Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


thập tông:

(十宗) Chỉ cho 10 tông của Phật giáo do tông Hoa nghiêm phân loại và phán định theo chủ trương giáo nghĩa của các tông ấy. Đó là: 1. Ngã pháp câu hữu tông: Tông này chủ trương ngã chủ quan và sự vật khách quan đều có thật, tồn tại. Nhân thiên thừa nói về giáo nghĩa thiện ác báo ứng và các bộ phái như Độc tử bộ... trong Tiểu thừa đều thuộc về tông này. 2. Pháp hữu ngã vô tông: Tông này chủ trương sự vật khách quan trùm khắp trong 3 đời và có thật, pháp thể hằng hữu, nhưng không có ngã chủ quan. Các bộ phái như Thuyết nhấtthiếthữu bộ của Tiểu thừa thuộc về tông này. 3. Pháp vô khứ lai tông: Tông này chủ trương tất cả pháp ở hiện tại có thực thể, còn các pháp ở quá khứvàvị lai thì không có thực thể. Các bộ phái như Đại chúng bộ... thuộc về tông này. 4. Hiện thông giả thực tông: Tông này chẳng những nói các pháp quá khứ, vị lai không có thực thể mà đối với cả các pháp hiện tại cũng chủ trương có giả có thực. Vạn hữu được chia làm 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, trong đó, pháp 5 uẩn có thực thể, còn 12 xứ, 18 giới là sở y, sở duyên, thuộc pháp tích tụ, là giả có chứ không phảithậtcó. Thuyết giả bộ, luận Thành thực... thuộc tông này. 5. Tục vọng chân thực tông: Tông này chủ trương muôn pháp thế tục đều là hư dối, chỉ có chân lí Phật giáo nói về chân đế xuất thế gian là có thật. Thuyết xuất thế bộ thuộc về tông này. 6. Chư pháp đãn danh tông: Tông này chủ trương tất cả sự vật thế gian, xuất thế gian, hữu lậu, vô lậu đều chỉ có cái danh chứ không có thực thể. Các bộ phái như Nhất thuyết bộ... thuộc về tông này. 7. Nhất thiết giai không tông: Chủ trương tất cả muôn pháp thảy đều là chân không. Chânkhôngnày chẳng phải là cái không mà tâm mê vọng có thể hiểu thấu được, đó là bản lai vô phân biệt tức không. Chỉ cho kinh Bát nhã. 8. Chân đức bất không tông: Muôn pháp cuối cùng trở về nhất chân như, vì thế tông này gọi chân như bị phiền não che lấp là Như lai tạng và chủ trương Như lai tạng có công đức chân thực, cho nên thể bất không, có vô số tính chất thanh tịnh. Chung giáo trong 5 giáo thuộc về tông này, tức chỉ cho kinh Lăng nghiêm. 9. Tướng tưởng câu tuyệt tông: Chân lí là cảnh giới trong đó đối tượng khách quan và tâm chủ quan đều vắng bặt, dứt tướng đối đãi, bất khả thuyết, bất khả tư nghị, là Đốn giáo trong 5 giáo. Như thuyết Mặc bất nhị trong kinh Duy ma thuộc về tông này. 10. Viên minh cụ đức tông: Chủ trương muôn pháp mỗi mỗi đều đủ tất cả công đức, hết thảy hiện tượng không ngăn ngại nhau, có quan hệ lẫn nhau trùng trùng vô tận. Biệt giáo Nhất thừa của Hoa nghiêm thuộc về tông này. Mười thuyết được trình bày trên đây có mối quan hệ mật thiết với thuyết Ngũ giáo, thu chép và giải thích Thánh giáo trong một đời đức Phật, cùng suốt các lí, trong đó từ tông thứ nhất đến tông thứ 6 thuộc về Tiểu thừa giáo, tông thứ 7 là Đại thừa thủy giáo, tông thứ 8 là Đại thừa chung giáo, tông thứ 9 là Đốn giáo và tông thứ 10 là Viên giáo, cho nên gọilàThập tông thu giáo. Còn theo Hoa nghiêm huyền đàm quyển 8 của ngài Trừng quán thì tông thứ 7 thuộc về Tam tính không hữu tông, là Tướng thủy giáo chủ trương Tam tính tam vô tính; tông thứ 8 thuộc Chân không tuyệt tướng tông, tương đương với Tướng tưởng câu tuyệt tông nói ở trên; tông thứ 9 thuộc Không hữu vô ngại tông, tương đươngvới Chân đức bất không tông; tông thứ 10 thuộc Viên dung cụ đức tông, tương đương với Viên minh cụ đức tông. Ngài Pháp tạng lấyTính tướng dung hội(thừa nhận bản thể và hiện tượng dung hợp nhất trí) làm chủ, ngài Trừng quán thì biểu thị tính tướng quyết phán(chủ trương bản thể và hiện tượng có phân chia riêng biệt). Lại trong Bát tông giáo phán của tông Pháp tướng thì từ tông thứ nhất đến tông thứ 6 giống với 6 tông đầu trong 10 tông, tông thứ 7 Thắng nghĩa giai không tông là thuyết của kinh Bát nhã và Tam luận; tông thứ 8 Ứng lí viên thực tông là thuyết của các kinh Thâm mật, Pháp hoa, Hoa nghiêm... hoặc là thuyết của các ngài Thế thân, Vô trước... [X. Pháp hoa huyền tán Q.1 (Khuy cơ)]. (xt. Ngũ Giáo Thập Tông).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


San sẻ yêu thương


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.19.56.45 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...