Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thích ca mâu ni »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thích ca mâu ni








KẾT QUẢ TRA TỪ


thích ca mâu ni:

(釋迦牟尼) Phạm: Zàkya-muni. Pàli: Sakya-muni. Cũng gọi Thích ca văn ni, Xa ca dạ mâu ni, Thích ca mâu nẵng, Thích ca văn. Gọi tắt: Thích ca, Mâu ni, Văn ni. Hán dịch: Năng nhân, Năng nhẫn, Năng tịch, Tịch mặc, Năng mãn, Độ ốc tiêu.Phạm Hán: Thích ca tịch tĩnh, cũng gọi Thích ca mâu ni thế tôn, Thích tôn. Đức Thích tôn ra đời khoảng thế kỉ V trước Tây lịch, sinh trong dòng họ Thích ca, là Thái tử con vua Tịnh phạn (Phạm: Zuddhodana) và Hoàng hậu Ma da (Phạm: Màyà), thành Ca tì la vệ (Phạm:Kapilavastu), thuộc Bắc Ấn độ, được đặt tên là Tất đạt đa (Phạm: Siddhàrtha,Pàli: Siddhattha), cũng gọi Tát bà tất đạt (Phạm: Sarva-siddhàrtha,Pàli:Sabbasiddhattha). Sau khi sinh được 7 ngày thì Hoàng hậu Ma da qua đời, Thái tử được di mẫu (em gáicủaHoàng hậu Ma da)là Ma ha ba xà ba đề (Phạm:Mahàprajàpatti) nuôi nấng nên người. Theo phẩm Tập học kĩ nghệtrong kinh Phật bản hạnh tập quyển 11 và Hữu bộ tì nại da phá tăng sự quyển 3, lúc còn nhỏ, Thái tử theo người Bà la môn tên Tì sa mật đa la (Phạm: Visvamitra,Thể quang giáp) học tập văn chương và theo ông Sằn đề đề bà (Phạm: Kwàntideva,Đồng thần) học tập vũ nghệ, mọi môn đều thông hiểu. Khi lớn lên, Thái tử cưới con gái vua Thiện giác (Phạm: Suprabuddha) ở thành Thiên tí (Phạm: Devadaha) tên là Da du đà la (Phạm: Yazodharà) làm vợ, sinh con là La hầu la (Phạm:Ràhula). Theo phẩm Du quan trong kinh Tu hành bản khởi quyển hạ, một hôm Thái tử đi dạo 4 cửa thành, thấy các người già, người bệnh, người chết và sa môn, Ngài cảm nhận sâu xa nổi thống khổ và vô thường của đời người, từ đó Thái tử đã lập chí xuất gia tu đạo. Năm 29 tuổi (có thuyết nói 19 tuổi), nữa đêm Thái tử ra khỏi cung vua tìm đường giải thoát như vị sa môn mà Thái tử đã thấy ngoài cửa thành. Trước hết, Thái tử đến hỏi đạo nơi đạo sĩ Bạt già đà (Phạm:Bhàrgava) ở nước Tì xá li (Phạm:Vaizàlì), sau đó, Thái tử đến thành Vương xá (Phạm: Rajagfha) thỉnh vấn các đạo sĩ: A la la ca lam (Phạm: Àràđa-kàlàma) và Uất đà ca la ma tử (Phạm: Udraka-ràmaputra). Vì những điều đã học được từ các đạo sĩ trên không thể đưa đến giải thoát nên Thái tử bèn đến rừng Khổ hạnh ở thôn Ưu lâu tần loa (Phạm:Uruvilvà), phía nam thôn Già da (Phạm:Gayà) thuộc nước Ma yết đà (Phạm:Magadha), mở đầu cuộc sống khổ hạnh trong 6 năm. Sau thời gian này, Thái tử nhận ra rằng khổ hạnh không phải là nhân đắc đạo nên từ bỏ, ra khỏi rừng khổ hạnh, đến sông Ni liên thiền (Phạm: Nairaĩjanà) tắm gội, đồng thời tiếp nhận bát cháo sữa do cô gái chăn bò cúng dường. Sau đó, Thái tử đến gốc cây Tất bát la (Phạm:Pippala) ở thôn Già da, trải cỏ cát tường làm tòa kim cương, ngồi kết già xoay mặt về hướng đông, đoan thân chính niệm, tĩnh tâm lặng soi, tư duy về đạo giải thoát. Sau 49 ngày, vào rạng sáng ngày mồng 8 tháng 12, Thái tử hoát nhiên đại ngộ, bấy giờ Thái tử đã 35 tuổi(có thuyết nói 30). Sau khi thành đạo, đức Thích tôn đến vườn Lộc dã (Phạm:Mfgadava) gần thành ba la nại (Phạm:Bàràịasì), nói pháp Tứ đế độ cho 5 vị thị giả cùng tu khổ hạnh với Ngài ở rừng khổ hạnh, nhưng khi thấy Ngài không tu khổ hạnh nữa thì 5 vị bỏ Ngài mà đến vườn Lộc dã này. Đây là lần thuyết pháp đầu tiên của đức Phật mà trong sử gọi là Sơ chuyển pháp luân. Năm vị thị giả này chính là 5 vị tỉ khưu nổi tiếng: A nhã kiều trần như (Phạm:Ajĩatakauịđinya), Bạt đề (Phạm:Bhadrika), Bà sa ba (Phạm: Bàwpa), Ma ha nam (Phạm: Mahànàma) và A thuyết thị (Phạm: Azvajit). Rời vườn Lộc dã, đức Thích tôn đến nước Ma yết đà hóa độ 3 anh em: Ưu lâu tần loa ca diếp (Phạm:Uruvilvà-kàzyapa), Na đề ca diếp (Phạm:Nadi-kàzyada), Già da ca diếp (Phạm:Gaỳa-kàzyada), thuộc giáo phái thờ lửa và 1000 đệ tử của họ. Rồi Ngài lại hóa độ Xá lợi phất (Phạm: Zàriputra) và Mục kiền liên (Pàli: Moggallàna), thuộc 1 trong 6 phái ngoại đạo. Quốc vương thành Vương xá là Tần ba sa la qui y đức Thích tôn. Vua kiến lập tinh xá trong vườn trúc do Trưởng giả Ca lan đà (Phạm:Kalanda) hiến tặng để cúng dường đức Thích tôn. Sau, đức Thích tôn trở về thành Ca tì la vệ, ở đây có nhiều người qui y xuất gia, như Nan đà, La hầu la, Đề bà đạt đa, người thợ hớt tócƯu ba li... Ngài lại độ cho Trưởng giả Tu đạt đa (Phạm: Sudatta) ở thành Xá vệ (Phạm: Zravastì), Trưởng giả tạo lập một đại tinh xá trong khu rừng cây do Thái tử Kì đà (Phạm:Jeta) ở thành Xá vệ tặng để cúng dường đức Thích tôn, làm nơi an trụ và hoằng pháp lâu dài. Vua nước Xá vệ là Ba tư nặc (Phạm: Prasenajit) cũng qui y đức Thích tôn vào thời gian này. Sau khi vua Tịnh phạn băng hà, đức Thích tôn lại trở về cố quốc. Lần này, di mẫu Ba xà ba đề, Da du đà la và một số phụ nữ dòng họ Thích trong hoàng tộc cũng thế phát xuất gia. Sau đó, đức Thích tôn lần lượt thuyết pháp giáo hóa ở nhiều nơi thuộc Ấn độ, bất luận giàu nghèo, sang hèn, nam nữ đều được giáo hóa. Trong khoảng thời gian 44 năm kể từ sau khi đức Thích tôn thành đạo, Ngài đã lần lượt an cư ở những nơi như: Nước Ba la nại, trên núi Linh thứu (Phạm: Gfdhrakùỉa), núi Ma câu la (Phạm: Makula), Trời 33,vườn Cấp cô độc, núi Chá lê... Còn theo kinh Bát đại linh tháp danh hiệu thì đức Thích tôn từng trụ ở rừng Tì sa, núi Nhạ lí, núi Đại dã (Phạm: Aơàvì), tụ lạc Vĩ nỗ... Lại học giả người Anh là T.W.Rhys Davids (1843-1922), căn cứ vào Phật truyện của Tích lan và Miến điện, Pháp cú kinh chú (Dhammapada atthakathà) bằng tiếngPàli..., cho rằng từ khi vườn Cấp cô độc được kiến lập trong rừng cây của Thái tử Kì đà về sau, đức Thích tôn từng trụ ở Đại lâm (Pàli:Mahà-vana) gần thành Tì xá li, núi Ma câu la, Tăng ca xá (Pàli:Saíkìssa), Ba lợi lôi tạp ca (Pàli: Prrileyyaka), Mạn đặc lạt (Pàli: Mantala)... Trong một năm cuối cùng còn tại thế của đức Thích tôn, Ngài rời nước Ma yết đà, vượt qua sông Hằng đi về phía bắc, qua Tì xá li, đến thành Ba bà (Phạm:Pàvà), nhận sự cúng dường lần cuối cùng của người thợ kim hoàn tên là Thuần đà (Phạm: Cunda). Sau đó, đức Thích tôn xuống sông Câu tôn (Pàli:Kakuỉỉhà) tắm gội lần sau cùng, rồi Ngài lại đi đến thành Câu thi na yết la (Phạm:Kuzinagara), tới rừng cây Sa la song thụ, nằm theo dáng cát tường, đầu hướng về phía bắc. Nửa đêm, đức Thích tôn răn dạy các đệ tử lần cuối cùng, sau đó Ngài an nhiên nhập tịch. Di thể đức Thích tôn ban đầu được đặt ở chùa Thiên quan (Phạm: Makuỉaban= dhana-cetiya) của dòng họ Mạt la (Phạm, Pàli:Malla) và được hỏa táng. Nhưng do vấn đề phân phối di cốt, 8 nước là Câu thi na yết la, Ba bà, Già la, La ma già, Tì lưu đề, Ca tì la, Tì xá li và Ma yết đà khởi tranh chấp. Sau nhờ Bà la môn Hương tính (Pàli:Doịa) đứng ra dàn xếp mới được ổn thỏa, theo đó 8 nước được chia di cốt đều nhau, còn Bà la môn Hương tính thì được chiếc bình dùng để chia xá lợi, còn những người ở thôn Tất bát (Phạm: Pipphalivana) vì đến chậm nên chỉ được phần tro. Các nước đều xây tháp cúng dường, đó là nguồn gốccủa10 ngôi tháp hiện nay. Ngay trong năm đức Thích tôn nhập diệt, cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất được cử hành ở hang Thất diệp gần thành Vương xá. Ngài Đại ca diếp (Phạm: Mahàkàzyapa) làm chủ tọa, ngài A nan (Phạm:Ànanda) tụng lại kinh, ngài Ưu ba li (Phạm:Upàli) tụng lại luật; sau đó, đại chúng thảo luận, kiểm xét, sửa chữa mà thành là chuẩn tắc cho kinh luật đời sau. Từ đó về sau, trải qua nhiều biến thiên, giáo pháp của đức Thích tôn bèn chia làm 2 hệ thống là hệ thống Nam truyền lấy tiếng Pàli làm chính và hệ thống Bắc truyền lấy kinh điển Hán dịch làm chính. Cả 2 hệ thống đều được truyền bá rộng rãi ở đời sau.Năm tháng xác thực về đản sinh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân lần đầu, tuổi thọ, nhập diệt... của đức Thích tôn trong các kinh điển có nhiều thuyết khác nhau. Về tuổi thọ của đức Thích tôn có các thuyết sau: 1. Phẩm Thế đẳng trong kinh Bồ tát xử thai cho rằng Ngài thọ 84 tuổi. 2. Kinh Bát nê hoàn quyển hạ nói Ngài thọ 79 tuổi. 3. Phẩm Thọ lượng trong kinh Kim quang minh quyển 1, kinh Bát đại linh tháp danh hiệu, kinh Đại bát niết bàn (Mahàparinibbàna-sutta) bằng tiếng Pàli và truyền thuyết của Miến điện cho rằng Ngài thọ 80 tuổi. 4. Luận Đại tì bà sa quyển 126 nói Ngài thọ hơn 80 tuổi. Về niên đại đản sinh của đức Thích tôn thì giữa các học giả hiện đại cũng có nhiều suy đoán. Học giả Phật giáo Nhật bản là ông Vũ tỉnh Bá thọ cho rằng năm 466 trước Tây lịch là năm Phật đản; ông Trung thôn nguyên y cứ vào thuyết này, sau dùng các sử liệu Hi lạp mới được phát hiện để khảo chứng rồi sửa lại là năm 463 trước Tây lịch. Về ngày tháng đản sinh của đức Thích tôn thìcó các thuyết sau đây: 1. Kinh Trường a hàm quyển 4, kinh Quá khứ hiện tại quyển 1, kinh Phật bản hạnh tập quyển 7 và Tát bà đa tì ni tì bà sa quyển 2 cho rằng đức Thích tôn đản sinh vào ngày 8 tháng 2. . Phẩm Bồ tát giáng thân trong kinh Tu hành bản khởi quyển thượng, cho là ngày mồng 7 tháng 4, hoặc ngày mồng 8 tháng 4. 3. Kinh Thái tử thụy ứng bản khởi quyển thượng, kinh Dị xuất bồ tát bản khởi, phẩm Sinh trong Phật sở hành tán quyển 1, kinh Thập nhị du và kinh Quán tẩy Phật hình tượng... đều cho là ngày mồng 8 tháng 4. 4. ĐiềuKiếp tỉ la phạt tốt đổ quốc trong Đại đường tây vực kí quyển 6 cho là ngày mồng 8 của nửa sau tháng Vệ tắc (Pàli: Vesàkhà), tương đương với ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch Trung quốc. 5. Thượng tọa bộ cho rằng đức Thích tôn đản sinh vào ngày 15 của nửa sau tháng Vệ tắc, tức ngày trăng tròn, tương đương với ngày 15 tháng 3 âm lịch Trung quốc. Về ngày tháng xuất gia của đức Thích tôn có các thuyết sau đây: 1. Kinh Trường a hàm quyển 4 cho là ngày mồng 8 tháng 2. 2. Kinh Quá khứ hiện tại quyển 2 cho là ngày mồng 7 tháng 2. 3. Phẩm Xuất giakinhTu hành bản khởi quyển hạ cho là ngày mồng 7 tháng 4. 4. Kinh Thái tử thụy ứng bản khởi quyển thượng và kinh Quán tẩy Phật hình tượng cho là ngày mồng 8 tháng 4. 5. Kinh Phật truyện bản sinh tiếngPàli cho là ngày 15 A sa trà (Pàli:Asàơhà). Về ngày tháng thành đạo của đức Thích tôn có các thuyết sau: 1. Kinh Trường a hàm quyển 4, kinh Quá khứ hiện tại nhân quả quyển 3 và Tát bàđa tì ni tì bà sa quyển 2 đều cho rằng đức Thích tôn thành đạo vào ngày mồng 8 tháng 2. 2. Đại sử (Mahàvaôsa) tiếngPàli cho là ngày trăng tròn tháng Vệ tắc. 3. Đại đường tây vực kí quyển 8 cho là ngày mồng 8 của nửa tháng sau tháng Vệ tắc.4. Thượng tọa bộ cho là ngày 15 của nửa sau tháng Vệ tắc. Về ngày tháng chuyển pháp luân lần đầu của đức Thích tôn có các thuyết sau: 1. Kinh Trường a hàm quyển 4 cho rằng đức Thích tôn chuyển pháp luân lần đầu vào ngày mồng 8 tháng 2. 2. Kinh Đại bát niết bàn quyển 1 và Thiện kiến luật tì bà sa quyển 1 đều cho là ngày 15 tháng 2. 3. Bài tựa trong Nhất thiết thiện kiến luật (Samantapàsàdikà) bằng tiếngPàli, Luật tạng (Vinaya-piỉaka) tiếngPàli, Đại sử chương 3, điều Câu thi na yết la quốc trong Đại đường tây vực kí quyển 6, đều cho là ngày 15 của nửa sau tháng Vệ tắc.4. Tát bà đa tì ni tì bà sa quyển 2 cho là ngày mồng 8 tháng 8. 5. Luận Đại tì bà sa quyển 191 cho là ngày mồng 8 của nửa sau tháng Ca lạt để ca. 6. Kinh Quán tẩy Phật hình tượng cho là ngày mồng 8 tháng 4. Sau hết, về niên đại nhập diệt của đức Thích tôn cũng có nhiều thuyết khác nhau. Ông Vũ tỉnh bá thọ người Nhật chủ trương năm 386 trước Tây lịch, ông Trung thôn nguyên chủ trương 383 trước Tây lịch; còn ngàiẤn thuận của Trung quốc thì chủ trương năm 390 trước Tây lịch. Tóm lại, tổng hợp các điểm trình bày trên, về ngày tháng đức Thích tôn đản sinh, xuất gia, thành đạo có thể chia làm 3 thuyết: 1. Mồng 8 tháng 2. 2. Mồng 8 tháng 4. 3. Ngày 15 tháng 2. Về ngày tháng nhập diệt cũng chia làm 3 thuyết: 1. Mồng 8 tháng 2. 2. Ngày 15 tháng 2. 3. Mồng 8 tháng 8. Ngoài ra, luận Nhị giáo của ngài Đạo an đời Bắc Chu, Câu xá luận bảo sớ quyển 1...so sánh nguyệt phần giữa lịch Ấn độ và âm lịch Trung quốc cho rằng tháng 2 của Ấn độ tương đương với tháng 4 của Trung quốc; ngày mồng 1 mỗi tháng của lịch Ấn độ tương đương với ngày 16 của âm lịch Trung quốc, ngày cuối tháng tương đương với ngày 15 tháng kế của lịch Trung quốc, nửa tháng trước gọi là phần đen, nữa tháng sau gọi là phần trắng. (xt. Phật TruyệnĐiển Tịch, Phật Diệt Niên Đại, Lịch).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh Phổ Môn


Phật giáo và Con người


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.153.106.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...