Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất.
(We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
(Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi.
(I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn độ giáo
KẾT QUẢ TRA TỪ
ấn độ giáo:
(印度教) (HINDUISM) Thông thường chỉ Tân Bà la môn giáo. Tức là Bà la môn giáo chính thống từ xưa đến nay tại Ấn độ, tiếp thu các giáo nghĩa của Phật giáo, Kì na giáo và các tín ngưỡng dân gian phức tạp mà phát triển thành một thứ tôn giáo. Thay vì là một tôn giáo có hệ thống rõ ràng chính xác, Bà la môn giáo là thứ tôn giáo xã hội, hoặc có tính xã hội, do sự phát triển lịch sử giáo nghĩa, nghi thức, chế độ, phong tục tập quán, mà gây thành. Bà la môn giáo có thể được chia thành hai thời kì hoặc ba thời kì, cũng có người đem giai đoạn phát triển ở thời kì cuối cùng, đặc biệt gọi là Ấn độ giáo. Ấn độ giáo phát sinh khoảng thế kỉ thứ IV trước Tây lịch, mãi bốn thế kỉ sau mới dần dần hưng thịnh, tín đồ thuộc giai cấp thượng tầng tăng nhanh. Nói theo nghĩa hẹp, thì Ấn độ giáo là sự phục hưng của Bà la môn giáo sau một thời suy vi do sự hưng thịnh của Phật giáo. Do sự xuất hiện đông đảo các nhà triết học và luận sư thuộc giai cấp Bà la môn mà Phật giáo bị rơi vào tình thế suy yếu; và về mặt chính trị, do sự kiên quyết của dân tộc Lạp cát phổ đặc (Ràjput) ở phía tây bắc, duy trì chế độ giai cấp, cũng khiến cho thế lực của tín đồ Phật giáo phải suy thoái. Ngoài ra, do việc lấy sự dung hợp đồng hóa với tôn giáo dân gian, và sự biên soạn các kinh điển mới làm trung tâm, và, ngoài sự Đền thờ của Ấn Độ Giáo kế thừa truyền thống ra, Bà la môn giáo đã dùng bộ mặt và tư thái cực mới ấy mà sản sinh ra một Ấn độ giáo hiện đại. Đến khoảng 800 năm Tây lịch, Ấn độ giáo, một mặt kế thừa quyền uy của Thánh kinh Phệ đà, mặt khác, lại chịu ảnh hưởng sâu đậm của Áo nghĩa thư và các học phái Phệ đàn đa, đồng thời, có nhiều điểm chủ trương tương đồng với hai tác phẩm dân tộc lớn là Đại tự sự thi Mahaøbhaørata (dịch âm là Ma ha bà la đa), Raømaøyaịa (dịch âm La ma da na) và với các loại khác, như chủng tộc Tì thấp nô (Phạm: Harivaôsa), Bạc già phạm ca (Phạm: Bhagavadgìtà), Phú lan na (Phạm: Puràịa), Tân áo nghĩa thư (Phạm:New-Upaniwad), Đán đặc la (Phạm: Tantra) và A cấp ma (Phạm:Àgama) v.v... Đứng về phương diện thần cách mà nói, thì từ nơi thần thoại Phệ đà mà phát triển thành thần thoại Phú lan na (thần thoại Ấn độ theo nghĩa hẹp), rồi từ nơi kết hợp hai thần Tì thấp nô và Thấp bà với Phạm (Phạm:Brahman) làm một nguyên lí thực tại đồng nhất, tối cao, mà xác lập giáo lí Tam thần nhất thể, đó là đặc điểm của Bà la môn giáo. Trong đó, sự sùng bái Cát lật sắt noa (Phạm:Kfwịa, hóa thân của Tì thấp nô), La ma (Ràma), phản ánh rõ tín ngưỡng trong dân chúng. Các tông phái chủ yếu thì có phái Tì thấp noa, phái Thấp bà, phái Tính lực (Phạm:Zaøkta), phái Thiệu lạp (Phạm:Saura), phái Nga na phạ để da (Phạm: Gànapatya), phái Tư ma lỗ đạt (Phạm:Smàrta), ngoài ra, còn có nhiều chi phái khác xuất hiện. Khoảng từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVIII, có các tông phái cách tân, chẳng hạn như phái Khách tỉ nhĩ và các phái cùng hệ thống: Tích khắc giáo, phái Đạt đỗ (Dàdù) v.v... trỗi dậy. Thế kỉ XIX, đế quốc Mông ngột nhi diệt vong, rồi tiếp đến sự xâm nhập của người Anh, do sự hoạt động của Cơ đốc giáo và ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo cận đại ở Âu châu mà xúc thành cuộc vận động canh tân tôn giáo, vì thế mới nảy sinh các hiệp hội, như hội Phạm giáo (Bràhma-Samàj) và Nhã lợi an hiệp hội (Àrya-Samàj) bắt đầu hoạt động; ngoài ra, còn có nhiều phái vận động tôn giáo và các hội truyền đạo tương tự. Giáo phái Lamakhắclợituna (Phạm: Ràmakfwịa Paramahaôsa), Thần trí giáo hội v.v... cũng mở mang hoạt động. Hệ thống tư tưởng của Ấn độ giáo là nghiên cứu cho rõ cái tướng nhất thể giữa bản chất vũ trụ Phạm và bản chất cá nhân Ngã, cái tướng tương quan giữa tinh thần giới và vật chất giới, cái tướng tư biện giữa trí tuệ (minh) và vô minh, cái tướng thực tiễn của tín ái, cho đến việc tìm hiểu về nghiệp, luân hồi, giải thoát, kiến lập các loại học thuyết v.v...; các tông phái đời sau đều căn cứ vào những điểm kể trên mà sản sinh các phái dưới đây: - Phái Thương yết la (Phạm: Zaíkara) với thuyết Tuyệt đối bất nhị luận (Nhất nguyên luận bất nhị). Phái Ba sử tạp lạp (Phạm: Bhàskara) với thuyết Nhất nguyên luận nhị nguyên. Phái La ma noa già (Phạm: Ràmanuja) với Chế hạn bất nhị thuyết. - Phái Ninh ba nhĩ ca (Phạm: Nimbàrka) với Nhất nguyên nhị nguyên luận (thuyết bất nhất bất dị). - Phái Bà nhĩ la ba (Phạm: Vallabha) với Thuần túy nhất nguyên luận. Phái Ma đà bà (Phạm: Madhva) với Nhị nguyên luận (Thực tại luận đa nguyên).Phái Tì thấp nô sử ngõa mẫn (Phạm: Viwnusvàmin) với Nhị nguyên luận v.v... Đầu thế kỉ XX, Áo nhã tân đô cấu tu (Aurobindo Ghosh) đề xướng Chỉnh thể bất nhị luận, dùng quan điểm hiện đại để giải thích triết học Phệ đàn đa, có ảnh hưởng rất lớn đối với giới trí thức Ấn độ. Ngày nay, lấy Liên bang Ấn độ làm trung tâm, tín đồ Ấn độ giáo có khoảng ba ức triệu người, sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Ấn độ bị chia cắt và mối tranh chấp giữa Ấn độ giáo và Y tư lan giáo (Hồi giáo), cho đến nay, vẫn chưa dứt. [X. Sir Monier Monier - Williams: Bràhmanism and Hinduism, or religious thought and life in India, 1891; L. D. Barnett: Hinduism, 1906; René Guénon: Introduction générale à l’étude des doctrines hindoues, 1921; Sir C. Eliot: Hindnism and Buddhism, a historical sketch, 3 vols., 1921]. (xt. Bà La Môn Giáo).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...