Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập niệm »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập niệm








KẾT QUẢ TRA TỪ


thập niệm:

(十念) I. Thập Niệm. Cũng gọi Thập tùy niệm. Chỉ cho 10 pháp cần phải nhớ nghĩ ghi trong kinh Tăng nhất a hàm quyển 1, đó là: Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm hưu tức(tức ngăn dứt các tư tưởng động loạn của tâm ý), niệm an ban(đếm hơi thở), niệm thân vô thường và niệm tử (nghĩ đến sự chết). II. Thập Niệm. Chỉ cho 10 niệm xưng danh. Nguyện thứ 18 trong kinh Vô lượng thọ quyển thượng có câu (Đại 12, 268 thượng): Dù chỉ 10 niệm, kinh Quán vô lượng thọ cũng nói (Đại 12, 346 thượng): Đầy đủ 10 niệm xưng Nam mô A di đà Phật, tức 2 kinh đều nói 10 niệm niệm Phật liền được sinh về cõi Tịnh độ của Phật A di đà. Đây là căn cứ quan trọng về giáo nghĩa của tông Tịnh độ. Về sự giải thích Thập niệm, các Luận sư cócácthuyết khác nhau. Cứ theo Vãng sinh luận chú quyển thượng của ngài Đàm loan thì 10 niệm nói trong Quán kinh (kinh Quán vô lượng thọ) là nhớ nghĩ tổng tướng và biệt tướng của đức Phật A di đà; lại khi xưng niệm danh hiệu Ngài, không xen lẫn tư tưởng khác, chỉ chuyên tâm trì niệm liên tục, thì có thể nhờ đó mà hoàn thành nhân vãng sinh, vì thế nên có thuyết Không cần phải đủ 10 niệm. Ngài Thiện đạo giải thích 10 niệm là 10 tiếng xưng danh, Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập của ngài Nguyên không, người Nhật, thừa kế thuyết này, cho rằng các vị Luận sư y cứ vào Thập niệm trong kinh Quán vô lượng thọ mà chủ trương phải đủ số 10 niệm mới có thể vãng sinh, đây là thuyết Thập niệm vãng sinh. Nhưng 10 niệm của ngài Thiện đạo là chỉ cho việc xưng danh hiệu Phật trong 1 đời cho đến xưng danh chỉ 1 tiếng cũng đều được vãng sinh, vì thế mới lập thuyết Niệm Phật vãng sinh. Lại niệm và thanh giống nhau, cho nên 10 niệm, 1 niệm cũng gọi là Thập thanh, nhất thanh. Các Luận sư khác đối với Thập niệm cũng có nhiều thuyết, như trong Vô lượng thọ kinh tông yếu của ngài Nguyên hiểu có các từ ngữ Hiển liễu thập niệm(10 niệm rõ ràng), Ẩn mật thập niệm(10 niệm kín đáo) và cho rằng 10 niệm trong Quán kinh là hiển liễu, 10 niệm như Từ... là ẩn mật; còn 10 niệm trong nguyện thứ 18 của kinh Vô lượng thọ thì vừa hiển liễu vừa ẩn mật. Ngài Nghĩa tịch cho rằng mỗi lần xưng niệm 6 chữ Nam mô A di đà Phật, gọi là 1 niệm; Thần triêu thập niệm pháp của ngài Tuân thức đời Tống có nói về thuyết 10 niệm hơi thở như sau (Đại 47, 210 trung): Người tu tịnh nghiệp hằng ngày vào buổi sáng sớm sau khi phục sức chỉnh tề, đứng chắp tay xoay mặt về hướng tây, niệm liên tiếp A di đà Phật, hết một hơi là một niệm, cứ như thế 10 hơi gọi là 10 niệm, nhưng tùy theo hơi dài ngắn, chứ không giới hạn ở số câu niệm Phật. Còn Bí tạng kí của ngài Không hải thì giải thích nghĩa Thập niệm là Thập ba la mật. III. Thập Niệm. Chỉ cho việc nhớ nghĩ 10 pháp Từ, Bi, Hộ pháp... để được vãng sinh Tịnh độ nói trong kinh Di lặc sở vấn. Kinh Đại bảo tích quyển 92 cũng có thuyết này và gọi là Niệm Phật thập chủng tâm. IV. Thập Niệm. Chỉ cho 10 niệm mà Bồ tát phải nhớ nghĩ được ghi trong kinh Bồ tát thụ trai, đó là: Niệm Phật quá khứ, niệm Phật vị lai, niệm Phật hiện tại ở tất cả 10 phương, niệm Thi la ba la mật(giới), niệm Thiền ba la mật, niệm Âu hòa câu xá la (phương tiện), niệm Bát nhã ba la mật, niệm Thiền tam muội lục vạn Bồ tát ở trụ xứ của Phật A di đà và niệm Hòa thượng A xà lê ở quá khứ, đương lai và hiện tại. Mười niệm này của Bồ tát là để đối lại với 10 niệm của pháp Thanh văn Tiểu thừa đã nói ở trên.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Về mái chùa xưa


Vào thiền


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...