Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện








KẾT QUẢ TRA TỪ


thiện:

(善) Phạm: Kuzala. Pàli:Kusala. Chỉ cho pháp bạch tịnh(thanh tịnh), có tính an ổn, có năng lực mang lại lợi ích cho mình và người trong đời hiện tại và đời vị lai. Thiện, bất thiện và vô kí(chẳng phải thiện cũng chẳng phải bất thiện)gọi chung là Tam tính. Trong đó, Thiện là bạch pháp (nghĩa là pháp thanh tịnh), Bất thiện là hắc pháp(nghĩa là pháp nhơ nhớp). Nói theo nghĩa rộng thì Thiện chỉ cho tất cả tư tưởng hành vi tương ứng với tâm thiện, hễ hợp với giáo lí Phật giáo thì đều được gọi là Thiện; còn nói theo nghĩa hẹp thì Thiện chỉ cho 1 trong các pháp Tâm sở của tông Pháp tướng, bao gồm: Tín (tin), tàm(thẹn), quí(hổ), vô tham, vô sân, vô si, tinh tiến(gắng sức tiến lên), khinh an(nhẹ nhàng an ổn), bất phóng dật(không buông thả, lêu lổng), hành xả(xả bỏ tiền của giúp đỡ người khác) và bất hại(không làm hại người và sinh vật). Cứ theo các kinh luận thì Thiện có nhiều loại, sau đây sẽ nêu mấy thuyết: I. Nhị Thiện. 1.Chỉ cho hữu lậu thiện và vô lậu thiện. Hữu lậu thiện là bạch pháp, vô lậu thiện là tịnh pháp. Theo luận Câu xá quyển 4, Thành duy thức luận thuật kí quyển 10 và Đại thừa huyền luận quyển 2 thì hữu lậu thiện là thiện thế gian chưa đoạn trừ phiền não, bao gồm 5 giới cấm, 10 điều thiện... y theo các pháp thiện này mà tu thì có thể được quả báo vui ở vị lai. Hữu lậu thiện khác với lí pháp tính vô tướng. Hữu lậu thiện là Thiện tu theo tâm chấp tướng sai biệt giữa mình và người, cho nên cũng gọi là Tướng thiện. Vô lậu thiện thì là thiện xuất thế gian đoạn trừ phiền não, tu theo pháp thiện này thì không mang lại quả báo ở vị lai. Vô lậu thiện nàycũng làthiện đạt được Bồ đềniết bàn. 2. Chỉ cho Chỉ thiện và Hành thiện: Theo pháp giới thứ đệ sơ môn của ngài Trí khải thì chấm dứt hành vi xấu xa, tội ác gọi là Chỉ thiện, thuộc về thiện tiêu cực; trái lại, tích cực tu hành các thắng đức gọi là Hành thiện. Chỉ thiện như không giết hại, không trộm cướp, còn Hành thiện thìnhư phóng sinh, bố thí... 3. Chỉ cho Định thiện và Tán thiện: Theo Quán vô lượng thọ kinh sớ quyển đầu và Quán kinh sớ Huyền nghĩa phần của ngài Thiện đạo...thì tập trung tâmchí để ngăn dứt vọng niệm, thiện căn nhờ tâm định này mà tu được gọi là Định thiện; trái lại, thiện căn do tâm bình thường tán loạn bỏ ác mà tu được thì gọi là Tán thiện. Ngài Thiện đạo cho 13 pháp quán là Định thiện, cho 3 phúc, 9 phẩm là Tán thiện. II. Tam Thiện. 1. Chỉ cho tam phúc: Thế phúc, Giới phúc và Hành phúc. Cũng gọi Thế thiện (Thế tục thiện), Giới thiện và Hành thiện. Theo Quán kinh sớ tự phần nghĩa của ngài Thiện đạo thì Thế phúc là chỉ cho đạo trung tín hiếu đễ, Giới phúc là chỉ cho giới pháp, còn Hành phúc là chỉ cho hạnh tự hành hóa tha của Đại thừa. 2. Chỉ cho Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện. Có nhiều cách giải thích. Kinh Đại phương quảng bảo khiếp quyển trung nêu 3 loại thiện của Thanh văn, cho rằng Tam thiện hạnh thuộc thân, khẩu, ý là Sơ thiện, Tam học hạnh giới, định, tuệ là Trung thiện và Tam tam muội giải thoát pháp môn Không,Vô tướng,Vô nguyện là Hậu thiện. Lại như 3 phần(3 đoạn) là phần Tựa, phần Chính tông và phần Lưu thông của kinh Pháp hoa cũng là Tam thiện. III. Tứ Chủng Thiện. Theo luận Câu xá quyển 13 thì Tứ chủng thiện là: 1. Thắng nghĩa thiện: Chỉ cho Niết bàn. 2. Tự tính thiện: Tự thể của bản chất thiện, tức chỉ cho Tam thiện căn vô tham, vô sân, vô si và tàm quí. 3. Tương ứng thiện: Chỉ tâm, tâm sở thiện tương ứng với tự tính thiện. 4. Đẳng khởi thiện: Chỉ cho thiện tương ứng với tự tính thiện mà dẫn khởi thiện của thân nghiệp, ngữ nghiệp và 4 tướng, đắc và 2 định vô tâm. Trái với Tứ chủng thiện là Tứ chủng bất thiện, tức Thắng nghĩa bất thiện, Tự tính bất thiện, Tương ứng bất thiện và Đẳng khởi bất thiện. IV. Thất Chủng Thiện. A. Cứ theo Câu xá luận quang kí quyển 2 thì Thất chủng thiện là: 1. Sinh đắc thiện: Chỉ cho cái thiện tiên thiên. 2. Văn thiện: Chỉ cho thiện do nghe pháp mà được. 3. Tư thiện: Chỉ cho thiện do suy tư mà được. 4. Tu thiện: Chỉ cho thiện nhờ tu hành mà được. 5. Học thiện: Chỉ cho thiện sinh khởi ở bậc Hữu học. 6. Vô học thiện: Chỉ cho thiện khởilên ở bậc Vô học. 7. Thắng nghĩa thiện: Chỉ cho Niết bàn. Trong 7 loại thiện trên đây, 4 loại đầu là các loại thiện sinh khởi ở địa vị phàm phu trước Kiến đạo(địa vị mới sinh trí vô lậu), tức Hữu lậu thiện; 3 loại sau cùng là các loại thiện sinh khởi ở địa vị Thánh nhân từ Kiến đạo trở lên, tức Vô lậu thiện. B. Pháp hoa văn cú quyển 7 (hội bản) nêu 7 thứ thiện của Đốn giáo: 1. Thời thiện(cũng gọi Thời tiết thiện): Chỉ cho thiện của Tự phần, Chính tông phần và Lưu thông phần thuộc Đốn giáo. 2. Nghĩa thiện: Chỉ cho lí liễu nghĩa của Đốn giáo, là cái thiện có đầy đủ ý nghĩa sâu xa. 3. Ngữ thiện: Chỉ cho sự thuyết pháp thuộc Đốn giáo, là cái thiện có đủ ngôn ngữ xảo diệu. 4. Độc nhất thiện: Chỉ cho Đốn giáo là giáo thuần nhất không pha trộn, là không chung cho Nhị thừa. 5. Viên mãn thiện: Chỉ cho Đốn giáo là pháp bao hàm cả giới nội, giới ngoại, là giáo viên mãn hoàn toàn. 6. Điều nhu thiện: Chỉ cho Đốn giáo không cực đoan, là cái thiện không thiên lệch về một phía. 7. Vô duyêntừthiện: Chỉ cho Đốn giáo có đầy đủ tướng từ bi, thanh tịnh, vô duyên. V. Thập Nhất Thiện. Tông Duy thức Đại thừa lập ra 11 thứ tâm sở thiện, đó là: Tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, cần, khinh an, bất phóng dật, hành xả và bất hại. VII. Thập Tam Thiện. Cứ theo luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập quyển 3 thì Thập tam thiện là: 1. Tự tính thiện: Chỉ cho 11 thứ thiện như: Tín, tàm, quí...nói trên. 2. Tương thuộc thiện: Chỉ cho các pháp tâm sở khác tương ứng với tự tính thiện. 3. Tùy trục thiện: Chỉ cho tập khí của thiện pháp. 4. Phát khởi thiện: Chỉ cho cái thiện của thân nghiệp và ngữ nghiệp. 5. Đệ nhất nghĩa thiện: Chỉ cho chân như. 6. Sinh đắc thiện: Chỉ cho thứ thiện do tư duy gia hành mà sinh khởi. 7. Phương tiện thiện: Chỉ cho thứ thiện do nghe pháp mà sinh ra tác ý như lí. 8. Hiện tiền cúng dường thiện: Chỉ cho thứ thiện cúng dường Như lai. 9. Nhiêu ích thiện: Chỉ cho loại thiện dùng pháp Tứ nhiếp làm lợi ích cho hữu tình.10. Dẫn nhiếp thiện: Chỉ cho loại thiện dị thục dùng phúc nghiệp bố thí, trì giới... để nhiếp dẫn chúng sinh sinh lên cõi trời, hoặc dùng làm nhân để được Niết bàn. 11. Đối trị thiện: Chỉ cho các loại đối trị như yếm hoại đối trị, Đoạn đối trị, trì đối trị, viễn phần đối trị... 12. Tịnh tĩnh thiện: Chỉ cho vô lậu thiện đoạn hết tất cả phiền não, được Niết bàn vắng lặng. 13. Đẳng lưu thiện: Nhờ năng lực tăng thượng tịch tĩnh mà phát khởi các pháp công đức như thần thông... Ngoài ra, thiện căn mà hàng phàm phu tu được có lẫn lộn cái độc chất của phiền não tham, sân, si... cho nên gọi là Tạp độc thiện. Còn tông Tịnh độ thì ngoài loại thiện niệm Phật tha lực ra, tất cả thiện căn tự lực khác đều gọi là Tạp độc thiện. [X. kinh Tạp a hàm Q.29; phẩm Tựa kinh Pháp hoa Q.1; luận Đại tì bà sa Q.51, 44; luận Thành duy thức Q.5, 10; luận Phẩm loại túc Q.6; luận Đại trí độ Q.37; luận A tì đàm cam lộ vị Q.thượng; luận Tạp a tì đàm tâm Q.3; luận Câu xá Q.15; luận Thuận chính lí Q.36; luận Nhiếp đại thừa Q.13 (bản dịch đời Lương); Bồ tát giới nghĩa sớ Q.thượng; Đại thừa nghĩa chương Q.7].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Gõ cửa thiền


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.190.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...