Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện đạo lưu »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện đạo lưu








KẾT QUẢ TRA TỪ


thiện đạo lưu:

(善導流) Dòng Thiện đạo. Chỉ cho dòng phái Tịnh độ do ngài Thiện đạo lập ra vào đời Đường, 1 trong 3 dòng phái của Tịnh độ giáo. Y cứ theo chỗ ở của Sơ tổ Đàm loan (476-542), nên cũng gọi là Nhạn môn lưu. Ngài Đàmloantruyền cho ngài Đạo xước (562-645). Ngài Đàm loan học kinh Quán vô lượng thọ từ ngài Bồ đề lưu chi, đồng thời chú thích luận Tịnh độ do ngài Lưu chidịch thành Vãng sinh luận chú 2 quyển; Trong đó, bao gồm cả Thập niệm vãng sinh nói trong Quán kinh lại càng hiển bày rõ giáo nghĩa của ngài Đàm loan. Nhưng vì tông chỉ của Quán kinh rất gần gũi với tông nghĩa tân hưng lúc bấy giờ, cho nên các Đại sư như ngài Tuệ viễn tông Địa luận, ngài Trí khải tông Thiên thai, ngài Cát tạng tông Tam luận...đều dựa vào kiến giải của tông mình mà thừa nhận rằng Quán kinh lấy Quán Phật tam muội làm tông chỉ. Thêm nữa, ngài Chân đế đời Trần dịch luận Nhiếp đại thừa của ngài Vô trước và Luận thích của ngài Thế thân, mở ra tông nhiếp luận, đề xướng Biệt thời ý thú, bài xích Thập niệm vãng sinh của Quán kinh là Phương tiện giáo chỉ có nguyện suông chứ không cóthực hành. Đến đây thì Tịnh độ giáo bỗng khựng lại. Các thuyết như căn cơ tu theo Quán kinh là những hành giả thượng căn, thân độ làỨng hóa thân vàỨng độ...giờ đây chỉ còn nhờ Sơ tổ Đàm loan mà tạm thời lóe ra chút ánh sáng. Về sau, ngài Đạo xước tình cờ đến chùa Huyền trung xem văn bia của ngài Đàm loan mà đi vào pháp mônNiệm Phật và y theo Quán kinh mà soạn bộ An lạc tập, phê bình và bác bỏ các kiến chấp sai lầm; đệ tử của sư là ngài Thiện đạo cũng vì các nhà chưa hiểu nghĩa kinh, xem Quán kinh là lấy quán niệm làm chính, lấy hồi hướng nguyện sinh làm tông chỉ, chứ không phải trực tiếp chỉ dạy hạng phàm phu vãng sinh, cho nên mới soạn Quán kinh tứ thiếp sớ, qui định khuôn phép xưa nay, Tịnh độ giáo nhờ đó được phục hưng. Cho nên, dòng phái này tuy bắt đầu là ngài Đàm loan, rồi ngài Đạo xước kế thừa, nhưng thực ra thì người hoằng dương là ngài Thiện đạo, vì thế gọi là Thiện đạo lưu. Các trứ tác khác của ngài Thiện đạo như Quán niệm pháp môn, Vãng sinh lễ tán, Pháp sự tán, Ban chu tán... đều nhằm mục đích phát huy ý nghĩa sâu xa trong Quán kinh sớ. Ngài Thiện đạo chủ trương Quán kinh đầu tiên nói về yếu môn để dắt dẫn những căn cơ Tịnh độ chưa thuần thục, về sau thì bỏ yếu môn mà hiển bày hoằng nguyện. Tức phán định tông chỉ Quán kinh yếu môn là phương tiện, hoằng nguyện là chân thực, nói rõ Quán kinh tuy lấyquán Phật, niệm Phật làm chính, nhưng mục đích là niệm Phật. Đồng thời, ngài Thiện đạo cho rằng hạnh xưng danh là chính định nghiệp, 1 trong 5 chính hạnh; 4 hạnh còn lại: Đọc tụng, quán sát, lễ bái, tán thán cúng dường thì là trợ nghiệp, tuy giúp thêm cho việc xưng danh nhưng không phải chính nhân của sự vãng sinh. [X. Quán kinh sớ tán thiện nghĩa].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Kinh Phổ Môn


Phật Giáo Yếu Lược


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.223.37.137 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...