Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện ác »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện ác








KẾT QUẢ TRA TỪ


thiện ác:

(善惡) Chỉ cho thiện và ác. Nếu thêm vô kí thì gọi chung là Tam tính. Nói cách thông thường thìThiện chỉ cho thuận lí,Ác chỉ cho trái lí. Nhưng, trong các kinh luận có nhiều thuyết khác nhau. Theo luận Thành duy thức quyển 5 thì hành pháp hữu lậu và vô lậu có năng lực thuận ích cho đời này và đời sau thì là Thiện; trái lại, hành pháp trái nghịch gây tổn hại cho đời này, đời sau thì làÁc. Ranh giới phân chia giữa thiện và ác là ở chỗ thuận ích và trái tổn khác nhau. Hơn nữa, thiện và ác phải xuyên suốt đời này và đời sau, nếu không thì là vô kí(không phải thiện cũng chẳng phải ác). Như quả báo vui ở cõi người, cõi trời, đối với đời này tuy là thuận ích nhưng đối với đời sau lại không là thuận ích, vì thế chẳng phải là thiện, mà là tính vô kí. Lại như quả báo khổ ở ác thú, đối với đời này tuy là trái tổn nhưng đối với đời sau lại không là trái tổn, cho nên cũng chẳng phải ác, mà là tính vô kí. Trong Đại thừa nghĩa chương quyển 12, ngài Tuệ viễn ở chùa Tịnh ảnh đã y cứ vào 5 thừa Nhân, Thiên, Nhị thừa, Bồ tát và Phật để giải thích rõ về danh từ thiện, ác. Đó là: 1. Thuận ích là thiện, trái tổn là ác. Tức cho thiện pháp mà 5 thừa tu hành thuộc về thiện; còn cái nguyên nhân có năng lực dẫn đến quả báo trong 3 đường (địa ngục, ngã quỉ, súc sinh)và chiêu cảm nghiệp báo riêng của quả khổ ở cõi trời, cõi người thì thuộc về ác. 2. Thuận lí là thiện, trái lí là ác. Lí chỉ cho tính không vô tướng. Thiện pháp mà Phật, Bồ tát và Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác)tu hành là thuộc về thiện; còn thiện pháp mà người và trời tu hành là Hữu tướng hành, cho nên thuộc về ác. 3. Thể thuận là thiện, thể trái là ác. Thể là tự thể của mình, tức chỉ cho chân tính của pháp giới. Theo nghĩa này thì tất cả thiện hạnh mà5 thừa duyên tu đều thuộc về ác. Tông Thiên thai lập6 loại thiện ác: 1. Thiện của người, trời: Chỉ cho các việc thiện như 5 giới cấm, 10 điều thiện. Nhưng vì khi quả báo cõi người, cõi trời hết rồi thì vẫn lại đọa vào 3 đường ác(địa ngục, ngã quỉ, súc sinh), cho nên cũng thuộc về ác. 2. Thiện của Nhị thừa: Hàng Nhị thừa có năng lực xa lìa cái khổ trong 3 cõi(Dục, Sắc và Vô sắc) cho nên thuộc về thiện; nhưng hàng Nhị thừa tuy có khả năng tự độ mà không thể độ tha, vì thế cũng là ác. 3. Thiện của Bồ tát Tiểu thừa: Hàng Bồ tát Tiểu thừa có tâm từ bi cứu giúp tất cả, cho nên thuộc về thiện; nhưng vì tự thân vẫn chưa dứt hết phiền não nên cũng thuộc về ác. 4. Thiện của Tam thừa Thông giáo: Tam thừa Thông giáo cùng đoạn phiền não kiến nhẫn nên thuộc về thiện; nhưng vì chưa thấy được lí Trung đạo của Biệt giáo, chưa diệt được một phần vô minh nào, vì thế cũng thuộc về ác. 5. Thiện của Bồ tát Biệt giáo: Bồ tát Biệt giáo có năng lực thấy lí Trung đạo, cho nên thuộc về thiện; nhưng vì Trung đạo mà hàng Bồ tát này thấy là Trung đạo cách lịch(Trung đạo cách lịch chứ không dung thông), chứ không phải Trung đạo viên dung của Viên giáo, cho nên hạnh tu của các vị Bồ tát này còn vướng phương tiện, không hợp với lí, đó cũng thuộc về ác. 6. Thiện của Bồ tát Viên giáo: Chân lí mà hàng Bồ tát Viên giáo thấy được là lí viên dung vi diệu, vốn là thiện tột bậc; nhưng nói theo 2 nghĩa thuận, bội và đạt, trước thì cũng thuộc về ác. Thuận, bội nghĩa là thuận theo viên lí thực tướng là thiện, còn trái ngược lại(bội) thì là ác; Đạt, trước nghĩa là đạt được viên lí này là thiện, còn sinh khởi chấp trước viên lí này thì là ác. Trong đó, dùng nghĩa thứ 2 là đạt, trước để phân biệt thiện ác là thuyết đặc biệt của tông Thiên thai. [X.kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp Q.hạ; Đại thừa nghĩa chương Q.7; Pháp giới thứ đệ sơ môn Q.thượng; Ma ha chỉ quán Q.2, phần 3]. (xt. Thiện,Ác).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.131.110.169 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...