Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập thiện thập ác »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập thiện thập ác








KẾT QUẢ TRA TỪ


thập thiện thập ác:

(十善十惡) Mười nghiệp thiện và 10 nghiệp ác. Thập thiện nghiệp (Phạm: Dazakuzala-karmàni), cũng gọi Thập thiện nghiệp đạo, Thập thiện đạo, Thập thiện căn bản nghiệp đạo, Thập bạch nghiệp đạo, là hành vi thiện do 3 nghiệp thân, khẩu, ý tạo ra. Trái lại, 10 hành vi ác do thân, khẩu, ý gây ra gọi là Thập ác, Thập ác nghiệp. Thập ác nghiệp (Phạm: Dazakuzalakarma-pathàni), cũng gọi Thập bất thiện nghiệpđạo, Thập ác nghiệp đạo, Thập bất thiện căn bản nghiệp đạo, Thập hắc nghiệp đạo. Đó là: Giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối, hai lưỡi(tức nói lời li gián), ác khẩu (tức nói những lời độc ác,nguyềnrủa...), nói thêu dệt, tham dục, sân khuể và tà kiến. Không làm 10 điều ácnàythì tức là làm 10 việc thiện. Theo thứ tự này thì 3 nghiệp đạo đầu thuộc về thân nghiệp, gọi làThân tam, 4 nghiệp đạo kế thuộc vềKhẩu nghiệp, gọi làKhẩu tứ và 3 nghiệp đạo cuối thuộc về ý nghiệp, gọi là Ý tam. Quá trình tạo nghiệp được chia làm 3 giai đoạn là gia hành, căn bản và hậu khởi; 10 nghiệp đạo này thuộc về căn bản, cho nên được lập làm Căn bản nghiệp đạo. Thuyết Thập thiện thập ác được thấy trong nhiều kinh điển Đại, Tiểu thừa. Kinh A hàm cho rằng làm 10 việc thiện sẽ được sinh vào cõi người, cõi trời, còn làm 10 việc ác thì sẽ phải đọa vào 3 đường ác là địa ngục, ngã quỉ và súc sinh. Các bộ phái như Thuyết nhất thiết hữu bộ...chia quả báo thập thiện, thập ác thành 3 loại là Dị thục quả, Đẳng lưu quả và Tăng thượng quả để giải thích. Nhân của việc làm 10 điều ác mà đọa vào 3 đường ác thành quả Dị thục, nhân của nghiệp giết hại phải chịu nhiều bệnh và chết non thành quả Đẳng lưu; nhân của nghiệp sát sinh bị mưa đá, bụi nhơ làm hại thành quả Tăng thượng. Ngoài ra, Thập ác khởi lên từ Gia hành (hành vi dự bị) của bất cứ một bất thiện căn nào trong 3 bất thiện căn tham, sân, si thì ngay lúc hiển hiện liền thành nghiệp đạo. Tức nương vào một bất thiện căn đặc định hoặc bất cứ một bất thiện căn nào trong 3 bất thiện căn mà khởi. Trong 10 việc ác thì sát sinh và tà kiến là nặng nhất. Cứ theo kinh Hoa nghiêm quyển 35 (bản dịch mới) thì người làm 10 nghiệp thiện, tùy theo mức độ mạnh yếu của thiện mà người ấy được sinh làm người, làm trời, chứngquả Tam thừa, quả Phật; còn người làm ác thì tùy theo mức độ của điều ác mà đọa vào 3 đường ác, tức tính ác mạnh thì rơi vào địa ngục, vừa thì làm súc sinh, yếu thì làm ngã quỉ; hoặc được sinh làm người cũng bị chết yểu, nhiều bệnh và các bất hạnh khác. Thập thiện có ý nghĩa dứt ác làm lành, vì thế cũng gọi là Thập thiện giới, Thập thiện tính giới, Thập căn bản giới. Thập thiện còn là chính pháp thuận lí, cho nên cũng được gọi là Thập thiện chính pháp. Cứ theo kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp quyển hạ thì tu Thập thiện hạ phẩm được làm vua cõi người; Thập thiện trung phẩm làm vua Túc tán, tức vua nước nhỏ; còn Thập thiện thượng phẩm thì làm vua Thiết luân, tức 1 trong các Chuyển luân Thánh vương. Nói theo ý nghĩa này thì Vương vị gọi là Thập thiện vị, Đế vương gọi là Thập thiện quân. Nếu ở đời quá khứ nhờ tu Thập thiện giới mà được công đức này thì gọi là Thập thiện giới lực. Trong tông Thiên thai, hàng Bồ tát Thập tín vị thuộc Viên giáo được gọi là Thập thiện bồ tát. Ngoài ra, theo kinh Vô lượng thọ quyển hạ thì: 1. Giết hại, 2. Trộm cắp, 3. Tà dâm, 4. Nói 2 lưỡi –nói ác –nói dối–nói thêu dệt, 5. Uống rượu, gọi là Ngũ ác, làm trái lại thì gọi là Ngũ thiện. Năm việc này giống với các đức mục của 5 giới, cho nên giữ gìn 5 giới gọi là Ngũ thiện, trái phạm 5 giới thì gọi là Ngũ ác. [X. kinh Trường a hàm Q.15; kinh Tăng nhất a hàm Q.43, 44; kinh Chính pháp niệm xứ Q.1, 2]. (xt. Nghiệp, Nghiệp Đạo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Giai nhân và Hòa thượng


Đừng bận tâm chuyện vặt


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.168.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (80 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...