Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thí dụ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thí dụ








KẾT QUẢ TRA TỪ


thí dụ:

(譬喻) Gọi tắt: Thí, Dụ. Nêu ra 1 sự kiện hoặc 1 sự vật có thật, 1 câu chuyện ngụ ngôn, hoặc lập 1 giả thiết để so sánh thuyết minh ngõ hầu giúp người ta dễ dàng hiểu rõ ý nghĩa nội dung của giáo pháp, gọi là Thí dụ. Thí dụ trong tiếng Phạm có 4 từ: Upamà, Dfwỉànta, Udàharaịa và Avadàna. Giữa 4 từ này có điểm khác nhau.Upamà nghĩa là loại suy, tức biểu thị sự so sánh, tương tự, đồng nhất, như các thí dụ: Hỏa trạch dụ(dụ nhà lửa), Dược thảo dụ(dụ cỏ thuốc) trong kinh Pháp hoa. Dfwỉànta và Udàharaịa đều là những tiếng dùng trong Nhân minh, là thí dụ chứng minh thực tế sau khi đã trình bày 1 giáo thuyết nào đó. CònAvadàna thì là 1 trong 9 thể tàikinhhoặc 1 trong 12 thể tài kinh. Khi thuyết pháp, đức Phật dùng rất nhiều thí dụ một cách khéo léo để nói rõ yếu chỉ của giáo pháp. Nói cách tổng quát, phần nhiều các thí dụ nêu ra những sự thực hiện tại, nhưng đôi khi cũng nêu ra những ví dụ giả thiết. Như dùngvầngtrăng tròn đểthí dụ khuôn mặt rạng rỡ của người nào đó; dùng vật nhỏ trước mắt làm thí dụ để suy ra vật lớn hơn, hoặc sử dụng cảnh thô, pháp thô làm thí dụ để hiển bày cảnh tế, pháp tế, hoặc căn cứ vào điểm giống nhau của bộ phận(hay toàn thể)để loại suy, thí dụ. Cứ theo phẩm Sư tử hống bồ tát trong kinh Đại bát niết bàn quyển 29 (bản Bắc), dựa theo những phương thức thí dụ khác nhau có thể chia làm 8 loại: 1. Thuận dụ: Thí dụ được đặt ra thuận theo thứ tự sinh khởi của sự vật. 2. Nghịch dụ: Thí dụ được đặt ra ngược với thứ tự sinh khởi của sự vật. 3. Hiện dụ: Thí dụ được đặt ra theo sự thực trước mắt. 4. Phi dụ: Thí dụ được đặt ra theo sự kiện giả thiết. 5. Tiên dụ: Thí dụ được nêu ra trước khi trình bày sự kiện được ví dụ, tức trước nêu thí dụ, sau nói giáo pháp muốn hiển bày.6. Hậu dụ: Thí dụ được nêu ra sau khi đã trình bày sự kiện được thí dụ; tức trước nói giáo pháp, sau nêu thí dụ. 7. Tiên hậu dụ: Thí dụ được nêu ra trước và sau khi sự việc được trình bày; tức trước và sau khi nói rõ giáo pháp đều dùng thí dụ để hiển bày. 8. Biến dụ: Toàn bộ nội dung thí dụ khế hợp với toàn bộ nội dung sự kiện muốn ví dụ hiển bày; tức mỗi phần của toàn bộ nội dung thí dụ được sử dụng để thuyết minh 1 sự việc tương ứng của nội dung giáo pháp; nếu dùng thực vật làm thí dụ thì nói từng giai đoạn của cây ấy từ lúc nứt mầm cho đến khi trổ hoa, kết quả để ví dụ cho từng giai đoạn từ khi xuất gia đến lúc thành đạo của đệ tử Phật. Những thí dụ nổi tiếng thường thấy trong các kinh luận thì có: I. Thí dụ nêu rõ sự tồn tại của các hiện tượng đều không có thực thể, tất cả chỉ là không. Như kinh Đại phẩm bát nhã nêu ra 10 dụ là: 1. Dụ như huyễn(trò ảo thuật). 2. Dụ như dương diệm(sóng nắng). 3. Dụ như bóng trăng dưới đáy nước. 4. Dụ như hư không. 5. Dụ như tiếng vang trong hang núi. 6. Dụ như thành Kiện thát bà(thành quách thấy trên mặt biển lúc mặt trời mọc). 7. Dụ như mộng (chiêm bao). 8. Dụ như bóng(bóng không có thật). 9. Dụ như hình ảnh trong gương. 10. Dụ như biến hóa. Trong 10 thí dụ trên, 9 thí dụ trước là nói không để phá trừ kiến chấp cho các pháp là có, còn thí dụ sau cùng thì dùng không bất sinh bất diệt để nói về không, tức chân không. II. Những thí dụ nêu rõ thân thể của con người là không và vô thường. Phẩm Phương tiện trong kinh Duy ma cật sở thuyết quyển thượng nêu ra 10 dụ, gọi là Duy ma kinh thập dụ, Thập chủng dụ thân. Đó là: Đám bọt nước, bong bóng nước, ánh lửa, cây chuối, ảo thuật, chiêm bao, bóng dáng, tiếng vang, mây nổi và tia chớp. Trong 10 dụ trên, 5 dụ trước mỗi dụ tương ứng với 1 thành phần của 5 ấm, còn 5 dụ sau thì chung cho toàn bộ 5 ấm. III. Những thí dụ nói về thứ tự của sự giáo hóa trong một đời của đức Phật: 1. Phẩm Bảo vương Như lai tính khởi trong kinh Hoa nghiêm quyển 34 (bản dịch cũ) nói: Mặt trời mới mọc, trước hết chiếu trên các đỉnh núi lớn, kế đến chiếu các núi, sau cùng chiếu tất cả mặt đất. Việc này được dùng để ví dụ sự xuất hiện của Phật, theo thứ tự giáo hóa Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn và người có căn cơ thấp kém, gọi là Hoa nghiêm kinh tam chiếu, Hoa nghiêm tam chiếu. 2. Phẩm Thánh hạnh trong kinh Đại bát niết bàn quyển 14 (bản Bắc) nói: Từ bò có sữa, qua trình tự tinh chế, lần lượt được lạc(cao sữa), sinh tô(bơ), thục tô(kem) và đề hồ(phó mát). Việc này được dùng để ví dụ từ Phật có 12 thể tài kinh, lại từ 12 thể tài kinh có Tu đa la, từ Tu đa la có kinh Phương đẳng, từ kinh Phương đẳng có kinh Bát nhã ba la mật, lại từ kinh Bát nhã ba la mật có kinh Niết bàn. Tức chỉ cho 5 thời thuyết pháp, giáo hóa của đứcPhật: Thời Hoa nghiêm(nhũ), thời A hàm (lạc), thời Phưong đẳng(sinh tô), thời Bát nhã(thục tô) và thời Pháp hoa Niết bàn(đề hồ).3. Niết bàn kinh hội sớ quyển 13 của ngài Quán đính đời Tùy căn cứ vào kinh luận à các thuyết của các Luận sư xưa nay mà cho rằng bò là giáo chủ của kinh Niết bàn, sữa là giới thánh hạnh, lạc là định thánh hạnh, sinh tô là Tứ đế tuệ thánh hạnh, thục tô là Nhị đế tuệ thánh hạnh và đề hồ là Nhất thực đế tuệ thánh hạnh. IV. Thí dụ hiển bày sự đoạn hoặc tu hành khác nhau giữa Tam thừa. Kinh Ưu bà tắc giới quyển 1 dùng việc 3 con thú là thỏ, ngựa và voi lội qua sông để ví dụ sự cạn sâu trong việc tu hành đoạn hoặc của hàng Tam thừa Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Nghĩa là khi qua sông, thỏ và ngựa vì sức yếu nêntuy đến được bờ bên kia, nhưng lội nước không sâu, chỉ có voi là chân đến tận đáy sông. Cũng thế, Thanh văn, Duyên giác hiểu đạo còn nông cạn, chỉ có Bồ tát là hiểu sâu nhất. V. Thí dụ nêu rõ đức Phật tùy theo căn cơ của chúng sinh mà nói các giáo pháp khác nhau, như 7 thí dụ trong kinh Pháp hoa: 1. Hỏa trạch dụ. 2. Cùng tử dụ. 3. Dược thảo dụ. 4. Hóa thành dụ. 5. Y châu dụ. 6. Kế châu dụ. 7. Y tử dụ(Y sư dụ). VI. Thí dụ hiển bày Như lai tạng. Kinh Như lai tạng, luận Cứu cánh nhất thừa bảo tính quyển 1 và Đại minh tam tạng pháp số quyển 34 nêu ra 9 thí dụ là: Dụ hoa sen, dụ tổ ong, dụ lúa mì, dụ vàng ròng, dụ nhà nghèo có kho báu, dụ hạt của quả am ma la, dụ tượng bằng vàng bọc trong dẻ rách, dụ cô gái nghèo mang thai quí tử và dụ đúc tượng bằng vàng ròng. VII. Thí dụ nêu rõ sự thù thắng của tam muội Niệm Phật. Kinh Quán Phật tam muội hải quyển 10 nêu các thí dụ:Vàng diêm phù đàn của ông trưởng giả, ấn báu của vua, ngọc như ý của trưởng giả, tiên nhân tụng chú, hạt minh châu của lực sĩ và núi Kim cương lúc kiếptận... Ngoài ra còn rất nhiều thí dụ khác rải rác trong các kinh luận mà ởđây không thể thu chép hết được.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.47.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...