Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn độ phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn độ phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


ấn độ phật giáo:

(印度佛教) Tình huống Phật giáo Ấn độ từ đức Phật diễn tiến đến Bộ phái Phật giáo, Đại thừa Trung quán, Du già phái, sẽ được tường thuật một cách đại khái như sau: I. Nguyên thủy Phật giáo. Đức Phật Cù đàm giáng sinh tại thành Ca tì la vệ (Phạm:Kapilavastu,Pāli:Kapilavatthu, tức nay là biên giới nước Népal) vào năm 463 trước Tây lịch, từ ba mươi tuổi ngài ngộ đạo đến năm 383 trước Tây lịch ngài nhập diệt, trong thời gian đó, những điều Phật dạy bảo các đệ tử, sau khi Ngài nhập diệt, được các đệ tử kết tập lại; Phật giáo ở thời kì này gọi là Nguyên thủy Phật giáo hoặc Căn bản Phật giáo. Đức Phật nói pháp, lúc đầu các đệ tử chỉ đọc tụng thuộc lòng rồi truyền miệng cho nhau, về sau mới dùng chữ Pāli để ghi chép, những kinh (Pāli: Sutta) cổ xưa nhất là Yếu số kinh tập (Pāli:Sutta-nipàta), kinh Pháp cú (Pāli: Dhamma-pada), kinh Như thị ngữ (Pāli:Iti-vuttaka), kinh Vô vấn tự thuyết (Pāli: Udàna) v.v..., các kinh và luật (Pāli:Vinaya) kể trên đây đều được thừa nhận là do chính đức Phật nói, còn vấn đề có những lời bàn luận của các đệ tử lẫn lộn trong đó hay không, thì không có cách nào phân biệt và quyết định được, cho nên nhất khái gọi là Nguyên thủy Phật giáo. Lập trường tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy, là trong sinh hoạt hiện thực, nhận thức được cái khổ, hiểu rõ căn nguyên của khổ là sự vô thường biến thiên, chủ trương trong tất cả sự vật tồn tại, không có một chủ tể đích thực tồn tại, mà kiến lập quan điểm Vô ngã. Thế giới hiện tượng vô ngã là do duyên khởi mà sinh, mười hai nhân duyên là đạo lí thuyết minh về duyên khởi, tổng quát những điều nói trên đây mà có giáo thuyết Tứ đế bát chính đạo. Ngoài ra, còn có ba học giới định tuệ, bốn vô lượng tâm từ bi hỉ xả và các giáo nghĩa bốn thần túc, năm phần Pháp thân, năm căn, năm lực, bảy giác chi v.v... Lấy tỉ khưu, tỉ khưu ni xuất gia làm trung tâm, lại thêm thiện nan tín nữ tại gia mà cấu thành Tăng già (Phạm, Pāli: Saôgha), các giới luật đều có chế định. Giáo đoàn không thừa nhận chế độ giai cấp, tệ đoan của xã hội Ấn độ thời bấy giờ, dù tỉ-khưu xuất thân từ giai cấp tiện dân, nhưng nếu xuất gia thụ giới trước và giới lạp (tuổi hạ) cao, thì vẫn ngồi trên những tỉ khưu thuộc dòng dõi đế vương nhưng xuất gia thụ giới sau và giới lạp kém. Ngoài ra, Giáo đoàn cũng thường giải thích cho các cư sĩ tại gia về các pháp bố thí, về năm giới và thuyết sinh lên các cõi trời. II. Bộ phái Phật giáo. Khoảng một trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, tức năm 283 trước Tây lịch trở đi, Giáo đoàn Phật giáo chia thành hai bộ phái là Đại chúng bộ cách tân và Thượng tọa bộ bảo thủ. Cứ theo tư liệu của Phật giáo Bắc truyền ghi chép, thì nguyên nhân đưa đến sự phân hóa là do Đại thiên (Phạm:Mahàdeva) đề xướng thuyết mới về năm việc; còn cứ theo các tư liệu của Phật giáo Nam truyền, như Đảo sử (Pāli:Dìpavaôsa), Đại vương thống sử (Pāli:Mahàvaôsa) ghi chép, thì nguyên nhân là do các tỉ khưu thuộc chủng tộc Bạt kì (Pāli:Vajjiputtaka) nêu lên thuyết mới về mười việc mà đưa đến chia rẽ. Đại thiên là tỉ khưu xuất thân từ nước Ma thâu la (Phạm:Mathurà), tuyên dương Phật giáo tại thành Hoa thị (Phạm:Pàỉaliputra). Đại thiên đề xướng thuyết mới về năm việc tại chùa Kê viên (Phạm: Kukkuỉàràma), bị phái Trưởng lão bảo thủ lên án là vọng ngữ. Tăng đoàn do đó mà chia làm hai phái. Cái gọi là năm việc mới tức là: 1. Dư sở dụ (người khác làm bẩn quần áo), A la hán vẫn không chống chế được sự cám dỗ của Thiên ma mà tình cờ có hiện tượng mộng di. 2. Vô tri (vô minh), A la hán còn có Bất nhiễm ô vô tri. 3. Do dự (ngờ), bậc Thánh chứng quả thứ tư, đối với Phật pháp vẫn còn có chỗ ngờ vực, chứ chưa hoàn toàn triệt ngộ . 4. Tha linh nhập (do người khác độ), bất cứ vị A la hán nào, khi chứng quả, cũng phải do người khác (như Phật chẳng hạn) thức tỉnh, ấn chứng mới có thể ngộ nhập Thánh đạo một cách chân chính. 5. Đạo nhân thanh cố khởi (Thánh đạo nhờ lời nói mà hiển bày), người tu hành nếu tu tập Thánh đạo xuất thế thì phải chí thành xướng niệm tiếng Khổ thay! mới có thể khiến Thánh đạo hiện khởi. Còn phía các tỉ khưu Bạt kì đề xướng mười việc là: 1. Dác diêm tịnh, được phép chứa muối trong ống tre hoặc nứa. 2. Nhị chỉ tịnh, nếu ăn chưa no, thì ánh mặt trời đã xế trong vòng hai ngón tay sau giờ ngọ, vẫn được phép ăn thêm. 3. Tha tụ lạc tịnh, tức đã ăn ở một nơi rồi, nhưng đến làng khác vẫn được ăn nữa. 4. Trụ xứ tịnh, các tỉ khưu ở trong cùng một giáo khu, nhưng ở đâu làm lễ Bố tát ở đấy chứ không cần tập trung vào một chỗ. 5. Tán đồng tịnh, khi bàn bạc để quyết định một việc gì, nếu đã được các tỉ khưu đồng ý, thì tuy tổng số người hiện diện không đủ, vẫn được cử hành yết ma. 6. Sở tập tịnh, có thể thuận theo tập quán thường ngày của Hòa thượng a xà lê. 7. Sinh hòa hợp tịnh, sữa chưa bị khuấy đều làm mất váng thì được uống. 8. Ẩm xà lâu nghĩ tịnh, nước quả dừa (tức xà lâu nghĩ) chưa bốc men hoặc mới hơi chua chua thì được uống. 9. Vô duyên tọa cụ tịnh, may tọa cụ không cần viền mép, lớn nhỏ tùy ý. 10. Kim ngân tịnh, được phép nhận vàng bạc. Khi thuyết mới về mười việc trên đây được đề xướng rồi, tỉ khưu Da xá được sự tán trợ của Trưởng lão Li bà đa (Phạm, Pāli: Revata), bèn triệu tập đại hội tại thành Tì xá li, nhất trí quyết nghị thuyết mới này là bất hợp pháp, bởi thế gọi là Thập sự phi pháp,............. Đại hội lần này, đồng thời, cũng là Đại hội kết tập Luật điển, có bảy trăm vị tỉ khưu tham dự, cho nên gọi là Thất bách kết tập,............ Còn cái gọi là thuyết Đại thiên ngũ sự, thì có thể là một vị Đại thiên, trùng tên nào đó ở đời sau đã từ Đại chúng bộ chia thành một phái độc lập, rồi phụ họa và mở rộng tư tưởng của Đại thiên mà thành thuyết Ngũ sự, vì thế, khi bàn về nguyên nhân đưa đến sự chia rẽ trong căn bản Phật giáo, thì thuyết Thập sự phi pháp có vẻ hợp lí hơn. Dĩ nhiên, sự chia rẽ chẳng phải chỉ nảy sinh ngay lúc bấy giờ, mà về sau phát triển dần dần mới hình thành. Đối với phái Trưởng lão bảo thủ thì thuyết mới Thập sự mà các tỉ khưu có tư tưởng tiền tiến chủ trương, không thể chấp nhận được, do đó, mới có thuyết Thập sự phi pháp, tạo thành bức tường ngăn cách rõ rệt giữa phái bảo thủ và phái canh tân trong Giáo đoàn. Khoảng từ năm 280 đến 230 trước Tây lịch, những tỉ khưu thuộc phái canh tân đã thành lập một hệ phái riêng, có thể nói, sự phân hóa đã bắt đầu từ đó. Vì những người gia nhập phái này đông hơn, nên còn gọi là Đại chúng bộ (Phạm, Pāli: Mahàsaôghika); để đối lại, phái các Trưởng lão Thượng tọa bảo thủ bèn gọi là Thượng tọa bộ (Pāli: Theravàda). 1. Thượng tọa bộ. Phái này thừa nhận rằng A la hán tức là Phật và chủ trương nhờ tu hành mà chứng được quả A la hán như Phật không khác. Ba trăm năm sau Phật nhập diệt, tức vào khoảng từ 180 đến 80 năm trước Tây lịch, phái này lại chia thành hai bộ phái là Thượng tọa bộ gốc và Thuyết nhất thiết hữu bộ (gọi tắt là Hữu bộ). Thượng tọa bộ gốc rời đến núi Hi mã lạp nhã, nên gọi là Tuyết sơn bộ (Phạm: Haimavata, Pāli: Hemavatika). Thuyết nhất thiết hữu bộ lấy Ca thấp di la làm căn cứ địa, phát triển thành một thế lực mới. Từ Hữu bộ chia ra Độc tử bộ, rồi từ Độc tử bộ lại chia ra bốn bộ nữa là Pháp thượng, Hiền trụ, Chính lượng và Mật lâm sơn trụ. Kế đó, cũng trong ba trăm năm sau Phật nhập diệt, lại từ Hữu bộ chia ra Hóa địa bộ, rồi từ Hóa địa bộ lại chia ra Pháp tạng bộ; cho đến cuối ba trăm năm sau Phật nhập diệt, từ Hữu bộ lại chia ra Ẩm quang bộ (Thiện tuế bộ); bốn trăm năm sau Phật nhập diệt lại từ Hữu bộ chia ra Kinh lượng bộ (Thuyết chuyển bộ). Do đó, Hữu bộ gốc được gọi là Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ và, như thế, Thượng tọa bộ trước sau đã chia thành mười một bộ phái. Khác với Thượng tọa bộ gốc coi trọng Kinh và Luật, đặc trưng của Thuyết nhất thiết hữu bộ là coi trọng Luận bộ. Bộ này đã từng biên tập các bộ luận vĩ đại, như luận Đại tì bà sa, luận Phát trí, luận Lục túc v.v..., chủ trương ngã không pháp hữu, tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu, nhấn mạnh hết thảy sự vật tồn tại đều là thực tại, bởi thế mới được gọi là Thuyết nhất thiết hữu bộ. 2. Đại chúng bộ. Bộ phái này thừa nhận và sùng bái đức Phật như một người có nhân cách siêu việt, cho rằng nhục thân của Phật khác với người thường, người thường dù có tu hành mà chứng được quả A la hán chăng nữa, nhưng ở đời này không có cách nào sánh ngang với Phật được. Hai trăm năm sau Phật nhập diệt, Đại chúng bộ lại chia thành ba bộ nữa là Nhất thuyết, Thuyết xuất thế và Kê dận. Về sau lại chia ra hai bộ nữa là Đa văn, Thuyết giả. Kế tiếp, lại chia thành ba bộ Chế đa sơn, Tây sơn trụ và Bắc sơn trụ, cộng trước sau thành chín bộ phái. Cái phong khí canh tân của Đại chúng bộ rất thịnh, do lòng sùng kính đức Phật rất sâu, nên đã manh nha tư tưởng Đại thừa Phật giáo và mở rộng phạm vi thế lực.III. Bồ tát đoàn. Sau Tây lịch kỉ nguyên, Phật giáo Đại thừa xuất hiện và tồn tại song song với Phật giáo Bộ phái. Trước đó, đã có các tập đoàn do tín chúng tại gia tổ chức thành, cũng tức là Bồ tt đoàn. Bồ tát đoàn đã bắt đầu từ thời vua A dục tại thế (268 B.C. - 232 B.C.), tức lấy tháp Phật (Phạm: stùpa, tháp thờ di cốt của Phật) làm trung tâm đoàn kết mà lập thành, do lễ bái tháp Phật mà nảy sinh niềm tin kiên định đối với đức Phật, được pháp lạc tôn giáo sâu xa. Đối lại với Tăng già của các tỉ khưu, các nhóm tín chúng tại gia này tự xưng là Bồ tát đoàn (Phạm: bodhisattva – gaịa). Đoàn nguyên là tổ chức của các thương nhân, vì trong Bồ-tát đoàn gồm đa số là các nhà công thương nghiệp đô thị, cho nên dùng chữ đoàn để đặt tên. Đoàn thể tín ngưỡng tháp Phật ấy về sau phát triển thành giáo đoàn của Phật giáo Đại thừa. IV. Đại thừa Phật giáo. Bồ-tát đoàn tín ngưỡng tháp Phật, ngoài việc lễ bái tháp Phật ra, lại tiến thêm bước nữa mà biên tập kinh điển riêng của mình. Trước hết, vào khoảng Tây lịch kỉ nguyên, hoàn thành kinh Bát nhã, kế đến, kinh Pháp hoa, kinh Duy ma, kinh Hoa nghiêm, kinh Vô lượng thọ v.v... lần lượt do Bồ tát đoàn biên tập thành. Cái tinh thần đoàn kết đại đồng này trở thành tinh thần căn bản của Phật giáo Đại thừa. Lập trường tư tưởng của Phật giáo Đại thừa là không (Phạm:sùnyatà). Cái gọi là không nguyên là chỉ không có gì hoặc trạng thái không có gì, tức cho rằng trong thế giới hiện tượng này, không có bất cứ vật gì có thể nắm bắt được, vì thế, không có một vật gì có thể bảo là tồn tại đích thực. Cho nên, trong Bát nhã tâm kinh nói sắc tức là không, không tức là sắc, chính là lí ấy. Sắc (Phạm:rùpa), tức chỉ vật chất hữu hình, hàm ý là tất cả hiện tượng tồn tại. Trong kinh Pháp hoa, ngoài thuyết chủ trương Một Phật thừa ra, còn nêu lên tư tưởng Hai thừa thành Phật. Hai thừa là Thanh văn, Duyên giác, tức chỉ các tỉ khưu trong Giáo đoàn truyền thống. Hai thừa thành Phật, đại khái nói các tỉ khưu trong Giáo đoàn đều nên qui y đạo Bồ tát. Kinh Pháp hoa còn chủ trương Phật thực đã thành từ lâu xa rồi (tức chỉ thọ mệnh của Phật là vô lượng, Ngài đã tồn tại từ trước kia, lâu xa lắm rồi). Kinh Vô lượng thọ thì nói Đức Phật sống lâu vô lượng. Cả hai đều thuyết minh như nhau về căn bản của sự tồn tại, bắt nguồn từ sinh mệnh vĩnh viễn bất diệt, tức gọi là Phật. Cái không trong kinh Bát nhã thì nói theo lập trường triết học, còn cái không nói ở đây thì lại được nhận xét theo quan điểm tôn giáo. Kinh Duy ma dùng kết cấu hí kịch để nhấn mạnh tinh thần vĩ đại của Bồ tát, hơn lập trường tỉ khưu xa. Kinh Hoa nghiêm thì nêu lên thế giới quan Một tức hết thảy, hết thảy tức một. Trong đó, dù nói cách nào đi nữa cũng đều dùng danh từ Đại thừa mà khoáng trương nhân sinh quan và vũ trụ quan, đó là căn cứ lập luận của Hoa nghiêm. Ở thời kì sau của Phật giáo Đại thừa, đã có rất nhiều đại luận sư ra đời, và nhiều bộ luận lớn đã xuất hiện, phương diện mĩ thuật, kiến trúc cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Không bao lâu, các bộ luận ấy được truyền đến Tây vực, Trung quốc, Nhật bản và sản sinh nền văn hóa đặc thù của Phật giáo Đại thừa. Thời kì sau của Phật giáo Đại thừa, vì chịu ảnh hưởng tính cách mật giáo của Ấn độ giáo và tín ngưỡng dân gian Ấn độ một cách mạnh mẽ, nên Phật giáo Đại thừa đã lộ rõ nét Mật giáo hóa, đến nỗi đi dần đến tình trạng suy đồi, rồi tiếp sau sự xâm nhập của Hồi giáo thì Phật giáo cũng theo đó mà diệt vong.1.Trung quán phái. Phật giáo Đại thừa ở thời kì giữa chia thành hai phái lớn là phái Trung quán (Phạm: Màdhyamika) và phái Du già. Phái Trung quán lấy Trung luận của ngài Long thụ làm căn bản để tuyên dương Bát nhã không quán. Lập trường tư tưởng của Trung luận là giác ngộ hết thảy sự tồn tại đều bắt nguồn từ tính duyên khởi (quan hệ hỗ tương y tồn), chẳng chủ trương không, cũng chẳng chủ trương có, mà chủ trương chính quán chân không trung đạo. Học trò của Long thụ là Đề bà (Phạm: Àryadeva) viết Bách luận để bác xích ngoại đạo và giáo nghĩa Tiểu thừa, La hầu la bạt đà la (Phạm: Ràhulabhadra) thì chú thích ý nghĩa Bát bất trong Trung luận. Đầu thời đại Vương triều Cấp đa thì có Trung luận bản tụng, chú thích do Phạm chí Thanh mục soạn, và Bách luận bản tụng, chú thích của Bà tẩu khai sĩ. Về sau, từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ V, xuất hiện hệ thống của Phật hộ (Phạm:BuddhaPālita), gọi là Cụ duyên phái (Phạm:Pràsagika), hệ thống Thanh biện (Phạm:Bhàvaviveka), gọi là Y tự khởi phái (Phạm: Svàtantrika). Đó là hai hệ phái lớn từ phái Trung quán mà chia ra. Hai người này đều là học trò của ngài Tăng hộ (Phạm:Saôgharakwita), ngoài ra còn nghiên cứu học tập cái học của ngài Long thụ. Phật hộ chủ trương các pháp duyên khởi tất kính là không, Thanh biện thì chủ trương, nếu nhận xét từ phương diện Tục đế, thì các pháp duyên khởi đều không có tự tính, nhưng nếu đứng về phương diện Chân đế mà nhận xét, thì hết thảy pháp đều có bản tính tồn tại thường trụ. Khoảng thế kỉ thứ VII, trong hệ phái thuộc phái Cụ duyên của Phật hộ, có luận sư Nguyệt xứng (Phạm:Candrakìrti) xuất hiện, viết Trung luận chú, làm cho giáo nghĩa Trung luận thêm thịnh. 2. Du già phái. Lấy ngài Di lặc (Phạm: Maitreya, khoảng 270 - 350) làm vị thủy tổ của học phái. Tương truyền luận Du già sư địa (Phạm:Yogàcàra-bhùmi), Đại thừa trang nghiêm kinh luận tụng, Biện trung biên luận tụng, Hiện quán trang nghiêm luận v.v... là do Di lặc soạn. Lấy tư tưởng không trong kinh Bát nhã làm gốc, lấy Du già hành (sự tu hành điều hòa hơi thở, thu nhiếp tâm khiến tương ứng với chính lí) làm nền tảng mà kiến lập thuyết Duy thức (hết thảy sự tồn tại đều do tâm thức biến hiện, chủ trương chỉ có thức là thực tại), một mặt do chủ trương tự tính thanh tịnh mà có tư tưởng Như Lai tạng duyên khởi. Ngài Vô trước (Phạm: Asaga, khoảng 310 - 390) là tổ thứ hai của phái này, viết Hiển dương thánh giáo luận tụng, luận Nhiếp đại thừa (Phạm: Mahàyànasaôgraha) và luận Đại thừa a tì đạt ma tập (Phạm: Mahàyànàbhidharmasamuccaya) v.v... mà xác lập phái Du già. Em Vô trước là Thế thân (Phạm:Vasubandbu) viết Duy thức tam thập luận tụng (Phạm:Triôzikàkàrikà), Duy thức nhị thập luận tụng (Phạm:Viôzatikà-kàrikà), Nhiếp đại thừa luận thích v.v... tuyên dương thuyết Du già duy thức. Tư tưởng hệ Thế thân chia làm hai hệ thống lớn là Trần na (Phạm: Dignàga) và Đức tuệ (Phạm: Guịamati), Trần na cũng là nhà tập đại thành của luận lí học Ấn độ. Đến giữa thế kỉ thứ VII, Phật giáo cấp tốc Ấn độ giáo hóa mà sản sinh Mật giáo. Vì khoảng thế kỉ VII, người A lạp bá (Arab) thành lập nước Hồi giáo ở biên giới Ấn độ, áp bách người Ấn độ. Trước tình hình ấy, các vua chúa và nhân dân Ấn độ, do ý thức chống đối mà quay về tôn giáo dân tộc là Ấn độ giáo. Trong cái bối cảnh chính trị như vậy, Phật giáo cho rằng thỏa hiệp với Ấn độ giáo là phương pháp tốt nhất để bảo tồn bản thân Phật giáo, bèn dần dần dung hợp với Ấn độ giáo mà đi đến Mật giáo hóa Phật giáo. Đến cuối thế kỉ XII, tín đồ Hồi giáo tràn đến cứ địa trung tâm của Phật giáo (tức là một dải đất ở phía nam tiểu bang Bihar) thì Phật giáo đã hoàn toàn dung hợp vào Ấn độ giáo. Đồng thời, quân đội Hồi giáo xâm nhập luôn, triệt để phá hủy các chùa viện Phật giáo, tăng đồ hầu hết chạy trốn ra nước ngoài, đến đây, Phật giáo tại Ấn độ coi như đã tuyệt tích. (xt. Phật Giáo, Phật Giáo Giáo Lí).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Về mái chùa xưa


Phát tâm Bồ-đề


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.201.37.128 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...