Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thất dịch kinh điển »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thất dịch kinh điển








KẾT QUẢ TRA TỪ


thất dịch kinh điển:

(失譯經典) Cũng gọi Vô dịch kinh điển, Khuyết dịch kinh điển. Chỉ cho các kinh điển mất tên người dịch, tức là những kinh điển không ghi tên người dịch. Phật giáo Trung quốc đến đời PhùTần, có ngài Đạo an (314-385) soạn Tông lí chúng kinh mục lục (hiện nay không còn) thì dừng, nói chung, các kinh điển được lưu truyền đại khái không có ghi tên kinh và tên người dịch, như các bộ kinh chép tay xưa từ đầu đờiĐườngvề trước hiện còn, không bộ nào có ghi tên người dịch ở đầu quyển, cho nên đến thời ngài Đạo an tuy có kiểm xét lại tên kinh, tên người dịch, nhưng vẫn còn nhiều kinh điển rất khó định rõ tên người dịch. Thất dịch kinh điển đa số là những trứ tác được truyền dịch vào thời kì đầu. Cứ theo sự điều tra của ngài Tăng hựu đời Lương thuộc Nam triều thì trong khoảng thời gian 300 năm từ đời Đông Hán đến giữa thời Nam Bắc triều, ở Trung quốc đã có tới hơn 2.000 bộ kinh điển được truyền dịch, trong đó, số kinh điển thất dịch ước chừng nhiều gấp 3 lần số kinh điển đã biết tên người dịch. Đến đầu đời Tùy, khi Phí trường phòng biên tập sửa chữa bộ Lịch đại tam bảo kỉ, bèn y cứ vào các bộ mục lục ngụy tác như: Hán đại Phật kinh mục lục, Chu sĩ hành hán lục, Đạo tổ lục, Thủy hưng lục... mà gán tên các nhà dịch kinh đời trước như An thế cao, Pháp cự... vào 1308 bộ kinh điển thất dịch. Các bộ mục lục kinh đời sau, như Đại đường nội điển lục, Khai nguyên thích giáo lục..., tuy có đính chính thêm bớt đôi chút, nhưng đại khái vẫn dẫn dụng những mục lục sai lầm của Tam bảo kỉ, nên đã tạo thành cục diện rối ren, lộn xộn trong lịch sử truyền dịch của Trung quốc. Về con số các kinh điển thất dịch thì các bộ mục lục kinh được biên tập qua các đời đều có ghi chép, nhưng mục lục được nêu thì có khác. Xuất tam tạng kí tậpquyển 3 của ngài Tăng hựu ghi các kinh điển thất dịch do ngài Đạo an xét định, có liệt kê 142 bộ; ngài Tăng hựu còn biên soạn Tân tập tục soạn thất dịch tạp kinh lục, trong đó ghi 1306 bộ. Ngài Bảo xướng đời Lương soạn Chúng kinh mục lục, liệt kê 321 bộ thất dịch; ngài Pháp kinh đời Tùy soạn Chúng kinh mục lục, ghi 431 bộ thất dịch; Phí trường phòng đời Tùy soạn Lịch đại tam bảo kỉ, liệt kê 309 bộ thất dịch, Đại đường nội điển lục và Cổ kim dịch kinh đồ kỉ thì ghi theo con số của Lịch đại tam bảo kỉ; Đại chu san định chúng kinh mục lục liệt 424 bộ; Khai nguyên thích giáo lục của ngài Trí thăng đời Đường ghi 741 bộ; Đại chính tân tu đại tạng kinh của Nhật bản hiện nay thì ghi 143 bộ thất dịch. Những bộ kinh lục nêu trên, như Đại đường nội điển lục, Khai nguyên thích giáo lục... đều chịu ảnh hưởng của Tam bảo kỉ, cho nên số kinh điển thất dịch trong đó được nêu đều giảm nhiều so với Xuất tam tạng kí tập. Còn Pháp kinh lục, Vũ chu lục... thì thu chép những bản hiện còn trong số các kinh điển thất dịch, nên số kinh mục được nêu cũng ít hơn so với Xuất tam tạng kí tập. Đại chính tạng thì một mặt sử dụng con số của Khai nguyên lục, mặt khác lại chỉ thu tập các bản kinh thất dịch hiện còn, cho nên kinh thất dịch được nêu ít nhất. [X. bộ thứ hai, chương 2 trong Phật thư giải thuyết đại từ điển Phật điển tổng luận (Tiểudã Huyềndiệu)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...