Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn tướng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn tướng








KẾT QUẢ TRA TỪ


ấn tướng:

(印相) Phạm: Mudrà, Pāli: Muddà. Dịch âm là Mẫunạila, Mẫuđàla, Mâuđàla, Mục đà la. Còn gọi là Thủ ấn, Khế ấn, Ấn khế, Mật ấn, Ấn. Tức Mật giáo dùng để nêu tỏ Tam muội nội chứng và bản thệ ngoại tướng của các Tôn Phật, Bồtát và Thiên bộ trong hải hội Mạn đồ la. Cũng chỉ thủ ấn mà những người tu hành kết, mong tương ứng với bản thệ của chư tôn để thành tựu cảnh giới của Tam mât . Ngoài ra, các vật mà chư tôn cầm trong tay cũng gọi là Ấn tướng. Ấn, hàm nghĩa là tin; tức quyết định cho là được, quyết định không thay đổi, là nghĩa tiêu biểu. Hiển giáo phần nhiều dùng với nghĩa ấn chương, nại ấn, ấn khả, Mật giáo thì phần nhiều dùng với nghĩa tiêu biểu, tượng trưng công đức nội chứng bản thệ của chư tôn. Lại ấn trong Mật giáo, nói theo nghĩa rộng, thì bốn Mạn đồ la là: Đại mạn đồ la, Tam muội da mạn đồ la, Pháp mạn đồ la, Yết ma mạn đồ la, đều gọi là ấn cả; đó là vì bốn mạn đồ la đều là tiêu biểu của pháp giới. Nói theo nghĩa hẹp, thì trong bốn Mạn đồ la, chỉ cho Tam muội da mạn đồ la, chỉ cho Thân mật trong ba mật, tức thân Tam muội da của chư tôn. Và trong các kinh điển Mật giáo thông thường, từ ngữ Ấn khế hoặc Ấn tướng phần nhiều chỉ cách dùng theo nghĩa hẹp. Chúng sinh phàm phu chưa dứt phiền não, nếu thân trì mật ấn của bản tôn, hai mật miệng và ý cũng tương ứng với bản tôn, thì nhờ sức gia trì của ba mật tương ứng mà cùng hòa nhập với bản tôn, được thành tựu Tất địa. Cho nên, ý nghĩa ấn, nói theo Mật giáo, là chỉ cho thân mật trong ba mật thân, khẩu, ý. Trước thời Mật giáo, các khế ấn thường được dùng tại Ấn độ, thì có Thí vô úy ấn, hình tướng tay phải mở ra, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dơ lên bên cạnh vai; Chuyển pháp luân ấn, đặt hai tay ở cạnh ngực, lòng bàn tay phải, lòng bàn tay trái ngược nhau, các ngón tay trái hơi chạm vào nhau; Xúc địa ấn, tướng ngồi, tay phải rủ xuống đất, còn gọi là Hàng ma ấn, Phá ma ấn, là tướng ấn lúc đức Phật thành đạo; Thiền định ấn, cả hai tay duỗi thẳng năm ngón, bàn taytrái đặt ở dưới bàn tay phải, biểu lộ tướng tư duy thầm tưởng, còn gọi là Pháp giới định tướng; Thí nguyện ấn, tay phải duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng ra ngoài, còn gọi là Dữ nguyên ấn, Thí dữ ấn. Khế ấn của Mật giáo rất nhiều, thông thường lấy sáu kiểu nắm tay và mười hai kiểu chắp tay làm ấn cơ bản (ấn mẫu). Lại trong các pháp tu phổ thông, phần nhiều lấy mười tám khế ấn làm ấn tướng cơ bản 1. Ấn Hàng Ma 2. Ấn Thí Vô Úy 3. Ấn Thiền Định 4. Ấn Dữ Nguyện khi tu phép quán. Về các loại ấn tướng, cứ theo kinh Đại nhật quyển 6 phẩm Bản tôn tam muội, Đại nhật kinh sớ quyển 20 chép, thì ấn tướng có thể chia làm hai loại là Hữu tướng (có hình) và Vô tướng (vô hình): 1. Hữu tướng, tức lựa chọn trong các tướng mà trụ ở một tướng; lại có thể chia làm hai thứ: a. Thủ ấn , tức là ấn của chư tôn kết trì, như là Trí quyền ấn của Đại nhật Như lai ở Kim cương giới, Pháp giới định ấn của Đại nhật Nhưlai ở Thai tạng giới. b. Khế ấn....., tức là các khí vật chư tôn cầm trên tay, cũng tức là các hình Tam muội dao gậy, dao, hoa sen tiêu biểu bản thệ của chư tôn, như hoa sen của Quan âm, kiếm sắc của Văn thù. 2. Vô tướng, tức không thiên ở một tướng mà đầy đủ tất cả tướng, cũng tức giơ tay, đưa chân đều là cảnh giới của mật ấn. Ấn tướng vô tướng này phù hợp với thực nghĩa của ấn tướng, là ấn sâu kín trong sâu kín. Về sự phân biệt giữa Thủ ấn và Khế ấn, nói một cách thiển lược là, ấn kết trên tay gọi là Thủ ấn; ấn tướng vẽ theo các kiểu gọi là Khế ấn; nói một cách sâu xa thì Thủ ấn chỉ ấn tướng do chư tôn hoặc người tu hành kết trên tay; còn Khế ấn là chỉ hình tam muộida của chư tôn lấy tammuộida mạn đồ la trong bốn Mạn đồ la làm ấn. Lại trong Mật giáo, đối với hai tay kết ấn và mười ngón tay, có cách gọi đặc biệt, thông thường gọi hai tay là Nhị vũ (hai cánh), Nhật nguyệt chưởng (bàn tay mặt trời, mặt trăng), Nhị chưởng ......(hai bàn tay); gọi mười ngón tay là Thập độ .(mười ba la mật), Thập luân .(mười bánh xe), Thập liên ..... (mười cánh sen), Thập pháp giới, Thập chân như, Thập phong ......(mười ngọn núi). Đồng thời, phối hai tay với Kim cương giới và Thai tạng giới, hoặc phối với định và tuệ, lí và trí; phối năm ngón với năm uẩn, năm Phật đính, năm căn, năm chữ, năm đại v.v...; mười ngón phối với mười độ.Năm ngón phối với năm đại là căn cứ theo thuyết trong kinh Đại nhật quyển 4 phẩm Mật ấn. Còn thứ tự mười ngón phối với mười độ thì có hai thuyết, một thuyết có xuất xứ từ các kinh luận do các ngài Kim cương trí và Thiện vô úy dịch, còn thuyết kia thì có xuất xứ từ các kinh luận do ngài Bất không dịch. Ấn tướng có khả năng tiêu biểu sự nội chứng và bản thệ của chư tôn, vì thế, một ngón tay co duỗi kết ấn có khả năng làm chấn động pháp giới, phàm Thánh cùng hội họp. Mười ngón đại biểu mười pháp giới, là tổng thể của mạn đồ la, cho nên khi mười ngón tay co duỗi li hợp có thể kết thành bất cứ ấn nào. Phàm phu chúng sinh tuy chưa dứt trừ phiền não, nhưng cái lực dụng của sự kết ấn tướng cũng ngang với sức của bậc Thánh, có thể sai khiến các hiền thánh và chư thiên quỉ thần. Lại nhờ công lực của mật ấn, có thể sai sử Minh vương thiên thần hộ pháp đến bên cạnh người tu hành để hộ vệ, đồng thời, thành tựu những điều sở nguyện. Vì công dụng của ấn tướng quá lớn, nên khi kết ấn phải cung kính thận trọng, người tu hành, trước khi kết ấn, phải xin thầy trao truyền dạy bảo, nếu không thì chẳng những mất công dụng của ấn tướng mà còn phạm trọng tội vượt tam muội da. Ngoài ra, khi kết ấn tu hành, để đề phòng quỉ thần ác ma quấy rối, không nên kết ấn giữa nơi trống trải, mà phải lấy ca sa, khăn sạch, vạt áo hoặc tay áo che đi. Lại ấn tướng nguyên là động tác của thân thể trong uy nghi hành sự, chẳng hạn như ấn thuyết pháp thì giơ tay kết ấn để giúp cho sự thuyết minh, còn định ấn thì đặt hai tay trên hai chân kết già để giúp cho tâm an định. Lúc đầu, ấn tướng không có qui tắc cố định, sau khi Mật giáo hưng khởi, thu dụng cách hành sự của Ấn độ giáo, mới có thuyết ấn tướng, rồi tiến thêm bước nữa mà giải thích rõ ý nghĩa và lợi ích của ấn tướng. Do thời gian thành lập các loại phép tắc về ấn tướng có trước, sau khác nhau, và sự truyền thừa tại Ấn độ, Népal và Trung quốc có bất đồng, nên đã sản sinh nhiều thứ sai dị. Lại ấn căn bản của chư tôn trong mạn đồ la thuộc hai bộ Kim cương và Thai tạng trong Mật giáo cũng bất nhất, và ấn tướng kết theo nghi thức của các phép tu cũng sai khác, đến nỗi khiến cho các loại ấn tướng trở thành phồn tạp khó nhận. Hiện nay, các ấn tướng của Phật Bồtát được thông dụng và tương đối trọng yếu thì có: Trí quyền ấn của Đại nhật Như lai ở Kim cương giới, Pháp giới định ấn của Đại nhật Như lai ở Thai tạng giới, Lực đoan định ấn của PhậtAdiđà (còn gọi là Diđà định ấn), An úy ấn của Lai nghinh Phật, Thí vô úy ấn, Dữ nguyện ấn, Cát tường ấn và Hợp chưởng ấn v.v... Ngoài ra, cùng một tôn vị Phật Bồtát mà ấn tướng của Hiển giáo và ấn tướng của Mật giáo có khi cũng khác nhau. [X. kinh Đà la ni tập Q.1; kinh Lược xuất niệm tụng Q.1; kinh Tô tất địa yết la; A súc Như lai niệm tụng cúng dường pháp; Tì samôn thiên vương quĩ; Liên hoa bộ tâm quĩ; Đại nhật kinh sớ Q.13, Q.14]. (xt. Thủ Ấn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...