Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thích ca tượng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thích ca tượng








KẾT QUẢ TRA TỪ


thích ca tượng:

(釋迦像) Tượng đức Phật Thích ca mâu ni được điêu khắc hoặc vẽ tranh để lễ bái cúng dường. Cứ theo kinh Tăng nhất a hàm quyển 28 và kinh Quán Phật tam muội hải quyển 6 thì vào thời đức Phật còn tại thế, vuaƯu điền và vua Ba tư nặc đều đã đúc tượng Phật bằng vàng ròng. Nhưng việc này có lẽ là truyền thuyết của người đời sau. Trước khi có tượng Phật, người Ấn độ thường dùng bánh xe pháp, cây Bồ đề, tháp xá lợi... để tượng trưng cho đức Phật và các bức tranh bản sinh đàm, cho đến khoảng kỉ nguyên Tây lịch thì ở vùng Kiện đà la thuộc Bắc Ấn độ mới thấy xuất hiện tượng Phật Thích ca trong nhiều tư thái, tượng ngồi tư duy với 2 bàn tay chồng lên nhau, tượng ngồi hàng ma tay phải kết ấn Xúc địa(chạm đất), tượng ngồi thuyết pháp 2 tay kết ấn chuyển pháp luân đặt ở trước ngực... Trong Phật truyện thường thấy tượng Phật đản sinh, nhập Niết bàn và tượng Thích ca khổ hạnh, Thích ca xuất sơn... đề tài vẽ rất phong phú. Theo Lí hoặc luận của Mâu tử trong Hoằng minh tập quyển 1 và truyện Trúc pháp lan trong Lương cao tăng truyện quyển 1 thì vào thời vua Minh đế nhà Hậu Hán ở Trung quốc đã có vẽ tượng Phật. Lại theo truyện ngài Khang tăng hội trong Xuất tam tạng kí tập quyển 13, bài tán tượng Thích ca văn Phật của ngài Chi đạo lâm đời Đông Tấn chép trong Quảng hoằng minh tập quyển 10 thì người ta biết được là từ đời Tam quốc về sau, việc tạo lập tượng Phật đã dần dần thịnh hành. Vào năm Kiến nguyên thứ 2 (366) đời Phù Tần, sa môn Lạc tôn đục hang đá tạo tượng Phật ở núi Minh sa tại Đôn hoàng, đây là sự nghiệp đục hang đá tạc tượng Phật đầu tiên ở Trung quốc. Kế đến, Thư cừ Mông tốn ở Bắc Lương mở đục điện hang tại núi Tam nguy nằm về phía đông núi Minh sa để tạo lập tượng Phật, dần dần hang đá đạt đến số nghìn, đó chính là Đôn hoàng thiên Phật động, cũng gọi là Mạc cao quật. Thời Bắc Ngụy, vua Văn thành đế sai ngài Đàm diệu đục mở 5 hang đá lớn (hang 16 đến hang 20) ở núi Vân cương nằm về phía tây bắc Bình thành. Đến đời các vua Hiến văn và Hiếu văn cũng tiếp tục đục mở, gồm 20 hang, phần lớn là thờ tượng Phật Thích ca. Vào năm Thái hòa 19 (495) đời Bắc Ngụy, sau khi dời đô đến Lạc dương, hang đá và tượng Phật bắt đầu được tạo lập ở Long môn, đến các đời Tùy, Đường tiếp nối, trong đó, phần lớn cũng tạo tượng Phật Thích ca. Đầu đời Đường về sau, Mật giáo truyền vào, đồng thời cũng truyền vào cách vẽ tượng Thích ca và Thích ca mạn đồ la. Trong mạn đồ la Thai tạng giới, Thiên cổ lôi âm Như lai ngồi ở phương bắc viện Trung đài bát diệp, là vị chủ tôn của viện Thích ca ở phương đông. Trong đó, hình tượng Ngài ở viện Trung đài bát diệp là màu vàng ròng, tay trái nắm lại và ngửa lên để ở dưới rốn, bàn tay phải úp xuống đặt trên đầu gối, ngồi trên hoa sen báu, tức là tướng của Pháp thân Tì lô giá na lìa nóng bức được mát mẻ, an trụ trong định tịch lặng; vì đặt ở Trung đài cho nên gọi là Đệ nhất trùng Thích ca. Còn hình tượng trong viện Thích ca cũng màu vàng ròng, đắp ca sa màu càn đà, tay trái cầm 1 góc áo ca sa, đầu ngón tay cái và ngón vô danh của tay phải bấm vào nhau làm thành hình tròn, 3 ngón còn lại dựng đứng, đây tức là tướng thuyết pháp của đức Tì lô giá na nói pháp môn tự chứng; vì đặt riêng ở lớp thứ 3 cho nên gọi là Đệ tam trùng Thích ca. Trong khoảng thời gian từ đời Bắc Ngụy đến các đời Đường, Tống, Thiên Phật động ở Đôn hoàng đã được đục mở thêm nhiều lần, trong đó, khám thờ Phật ở mặt chính của độngNthứ 120 (theo biên hiệu của Pelliot) có thờ tượng Phật Thích ca theo kiểu dáng Trung Ấn độ, động thứ 111 thờ tượng Phật Thích ca và Phật Đa bảo ngồi chung theo kiểu dáng dung hợp Trung Ấn và Bắc Ngụy. Ông A.Stein người Anh cũng từng tìm thấy ở đây bức tranh thêu Phật thuyết pháp trên núi Linh thứu và bức tranh thêu Phật Thích ca thuyết pháp bằng lụa có tô màu.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Những tâm tình cô đơn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...