Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện lai »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện lai








KẾT QUẢ TRA TỪ


thiện lai:

(善來) I. Thiên Lai. Phạm:Svàgata. Pàli:Sàgata. Hán âm: Sa kiệt đà, Sa yết đa, Sa bà yết đa. Lời khách sáo mà các vị tỉ khưu ở Ấn độ dùng để đón khách đến, có nghĩa là: Thật quí hóa ông đã đến!. ĐiềuKhách cựu tương ngộ trong Nam hải kí qui nội pháp truyện nói rằng: Theo lễ phép của chúng tăng trong các chùa ở Ấn độ, khi có khách đến thì đệ tử, học trò phải nói trước với khách là Sa yết đa, khách liền đáp Tốt sa yết đa (Phạm: Susvàgata, Hán dịch: Cực thiện lai). Khi đức Phật gọi tỉ khưu là Thiện lai tỉ khưu thì vị tỉ khưu ấy liền được giới Cụ túc, đó gọi là Thiện lai đắc, là 1 trong 10 thứ nhân duyên được giới; đây là tác pháp đặc biệt chỉ một mình đức Thích tôn truyền trao được mà thôi. Tức là do nguyện lực của người ấy và sức uy thần của Phật, Phật hướng về phía người muốn xuất gia gọi Thiện lai tỉ khưu thì người ấy liền là sa môn, đầy đủ tướng cạo tóc, mặc ca sa, được giới Cụ túc. Từ ngữ Thiện lai tỉ khưu được sử dụng lần đầu tiên khi 5 vị tỉ khưu đứng đầu là ngài Kiều trần như qui y đức Thích tôn. Cứ theo Thiện kiến luật tì bà sa quyển 7 thì lúc đức Phật còn tại thế, những người đắc giới theo tác pháp này gồm 1341 người. Còn theo luật Tứ phần thì trong 8 loại tỉ khưu: Danh tự tỉ khưu, Tương tự tỉ khưu, Tự xưng tỉ khưu, Thiện lai tỉ khưu, Khất cầu tỉ khưu, Trước cát tiệt y tỉ khưu, Phá kết sử tỉ khưu và Thụ đại giới bạch tứ yết ma như pháp thành tựu đắc xứ sở tỉ khưu, loại Thiện lai tỉ khưu được xếp vào hàng thứ 4, là 1 trong các hình thức xuất gia khi chưa chế định tác pháp thụ giới Cụ túc. Kinh Tăng nhất a hàm quyển 15 (Đại 2, 621 hạ) nói: Theo pháp thường của chư giờ, đức Thế tôn bảo ngài Ca diếp rằng: Thiện lai tỉ khưu! Pháp này vi diệu, khéo tu phạm hạnh. Lúc ấy, tất cả áo xiêm mà ngài Ca diếp và 500 đệ tử mặc trên mình đều biếnlàm ca sa, tóc trên đầu tự rụng, giống như mới cạo tóc được 7 ngày. [X. kinh Thủ trưởng giả trong Trung a hàm Q.9; kinh Phật bản hành tập Q.34; kinh Tì ni mẫu Q.1; luật Tứ phần Q.32; luật Ngũ phần Q.15; luật Ma ha tăng kì Q.23; luật Thập tụng Q.56; Tát bà đa tì ni tì bà sa Q.2; luận Câu xá Q.14]. II.Thiện Lai. Phạm:Svàgata. Pàli:Sàgata. Cũng gọi Sa bà yết đa, Sa già đà, Tu già đà. Tên vị tỉ khưu ở thời đức Phật, là con của Trưởng giả Phù đồ (Phạm: Bodha) ở núi Thất thu ma la (Phạm: Suôsumàragira) thuộc nước Kiêu thiểm tì (Pàli:Kosambì). Vì bẩm tính bạc phúc, phá tán hết gia sản, cuối cùng phải đixin ăn để sống còn, nên người đời gọi sư là Ác lai (Phạm:Duràgata). Về sau này, sư được gặp đức Thích tôn, Ngài bảo đem hoa sen xanh cúng dường chúng tăng, sư liền nhớ lại đời trước mình từng tu Thánh xứ quán. Sau, sư lại được nghe đức Thích tôn giảng nói diệu pháp, chứng được Sơ quả, bèn cạo tóc xuất gia, phát tâm mạnh mẽ, cuối cùng chứng được quả A la hán. Đức Thích tôn bảo sư đến núi Thất thu ma la hàng phục con rồng dữ, sư đến chỗ con rồng, nhập định Hỏa quang, dùng sức thần thông điều phục con rồng. Có lần, sư đến thành Thất la phiệt nhận sự cúng dường của 1 nhà Bà la môn, không biết trong nước có lẫn rượu, nên khi sư uống vào bị say nằm lăn ra đất; đức Phật liền giảng nói về lỗi uống rượu, đây chính là nguyên nhân đức Phật chế giới cấm uống rượu. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.3; kinh Vô lượng thọ Q.thượng; kinh A la hán cụ đức; kinh Sa hạt tỉ khưu công đức;Ẩm tửu học xứ trong Hữu bộ tì nại da Q.42; luật Tứ phần Q.16].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đường Không Biên Giới


Lược sử Phật giáo


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Phật giáo và Con người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...