Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình.
(The opinion which other people have of you is their problem, not yours.
)Elisabeth Kubler-Ross
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc.
(Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
(Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó.
(We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng.
(Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ.
(Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn ni phật giáo
KẾT QUẢ TRA TỪ
ấn ni phật giáo:
(印尼佛教) PHẬT GIÁO INDONESIA - Phật giáo tại Indonesia là tôn giáo rất xưa, nhưng cũng là tôn giáo mới phát. Đầu thế kỉ thứ V Tây lịch, trên đảo Trảo oa (Java) đã có một số ít tín đồ Phật giáo, khi ngài Pháp hiển ghé thăm đảo này (414), thấy Bà la môn giáo thịnh hành, mà Phật giáo thì vẫn còn ở giai đoạn khởi thủy. Hơn hai mươi năm sau, có vị tỉ khưu tên là Cầu la phất văn (Phạm: Gunavarman) đến đây hoằng pháp, dịch kinh, Phật giáo mới chính thức được truyền nhập, rồi lần lượt có hoàng thái hậu, quốc vương và nhân dân qui y. Đến thế kỉ thứ VII, Phật giáo đã truyền vào Tô môn đáp lạp (Sumatra), vua xứ Ba lân bàng (Palembang) lúc đó là Tô gia gia (Zrìvijaya). Năm Hàm hanh thứ 2 (671) đời Đường cao tông, từ Quảng châu, ngài Nghĩa tịnh vượt biển đi về phương Nam, lúc qua Palembang, ngài đã khen ngợi nền giáo dục Phật giáo tại đó hưng thịnh, có thể sánh ngang với chùa Na lan đà ở Ấn độ, việc này thấy ghi trong bài tựa của Nam hải kí qui nội pháp truyện. Sau đó, Nghĩa tịnh lại đến Thất lợi phật thệ (nay là đông bộ Tô môn đáp lạp) nghỉ lại sáu tháng để học tập ngôn ngữ. Sau, ngài đến Ấn độ lưu học mười một năm, tới năm Thùy củng thứ 3 (687) đời Vũ hậu, lại theo đường biển về nước và ghé qua Thất lợi phật thệ lần thứ hai, lưu lại đó hai năm; trong thời gian này, ngài dịch Tạp kinh luận, viết Nam hải kí qui nội pháp truyện, Đại đường tây vực cầu pháp cao tăng truyện, là người Trung quốc đầu tiên dịch thuật tại Ấn ni. Trong khoảng bốn trăm năm, từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, là thời kì cường thịnh của Phật giáo Ấn ni. Trong thế kỉ VII, Đạt ma phổ la (Phạm:Dharmapàla), đã dạy tại Đại học Na lan đà ba mươi năm, nay từ nước Khang cư đến Tô môn đáp lạp hoằng pháp. Cũng trong thế kỉ VII, Vương quốc Thất lợi phật thệ hưng khởi, trên dưới toàn quốc đều thành kính tin theo Phật giáo. Cứ theo Cước chú của người dịch trong Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bách nhất yết ma quyển 5 chép, thì nước ấy có hơn một nghìn Tăng chúng, đều lấy học vấn làm việc chính, và phần nhiều hành pháp thác bát (đi khất thực), phép tắc của sa môn ở đây đại để cũng giống như ở trung Ấn độ. Từ giữa thế kỉ VIII về sau, trong khoảng một trăm năm, các kiến trúc Phật giáo trứ danh nối nhau hoàn thành, như Bà la phù đồ (Borobudur), được xây dựng vào thế kỉ IX, dưới triều vua Tái lãng độ lạp tư, là Thánh địa lộng lẫy nhất, to lớn nhất của Phật giáo Đại thừa trên toàn cầu hiện nay. Ngoài ra, các kiến trúc Phật giáo khác, như Mạn đạt đặc (Mendut), Tạp lạp sâm (Kalasan), Tát lũy (Sari) v.v... cũng đều nổi tiếng trong nước, tình hình hưng thịnh của Phật giáo có thể coi đó mà biết được. Thời ấy, Phật giáo nhờ sự tán trợ của vua Thế lăng đạt la mà được tuyên dương, nhà vua còn xây nhiều chùa viện tại hai nơi Nã lăng đà và Lạp ca phả đôn. Đồng thời, Mật giáo cũng du nhập. Ở thế kỉ này, Phật giáo cư sĩ lâm đã được thiết lập một cách rộng khắp, năm 1953, tổ chức Cư sĩ lâm đầu tiên được thành lập ở Nhật nhạ, nay trên toàn quốc có khoảng hơn bốn mươi tổ chức như thế. Năm 1957, hội Phật học Ấn ni tại Tam bảo lũng, hội Phật học Tô đảo tại Miên lan thị cũng nối nhau được thành lập, năm 1958, Tổng hội Phật giáo Bồ đề Ấn ni mở đại hội lần thứ nhất tại chùa Phật đà già gia. Tháng 10 năm 1984, các tông phái lớn của Phật giáo Ấn ni, cùng góp sức sáng lập Đại học Phật giáo Ấn ni tại Tô ma đáp lạp, đơn xin phép đã được Chính phủ Ấn ni phê chuẩn, là Đại học Phật giáo duy nhất tại Ấn ni. [X. Ấn ni chi Phật giáo (Tuệ hải)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Đức Phật và chúng đệ tử
Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
Tư tưởng Tịnh Độ Tông
Phật giáo và Con người
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...