Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: an cư »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: an cư








KẾT QUẢ TRA TỪ


an cư:

(安居) Phạm: Vàrwika hoặc varwa, Pāli: Vassa. Dịch ý là vũ kì (thời kì mưa). Là một trong các chế độ tu hành. Còn gọi là Hạ an cư, Vũ an cư, Tọa hạ, Hạ tọa, Kết hạ, Tọa lạp, Nhất hạ cửu tuần, Cửu tuần cấm túc, Kết chế an cư, Kết chế. Thời kì mưa ở Ấn Độ kéo dài suốt ba tháng mùa hạ. Trong ba tháng này, người xuất gia không được đi ra ngoài mà phải tập trung ở yên một chỗ, dốc sức tu hành, gọi là An cư. Trong thời kì mưa nhiều, đi ra ngoài, sợ dẫm đạp lên các loại côn trùng và mầm non của cây cỏ trên mặt đất, khiến người đời chê cười, vì thế phải ở yên một chỗ để tu hành, tránh không ra ngoài. Tứ Phần Luật San Bổ Tùy Cơ Yết Ma Sớ quyển 4, giải thích nghĩa chữ an cư như sau: thu nhiếp thân tâm yên tĩnh là an, thời kì phải ở lại là cư. Chế độ an cư trước tiên do Bà La Môn Giáo tại Ấn Độ cổ đại thực hành, về sau được Phật giáo thu dụng. Trong Trường A Hàm quyển 2 kinh Du Hành, kinh Phật Bản Hạnh Tập quyển 39, có ghi chép sự tích Đức Phật và các đệ tử an cư tu hành. Kinh Tăng Già La Sát Sở Tập quyển hạ, thì liệt kê tên các nơi mà Đức Phật đã ngồi hạ trong khoảng bốn mươi lăm năm. Về địa điểm mà Đức Phật, sau khi thành đạo, và các đệ tử đã cử hành an cư lần đầu tiên, thì các kinh điển nói khác nhau, tuy nhiên, thông thường phần nhiều lấy vườn Lộc Dã làm nơi an cư lần đầu tiên. Lại theo Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa quyển 3 chép, con trai của vua A Dục là Ma Hi Đà và các Tỉ Khưu ở Tích Lan (nay là Sri Lanka) đã ngồi hạ ba tháng tại Ca Na Ca Thất (Pāli: Kaịỉaka) trên núi Chi Đế Da (Pāli: Cetiyagiri). Đến nay, Tích Lan và các nước Phật giáo phương nam vẫn chiếu theo luật đã qui định mà cử hành an cư. Cứ theo luật Thập Tụng quyển 24, thì năm chúng xuất gia là Tỉ Khưu, Tỉ Khưu Ni, Thức Xoa Ma Ni, Sa Di, Sa Di Ni phải cử hành an cư, còn hai chúng tại gia Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di thì không được an cư. Lại trong năm chúng xuất gia thì Tỉ Khưu và Sa Di cùng ở một chỗ an cư tu hành, Tỉ Khưu Ni và Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Ni cùng ở một chỗ an cư tu hành. Trong Luật tạng đại phẩm Nhập Vũ An Cư Kiền Độ (Pāli: Vassupanàyika - kkhandhaka) văn Pāli qui định, nếu Tỉ Khưu không An cư thì sẽ mắc tội ác tác (Pāli: Dukkaỉa, Đột-cát-la). Về địa điểm an cư, thì luật Tứ Phần quyển 37 An cư kiền độ, nêu lên các chỗ như: Dưới gốc cây, nhà nhỏ, hang núi, hốc cây, trên thuyền, làng mạc v.v..., hoặc nương nơi những người chăn bò, người ép dầu, người đốn gỗ để an cư. Luật Ngũ Phần quyển 19 An cư pháp, thì cấm chỉ không được an cư ở những nơi không có sự cứu hộ, như: Giữa bãi tha ma, chỗ không cây cối, nhà lợp bằng da thú (còn có lông), chỗ đất trống v.v... Lại trước khi An cư, phải sửa sang phòng xá, đồng thời, phân phối phòng xá và các vật cần dùng cho đại chúng một cách đồng đều. Còn về ngày giờ phân phối, thì luật Ma Ha Tăng Kì quyển 27 Sàng Nhục Pháp Điều, nói: Nếu nơi An cư tương đối gần thì có thể phân phối vào ngày mười lăm tháng tư; nếu nơi An cư tương đối xa, hoặc số người An cư quá đông mà phải chia bớt đến nơi khác để An cư thì có thể phân phối sớm hơn vào ngày mười ba tháng tư. Lại trước khi vào An cư, phải đối trước người mình nương tựa (vị Tỉ Khưu có đức hạnh) để bày tỏ ý kết chế An cư, gọi là đối thủ An cư; không có người nương tựa, thì trong tâm tự nói ý kết chế An cư để vào An cư, gọi là tâm niệm An cư. Trong thời gian An cư, cấm chỉ không được ra ngoài đi chơi, nếu người nào không tuân qui định ấy thì mắc tội ác tác. Tuy nhiên, cứ theo luật Tứ Phần quyển 37, thì nếu người nào có thể trở về ngay trong ngày thì được phép ra ngoài; hoặc có việc đặc biệt cần thiết, được Tăng đoàn thừa nhận, thì có thể được phép ra ngoài trong vòng bảy ngày, mười lăm ngày, phương pháp này gọi là Thất Nhật Pháp, Thụ Nhật Pháp. Ngoài ra, nếu người nào vi phạm qui định này mà ra ngoài, thì đắc tội ác tác, gọi là phá An cư, phá hạ, sẽ mất tư cách tiếp nhận các vật cúng dường An cư được phân phối. Nhưng, nếu vì các chướng nạn như: Chạy tránh ác thú, rắn độc, hỏa hoạn, nước dâng, vua bắt, giặc đuổi, trúng thực, nữ nhân, thân tộc v.v..., hoặc vì sự hóa giải việc phá tăng mà rời khỏi nơi An cư, thì không phải tội. Về thời gian An cư, thông thường phần nhiều lấy một hạ chín tuần (tức ba tháng) làm kì hạn. Tứ Phần Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành Sự Sao quyển thượng phần 4, lấy ngày 16 tháng 4 là ngày đầu an cư, ngày 15 tháng 7 là ngày cuối cùng, ngày hôm sau là ngày Tự tứ; luật Ma Ha Tăng Kì quyển 27, thì lấy ngày 15 tháng 7 làm ngày Tự tứ; Đại Đường Tây Vực Kí quyển 2, quyển 8, thì ghi thời kì An cư là từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8. Về chủng loại An cư thì có hai thuyết, một thuyết là tiền An cư, hậu An cư, tiền An cư bắt đầu vào ngày 16 tháng 5, hậu An cư bắt đầu vào ngày 16 tháng 6. Thuyết thứ hai là tiền an cư, trung an cư và hậu an cư, tiền an cư bắt đầu vào ngày 16 tháng 4, trung an cư bắt đầu vào ngày 17 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5, hậu An cư bắt đầu vào ngày 16 tháng 5. Ngoài ra, Đại thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương quyển 2 phần đầu, dẫn dụng thuyết trong kinh Niết Bàn, đem chia một ngày kết chế làm năm phần, rồi theo thứ tự, tường thuật hành chỉ của Đức Phật trong một ngày, sáng dậy Ngài mặc áo, ra ngoài khất thực hành hóa, cho đến việc nói pháp cho chúng Tỉ Khưu, chư thiên và các thiện thần. Ngày đầu An cư gọi là kết hạ, ngày kết thúc viên mãn gọi là giải hạ, quá hạ, hạ kính, hạ mãn, hạ giải, An cư kính. Thời kì giữa kết hạ và giải hạ, gọi là bán hạ. Cứ theo luật Tứ Phần quyển 43 Ca Hi Na Y Kiền Độ chép, khi kết thúc an cư phải làm bốn việc là: Tự tứ, giải giới, kết giới và thụ công đức y. Tức sau khi An cư đã viên mãn, đại chúng phải tự xét những hành vi của mình trong thời gian an cư, nếu có tội thì tự giải bày để cùng nhau sám hối, gọi là tự tứ; ngày tự tứ gọi là tự tứ nhật, Phật hoan hỉ nhật. Lại khi kết thúc an cư, phải giải trừ cái phạm vi đã được kế giới mà trong thời gian an cư không được ra khỏi, gọi là giải giới. Lại sau khi an cư đã viên mãn, các Tỉ Khưu, Tỉ Khưu Ni được thêm một tuổi hạ gọi là Pháp lạp. Pháp lạp cũng gọi là hạ lạp, là tiêu chuẩn qui định thứ bậc lớn, nhỏ của người xuất gia. Thông thường phần nhiều cử hành An cư vào mùa hạ, nhưng cũng có kết chế An cư vào mùa Đông, gọi là Đông an cư. Tại Trung Quốc, Nhật Bản và các địa phương Tây Vực đều có chế độ Đông an cư. Cứ theo Đại Đường Tây Vực Kí quyển 1 Yết Sương Na Quốc chép, thì ngày 16 tháng 12 là ngày đầu của Đông an cư, ngày 15 tháng 3 năm sau là ngày cuối cùng. Tại Trung Quốc, chế độ an cư bắt đầu được thực hành vào thời đại Diêu Tần, vào thời ấy, các luật Thập Tụng và Quảng Luật đã được truyền dịch và nói rất tường tận về tác pháp An cư, chư tăng Trung Quốc bèn theo đó mà làm lễ kết hạ. Ngoài ra, như Xuất Tam Tạng Kí Tập quyển 3 Tân Lập Luật Lai Hán Địa Tứ Bộ Tự Lục, Quảng Hoằng Minh Tập quyển 24, cũng có ghi sự tích chư tăng Trung Quốc Kết Hạ An Cư. Chế độ An cư ở Trung Quốc tuy thừa kế Ấn Độ, nhưng vì phong thổ và dân tình có khác, cho nên chưa hẳn hoàn toàn noi theo tác pháp Ấn Độ, mà cũng có chỗ biến thông. Như Đại Tống Tăng sử lược quyển hạ Tứ Hạ Lạp đều chép, từ giữa đời Đường đến đời Ngũ đại, có việc không y theo hành nghi An cư mà ban thêm tuổi hạ. Ngoài ra, tại Trung Quốc cũng có thuyết tùy ý tùy chỗ mà cử hành An cư, tức thừa nhận việc tu hành tùy nơi chỗ mà làm, chứ không giới hạn ở thời kì An cư, cho nên, những việc làm trong năm, không coi ba tháng hạ An cư là việc tất yếu. Như trong Bách Trượng Thanh Qui Nguyệt Phân Tu Tri Chương, ghi chép các việc làm mỗi tháng mà không thấy có mục An cư. Ngoài ra, cứ theo Thích Thị Yếu Lãm quyển hạ Giải Hạ đều chép, vào ngày Tự tứ, các Tỉ Khưu Ấn Độ phải lấy cỏ (tức cỏ cát tường) làm tòa ngồi cho chúng tăng, tự mình cũng ngồi trên cỏ mà làm Tự tứ. Tập tục này khi được truyền đến Trung Quốc thì có chỗ thay đổi; như chúng tăng ở các địa phương Giang Nam dưới đời Tống, vào ngày giải hạ, lấy cỏ tặng cho Đàn việt (thí chủ). Tại Nhật Bản, chế độ An cư cũng đã được thực hành từ lâu, khoảng đồng thời với hội tắm Phật, hội Vu Lan bồn từ Trung Quốc truyền vào. Trong thời gian An cư cũng có các thời giảng kinh, gọi là Hạ kinh. Vào thời đại Bình An, trong An cư, ngoài việc giảng kinh, còn tổ chức viết kinh, gọi là Hạ thư. Lại vào ngày giải hạ, thu góp các Hạ thư đem nạp cho các chùa, gọi là Thư nạp, Hạ giải nạp. Lại trong thời gian an cư ở ẩn trong các chùa, gọi là Hạ lung; ngôi nhà ở ẩn gọi là Hạ đường; trong an cư, tu niệm Phật gọi là Hạ niệm Phật; tăng kết hạ an cư gọi là Hạ tăng; trong thời gian an cư, tránh những thực vật bất tịnh, gọi là Hạ đoạn. An cư tại Nhật Bản phần nhiều là chế độ nhị kì tịnh hành (cùng làm hai kì một lúc), về mặt hình thức, xưa nay đã thay đổi không ít, nhưng cho đến nay vẫn còn được cử hành một cách trọng thể. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc làm An cư của Thiền tông, tức hằng năm, từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7 là thời kì Hạ An cư, từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 15 tháng 1 năm sau là thời kì Đông An cư. [X. Trung A Hàm Q.19 kinh Thỉnh Thỉnh; kinh Nguyệt Đăng Tam Muội Q.5; kinh Chính Pháp Niệm; luật Tứ Phần Q.58; Nam Hải Kí Qui Nội Pháp Truyện Q.1, Q.2; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục Q.17 Tào Sơn Bản Tịch Thiền Sư Chương Phần Dưới; Gia Thái Phổ Đăng Lục Q.14 Tuyết Đình Nguyên Tịnh Thiền Sư Chương Phần Dưới; Thiền Uyển Thanh Qui Q.2; luận Hưng Thiền Hộ Quốc Q.hạ]. (xt. Tự Tứ).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Phát tâm Bồ-đề


Về mái chùa xưa


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.62.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...