đà-la đời Lưu Tống dịch. 20. Kinh Tứ-nê-lê 1 quyển (cùng bản phẩm lễ Tam Bảo) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 21. Kinh A-na-bân-khâu Hóa Thất Tử 1 quyển (cùng bản phẩm Phi Thường) An Thế Cao đời Hậu Hán dịch. 22. Kinh Ngọc Da Nữ 1 quyển (cùng bản phẩm Phi Thường) đời Tây Tấn, mất tên người dịch. 23. Kinh Ngọc Da 1 quyển (cùng bản phẩm Phi Thường) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. 24. Kinh A-sắc-đạt 1 quyển (cùng bản phẩm Phi Thường) Cầu-na-bạt-đà-la đời Lưu Tống dịch. 25. Kinh Đại Ái Đạo Ban Niết Bàn 1 quyển (cùng bản phẩm Đại Ái Đạo Ban Niết Bàn) Tuệ Giản đời Lưu Tống dịch. 26. Kinh Phật Mẫu Ban Nê Hoàn 1 quyển (cùng bản Đại Ái Đạo Ban Niết Bàn) Bạch Pháp tổ đời Tây Tấn dịch. 27. Kinh Xá vệ Quốc Vương Thập Mộng 1 quyển (cùng bản phẩm Đại Ái Đạo Ban Niết Bàn) đời Tây Tấn, mất tên người dịch. 28. Kinh Quốc Vương Bất Lê Tiên Nê Thập Mộng 1 quyển (cùng bản phẩm đại ái đạo ban niết bàn) Trúc Đàm Vô Lan đời Đông Tấn dịch. [X. kinh Ban Nê Hoàn Q.Hạ; Xuất Tam tạng kí tập Q.9; Huyền Ứng Âm Nghĩa Q.23; Nguyên Thủy Phật giáo Thánh Điển Chi Tập Thành (Ấn Thuận)]. (xt. A Hàm, Kết Tập).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Chắp tay lạy người


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.235.120.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...