Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn loát thuật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn loát thuật








KẾT QUẢ TRA TỪ


ấn loát thuật:

(印刷術) Kĩ thuật in phát khởi ở Trung quốc, nguyên nhân là đáp ứng nhu cầu của tín đồ Phật giáo mà phát triển thuật ấn loát trong phạm vi văn hóa. Cứ theo các di vật in ấn còn lại mà suy luận, thì bản khắc cổ nhất là vào thời nhà Tùy, nhưng niên đại không rõ. Về Nhật bản, thì Bách vạn tháp đà la ni được khắc xong vào năm Thần hộ cảnh vân thứ 4 (770) là ấn loát phẩm sớm nhất của Nhật bản. Về phương diện Trung quốc, thì Kim cương bát nhã kinh được hoàn thành vào năm Hàm thông thứ 9 (968) đời Đường, là ấn loát phẩm sớm nhất, cũng là ấn loát phẩm bản kinh khắc cổ nhất hiện còn trên thế giới; ở ngay tờ đầu của cuốn kinh có vẽ bản đồ Kì thụ Cấp cô độc viên, hiện tàng trữ tại Đại Anh bác vật quán của nước Anh, kĩ thuật khắc chữ Bách Vạn Tháp Đà La Ni của Nhật Bản in năm 770 của người thợ rất tiến bộ, người đời ai cũng khen ngợi. Nhưng, sự ấn loát đại bộ kinh điển Phật một cách có tổ chức thì phải đợi đến sau thế kỉ thứ X, phát đạt nhất, là tỉnh Tứ xuyên. Đại tạng kinh Phật giáo, được in lần đầu tiên vào cuối thế kỉ XI, cũng in tại Tứ xuyên, sau mới phân phối đi các chùa viện lớn ở các nơi, các kinh điển in vào thời kì này đều là kinh điển Hán văn. Đại tạng kinh ấn hành vào các đời Tống, Nguyên, Minh đều là các bản in khắc trên bản gỗ, từ tạng Tần già vào đầu năm Dân quốc mới bắt đầu dùng chữ rời bằng chì để in. Lại thời kì nhà Nguyên thống trị Trung quốc, cũng có bản in kinh Phật bằng văn Hồi hột và văn Tây hạ, lí do là vì lãnh thổ triều Nguyên bao gồm cả đất Hồi hột, Tây hạ, vả lại cũng cùng là Nhung tộc (giống mọi rợ) với nhau, nên nhà Nguyên đã vì họ mà in ấn kinh sách Phật bằng văn Hồi hột và văn Tây hạ. Thời bấy giờ, những người phụ trách công việc in ấn là người Hán, bị kì thị bởi chính sách chủng tộc của triều Nguyên, công việc ấn loát toàn được tiến hành tại Hàng châu. Ngoài ra, như Triều tiên và Việt nam cũng có khắc in kinh điển Phật. Lại trong các văn vật được tìm đào thấy, cũng có số ít ấn loát phẩm bằng tiếng Ấn độ cổ đại, song thuật ấn loát của Trung quốc chưa thấy lưu hành tại Ấn độ, mãi đến cuối thế kỉ XIX, Ấn độ mới bắt đầu in kinh điển Phật bằng chữ rời chì trong thể chữ Thiên thành (Phạm:devanàgarì) Từ cuối thế kỉ IX đến thế kỉ X, số lượng lớn kinh điển Phật in ở Trung quốc, được phân phối đi các nơi trên toàn quốc, đến các miền Trung á, trong đó, chỉ có số ít may còn đến ngày nay. Các kinh điển in được tìm đào thấy ở Trung á hiện nay, cho thấy hình thức thời kì đầu đều là bản cuốn lại, như kinh Kim cương bát nhã nói ở trên là một bản cuốn. Từ khoảng thế kỉ XI, mới thấy các bản xếp và đóng thành quyển được dùng. Các kinh Phật bằng văn Hán, văn Hồi hột và văn Tây hạ, đều là bản xếp, bản đóng, nhưng bản cuốn thì chỉ có trong văn Hán, và số lượng cũng rất ít. Tại Nhật bản, vào thời đại Bình an, các chùa ở Nam đô đều có ấn hành kinh Pháp hoa, luận Thành duy thức. Vào thời Liêm thương, hệ thống san hành kinh Phật ấy được gọi là Xuân nhật bản, về sau, có Cao dã bản do chùa viện ở núi Cao dã ấn hành, còn có Tịnh độ giáo bản lấy Kinh đô làm trung tâm. Đến thời đại Thất đinh lấy Liêm thương làm cứ điểm, rồi từ đó phổ cập các nơi, và đến cuối thời kì Thất đinh thì phát triển thành xuất bản thương mãi. Sự in ấn bằng bản chữ rời đến đầu thời kì Giang hộ mới hưng thịnh, tức vào năm 1637, Thiên hải tạng được ấn hành bằng bản chữ rời, từ đó về sau, Đại tạng kinh Nhật bản phần nhiều cũng ấn hành bằng chữ rời. Ngoài ra, có các bức tranh tượng Kinh Kim Cương Bát Nhã Đời Đường Trung Quốc In Năm 968 Tạng Tần Già vẽ được khắc in, là tranh Phật truyền vào từ đời Đường, từ cuối thời Bình an đến thời Liêm thương được lưu hành rộng rãi, khổ lớn như Lưỡng giới mạn đồ la, tượng Niết bàn, khổ nhỏ thì như tranh tượng ban cho các chùa viện, hộ phù v.v..., tranh Phật in bản gỗ. Sau thời Minh trị, thuật ấn loát bằng chữ rời chì của phương Tây thịnh hành, bản gỗ bèn suy đồi nhanh chóng mà thay thế bằng chữ rời chì. (xt. Hoạt Tự Bản).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Gọi nắng xuân về


Hạnh phúc là điều có thật


Gió Bấc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...