Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn độ triết học »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn độ triết học








KẾT QUẢ TRA TỪ


ấn độ triết học:

(印度哲學) Ấn độ gọi triết học là kiến giải (Phạm: Darzana), đặc sắc của nó là không chịu sự giới hạn của khoa học tự nhiên, lấy việc tìm tòi chân lí căn bản của hết thảy muôn vật phổ biến làm chủ, và mang sắc thái tôn giáo rất đậm đà. Trong lịch sử triết học Ấn độ cũng có các nhà Duy vật luận, Hoài nghi luận, nhưng chỉ hạn trong một thời kì, và cũng không có sắc thái truyền thống. Các phái triết học Ấn độ, trừ Duy vật luận ra, các phái đều chủ trương thoát khỏi sự đau khổ của kiếp người mà tiến đến một loại thế giới vĩnh viễn, phổ biến, cũng tức là một loại tôn giáo thực tiễn. Người Nhã lợi an đã xâm nhập Ấn độ vào khoảng thế kỉ XIII trước Tây lịch, đến thế kỉ X trước Tây lịch thì thành lập tôn giáo thời đại Lê câu phệ đà (Phạm:Fg-veda), ở thời kì này, họ đã định cư sinh hoạt tập thể, tin thờ các thần tự nhiên, thần anh hùng và thần luật pháp duy trì trật tự xã hội. Ngoài ra, các pháp tắc căn bản như thiên tắc (Phạm: fta), cấm chế (Phạm: vrata), đạt ma (Phạm: dharman, tức sau này làdharma) v.v... cũng theo đó mà sản sinh. Song, vào thời đại Lê câu phệ đà, những tư tưởng và hoạt động đối với tự nhiên, luân lí, tế tự, đều vẫn chưa được qui hoạch và phân loại, quan niệm thần hoặc nguyên lí triết học, cũng đều chưa thành thục. Đến khoảng một nghìn năm trước Tây lịch, người Nhã lợi an dần dần đi về phía đông, chiếm cứ các vùng đất phì nhiêu nhất ở khoảng giữa hai con sông Da mâu na (Phạm: Yamunà) và sông Hằng. Sau khi chiến tranh chấm dứt, sinh hoạt và văn hóa của họ đã tiến vào thời đại Phạm thư (Phạm:Bràhmaịa). Họ bắt những dân tộc bị chinh phục làm nô lệ (Phạm:sùdra, Thủ đà la), họ tự nhận là Tư tế ở địa vị cao nhất, cũng tức là Bà la môn (Phạm: Bràhman). Đồng thời với chế độ giai cấp được đặt định, Thánh điển Phệ đà cũng được tiến hành biên tập, đây là thời đại Bà la môn tối thượng, tế tự vạn năng. Thời kì này, vì tư tưởng đa thần chưa thỏa mãn được yêu cầu thời đại, nên mới có sự tìm tòi một vị thần tối cao thống nhất, do đó, xuất hiện thần sáng tạo (tạo vật chủ, Phạm: Prajàpati) cao nhất, rồi dần dần phát triển mà sản sinh một thứ nguyên lí căn bản Phạm (Phạm: Brahman), Ngã (Phạm: àtman, a đặc mạn), hoặc là học thuyết lấy vô làm đầu hết thảy. Kế đến thời đại Sâm lâm thư (Phạm: Àraịyaka), thời đại Áo nghĩa thư (Phạm: Upaniwad). Thời đại Áo nghĩa thư chuyên môn tìm tòi bản chất vũ trụ Phạm và bản chất cá nhân Ngã, là thời kì triết học Áo nghĩa thư được thành lập. Thế kỉ thứ sáu trước Tây lịch là thời kì chuyển biến trong triết học Ấn độ. Vương quốc Ma yết đà nằm về phía đông và các nước kế cận bột hưng, trung tâm văn hóa cũng theo đó mà dần dần chuyển di về đông, những đô thị mới được thiết lập, tư tưởng mới chịu ảnh hưởng của các nhà tự do tư tưởng cũng trỗi dậy. Cái đặc sắc của thời này là ở chỗ phản đối chủ nghĩa triết học bản chất Phạm - Ngã, và khuynh hướng cảm giác luận, duy vật luận cũng rất mạnh, thậm chí bao hàm sắc thái hoài nghi, yếm thế và hư vô. Cái gọi là Lục sư ngoại đạo tức đại biểu cho tư tưởng này: 1.A kì đa, chủ trương bốn nguyên tố đất, nước, lửa, gió, cho rằng con người đều do bốn nguyên tố này cấu tạo thành, khi thân thể rữa nát thì bốn nguyên tố ấy cũng tiêu diệt theo. Đây là Duy vật luận cảm giác, là tiền khu của phái Thuận thế. 2.Tán nhã di, phủ định nhận thức khách quan có tính chất chính xác tuyệt đối, mà đề xướng Bất khả tri luận. 3.Mạt già lê, đại biểu phái Tà mệnh ngoại đạo, thừa nhận có mười hai thứ yếu tố cấu tạo thành sinh tồn là linh hồn, đất, nước, lửa, gió, hư không, được, mất, khổ, vui, sống, chết, và coi đó là thực thể. Vô nhân luận, phủ định luân hồi theo nghiệp. 4.Bà phù đà, thừa nhận có bảy thứ yếu tố là đất, nước, lửa, gió, khổ, vui và mệnh ngã.5.Bất lan ca diếp, chủ trương đạo đức thiện ác không mang lại quả báo thiện ác, thành lập Vô đạo đức luận. 6.Ni kiền đà nhã đề tử, tức là Phạt đà ma na (Phạm:Vardhamàna), giáo tổ của Kì na giáo, biệt danh là Ma ha tì la (Phạm: Mahàvira, dịch ý là đại hùng), là người cùng thời đại với đức Phật, đã sửa đổi giáo nghĩa Ba tư (Pasa) khoảng hai nghìn ba trăm năm trước mà lập thành năm thệ nguyện lớn là: không giết hại, không nói dối, không trộm cướp, không tà dâm, không mưu cầu bất cứ vật gì. Thế giới quan của Kì na giáo dựa vào năm thứ hữu tụ (Phạm:astikàya) là: điều kiện vận động (Phạm: dharma), điều kiện chỉ tĩnh (Phạm: adharma), hư không (Phạm:àkàza), mệnh ngã (Phạm: jìva) và tố tài (Phạm:pudgala) để lí luận suy diễn. Giáo tổ Phật giáo là đức Thích ca mâu ni cũng xuất hiện vào thời kì này, cái đặc sắc của Ngài là không theo phương thức suy luận hình nhi thượng học và bản chất chủ nghĩa, mà từ ngay trong hiện thực tìm ra con đường (dharma, pháp) giải quyết. Kì na giáo và Phật giáo thời ấy dần dần phát triển thành hai tôn giáo lớn, nhất là Phật giáo, được sự hỗ trợ của vua A dục (ở ngôi khoảng từ 268 B.C. - 232 B.C.), bèn nhanh chóng truyền rộng đến các nước ở phương đông. Thời đại Vương triều Khổng tước (khoảng 317 B.C. - 180 B.C.), Phật giáo chia thành hai bộ phái là Thượng tọa bộ bảo thủ và Đại chúng bộ cách tân, về sau còn phát triển thành nhiều bộ phái nữa. Từ khoảng thế kỉ thứ I trước Tây lịch đến thế kỉ thứ II sau Tây lịch, Phật giáo Đại thừa hưng khởi, nhiều kinh điển Đại thừa cũng được thành lập vào thời kì này. Đến đây, Phật giáo trở về trước được gọi là Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Tiểu thừa. Cái gọi là Phật giáo Đại thừa hưng khởi, là do dân chúng khai triển một thứ vận động cải cách tôn giáo, nhấn mạnh tinh thần lợi tha và thực tiễn của hạnh Bồ tát. Các học phái ở thời kì này thì có phái Trung quán và phái Du già (phái Duy thức) và thế lực của cả hai tương đối đều lớn. Thế giới quan của phái Trung quán lấy tư tưởng Không làm cơ sở, phái Du già thì lập thuyết thực hữu, chủ ý tư tưởng của phái này là nhắm tới một phương thức khảo sát phân tích hiện thực. Khoảng thế kỉ thứ VII trở đi, Mật giáo trong Phật giáo đã chịu ảnh hưởng của Ấn độ giáo mà được thịnh hành, nhưng đồng thời, cũng đã phơi bày cái khuynh hướng trụy lạc. Đến thời kì đầu thế kỉ XIII, do tín đồ Hồi giáo chinh phục, Phật giáo bị tiêu diệt ở Ấn độ. Còn các giáo khác, như Kì na giáo, trong vòng một thế kỉ, đã chia thành phái Không y và phái Bạch y, về sau có rất nhiều ảnh hưởng đối với văn hóa Ấn độ, mãi đến thời gần đây mới suy vi. Tín đồ phái này phần nhiều là các thương gia. Trong hệ thống chính thống của Bà la môn thì có sáu phái triết học: 1.Số luận học phái, thủy tổ là Ca tì la (350 B.C. - 250 B.C.), thành lập hai nguyên lí lớn là tinh thần thuần túy và nguyên chất căn bản. 2.Du già phái, thuyết hình thượng học của phái này và phái Số luận đại trí tương đồng, duy phái Du già chủ trương có thần tối cao; về phương diện thực tiễn, phái này nhấn mạnh tinh thần thống nhất. 3.Di mạn sai học phái, đứng trên lập trường triết học mà nghiên cứu ý nghĩa và sự thực hành các nghi lễ tế tự được qui định trong Thánh điển Phệ đà. Phái này do Kì mễ ni (khoảng 200 B.C. - 100 B.C.) xác lập. 4.Thắng luận học phái, thủy tổ là Yết na đà (khoảng 150 B.C. - 50 B.C.), xiển minh hết thảy hiện tượng, xác lập sáu nguyên lí thực thể, tính chất, vận động, phổ biến, đặc thù và nội thuộc. 5.Ni dạ da (chính lí) học phái, thủy tổ là Kiều đạt ma (khoảng 50 - 150), còn gọi là Túc mục. Quan điểm của phái này về hình thượng học với Thắng luận học phái, đại trí tương đồng, nhưng nghiêng về phương diện nghiên cứu luận lí học nhiều hơn. 6.Phệ đàn-đa học phái, thủy tổ là Bạt đa la diễn na (khoảng 100 B.C. - 1 B.C.), trong Thánh điển Phệ đà, đặc biệt lấy bộ phận Áo nghĩa thư làm căn bản mà tập đại thành triết học Phạm - Ngã. Tư tưởng hệ Bà la môn (Bà la môn giáo) kết hợp với tín ngưỡng dân gian mà thành Ấn độ giáo. Thần chủ yếu là Tì thấp nô và Thấp bà, những người lấy Tì thấp nô làm thần tối cao thì gọi là Tì thấp nô phái, thế lực hai phái này đều rất lớn. Đại tự sự thi Ma ha bà la đa là truyền thừa của tín ngưỡng Ấn độ giáo, từ xưa đến nay, hầu hết người Ấn độ đều thích ngâm tụng, trong đó, phần các bài ca Bạc già phạm, được người Ấn tôn kính như kinh Thánh. Đứng về mặt toàn thể văn hóa sử Ấn độ mà nói, thì trào lưu tư tưởng hệ từ Bà la môn giáo đến Ấn độ giáo là lịch sử tư tưởng chính thống của Ấn độ. Do sự phát triển của triết học Phệ đàn đa mà xuất hiện các luồng tư tưởng như Bất nhị nhất nguyên luận của Thương yết la (Phạm: Zaịkara, khoảng 700 - 750), thuyết Chế hạn bất nhị của La ma noa già (Phạm:Ràmànuja, khoảng 1016 - 1091), và thuyết Bất nhất bất dị của Ninh ba nhĩ ca (thế kỉ XIV). Các nhà tư tưởng Ấn độ cận đại biểu hiện đặc trưng của tư tưởng Ấn độ cận đại thì có La ma nan đà (Ràmànanda, cuối thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XV, là nhà tu hành thuộc phái La ma noa già), phủ định chế độ Chủng tính (caste), Khách tỉ nhĩ (Kabìr, 1440 - 1518), phủ nhận sự phân biệt tôn giáo, nhấn mạnh ý nghĩa sinh hoạt thế tục, Bà nhĩ la ba (Vallabha, 1473? - 1531), xác lập nhất nguyên luận thuần túy. Về sau còn có Na na khắc (Nànak, 1469 - 1538), dần dần khẳng định hiện thực, lập nên giáo đoàn thế tục, chủ trương tăng lữ được phép kết hôn, và được phép liên hiệp với đoàn thể thương nghiệp, kết hợp lợi ích thương nghiệp với công đức tín ngưỡng. Na na khắc lại kết hợp Ấn độ giáo và Y tư lan giáo mà sáng lập ra Khắc tích giáo (Sikhism). Do sự kích thích của tư tưởng Tây phương, Ấn độ dần dần sản sinh các cuộc vận động cải cách xã hội, ở thời kì tiên phong, có Lam mỗ hán la y (Ràm Mohan Roy, 1772 - 1833) lập Phạm giáo hội (Bràhma-Samàj) vào năm 1828, chủ trương sùng bái Phạm duy nhất, phủ nhận sự kì thị chủng tính giai cấp, cho quả phụ được phép tái giá, vận động Tổng đốc nước Anh cấm chỉ tập tục đốt sống quả phụ. Trong các cuộc vận động cải cách ở thế kỉ XIX, thì Nhã lợi an hiệp hội (Àrya –Samàj) do Đái nhã nam đạt sa la tư bà địa (Dayànanda Sarasvatì, 1824 - 1883) sáng lập vào năm 1875 có thế lực mạnh nhất. Người tiếp theo đã phát triển các tôn giáo Ấn độ thành sinh hoạt có tính quốc tế là Duy uy tạp nan đạt (Vivekànanda, 1863 - 1902), ông đã sáng lập La ma khắc lợi tu na truyền đạo hội (The Ràmakfwịa Mission), La ma khắc lợi tu na (Phạm: Ràmkfwịa, 1834 - 1886) rất giầu linh cảm thần bí, và chịu ảnh hưởng rất sâu của chủ nghĩa lí tính cận đại, chủ trương các tôn giáo nhất trí bình đẳng. Các tổ chức tương tự khác nữa là Ấn độ phục vụ giáo đoàn, Thần trí giáo hội v.v... Ngoài ra, do có cuộc vận động phục hưng Phật giáo mà hội Ma ha bồ đề (The Mahàbodhi Society) được thành lập, cùng kết hợp với cuộc vận động hủy bỏ chế độ chủng tính. Về sau, tư tưởng của cha đẻ nền độc lập Ấn độ là Cam địa (Gandhi, 1869 - 1948), của Thái qua nhĩ (Tagore, 1861 - 1941), của Áo nhã tân đô cấu tu (Aurobindo Ghosh, 1872 - 1950) và của La đạt khắc lợi tu nam (Radhakrishnan, 1888 - 1975) v.v... ảnh hưởng đến đời sau rất lớn.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Đường Không Biên Giới


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.108.54 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...