Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập nhị nhân duyên »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập nhị nhân duyên








KẾT QUẢ TRA TỪ


thập nhị nhân duyên:

(十二因緣) Phạm: dvādaśāṅgapratītya-samutpāda. Cũng gọi Nhị lục chi duyên, Thập nhị chi duyên khởi, Thập nhị nhân duyên khởi, Thập nhị duyên khởi, Thập nhị duyên sinh, Thập nhị duyên môn, Thập nhị nhân sinh. Chỉ cho 12 điều kiện(tức 12 Hữu chi) cấu thành sự sinh tồn của loài hữu tình. I. Theo giáo nghĩa cơ bản nói trong kinh A hàm thì 12 nhân duyên là: Vô minh (Phạm: Avidỳa), Hành (Phạm: Saôskàra), Thức (Phạm: Vijĩàna), Danh sắc (Phạm:Nàma-rùpa), Lục xứ (Phạm: Wađ-àyatana), Xúc (Phạm: Sparza), Thụ (Phạm:Vedanà), Ái (Phạm:Tfwịà), Thủ (Phạm: Upàdàna), Hữu (Phạm: Bhava), Sinh (Phạm:Jàti) và Lão tử (Phạm:Jaràmuraịa). Cứ theo kinh Đại duyên phương tiện trong Trường a hàm quyển 10 thì nhân nơi si mà có hành, nhân hành có thức, nhân thức có danh sắc, nhân danh sắc có lục nhập(lục xứ), nhân lục nhập có xúc, nhân xúc có thụ, nhân thụ có ái, nhân ái có thủ, nhân thủ có hữu, nhân hữu có sinh, nhân sinh mà có các đại hoạn: Lão, tử, ưu, bi, khổ não nhóm họp, đó chính là ấm duyên đại khổ này. Trong 12 chi này, mỗi chi trước là nhân sinh khởi của chi sau, nếu chi trước diệt thì chi sau cũng diệt, bởi thế trong kinh dùng câu (Đại 1, 67 thượng): Do đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh; (...) do đây không nên kia không, đây diệt nên kia diệt để nói rõ mối quan hệ nương nhau, đợi nhau của tất cả các hiện tượng. Trong kinh A hàm, ngoài thuyết Thập nhị duyên khởi ra, còn có các thuyết Thập chi, Cửu chi, Bát chi, Thất chi duyên khởi..., nhưng nói theo nghĩa rộng, tất cả các thuyết vừa kể đều bao hàm trong thuyết Thập nhị nhân duyên. Kinh Tạp a hàm quyển 12 cho rằng phápDuyên khởi là chân lí vĩnh hằng bất biến, đức Phật nhờ quán xét chân lí này mà được khai ngộ, đồng thời chỉ bày pháp này cho chúng sinh tu tập. Nếu đứng về phương diện giá trịvàý nghĩa sự sống còn của loài hữu tình mà quán xét ý nghĩa của 12 duyên khởi thì 12 duyên khởi cho thấy những khổ não của đời sống con người hình thành như thế nào (Lưu chuyển môn) và làm thế nào để diệt trừ khổ não mà đạt đến khai ngộ(Hoàn diệt môn). Tức sự sinh tồn(Hữu) của loài người bắt đầu từ sự hoạt động của Thức, các hoạt động của Thức trở thành kinh nghiệm sinh hoạt (Hành), rồi lại do sự tích lũy các hoạt động mà hình thành nội dung của Thức; nhưng sự hoạt động của Thức là thông qua các khí quan cảm giác(tức Lục nhập: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) mà tiếp xúc(Xúc) với các đối tượng của sự nhận thức(tức tất cả tâm, vật– Danh sắc), đây là việc cảm nhận (Thụ)về mặt chủ quan. Thức của phàm phu lấy Vô minh làm nội tướng, lấy khát ái(Ái, tham yêu không chán) làm ngoại tướng, khát ái là tướng căn bản của Thức, rồi từ đó phát triển mà nắm giữ lấy tất cả làm ngã để trở thành ngã chấp(Thủ), Thức được huân tập bởi các hoạt động nhiễm ô này mà phải trải qua các nỗi thống khổ của cảnh sống, già, chết... vô thường ở thế gian. Trái lại, bậc Thánh nhờ diệtđược vô minh và khát ái mà các nỗi thống khổ sinh, già, chết của thế gian cũng diệt. II. Luận Câu xá quyển 9 nêu ra 4 cách giải thích về Thập nhị duyên khởi như sau:1. Sát na duyên khởi: Tức khoảng 1 sát na, trong tâm có đủ 12 chi, chẳng hạn như trong khoảng nháy mắt do lòng tham mà giết hại thì ngay giây phút ấy trong tâm đầy đủ ngu si, vô minh, nên mới nảy sinh ý giết hại. 2. Liên phược duyên khởi: Tức 12 chi này liên tục không gián đoạn, hình thành mối quan hệ nhân trước quả sau. 3. Phần vị duyên khởi: Chẳng hạn như sự giải thích về 2 lớp nhân quả trong 3 đời thì 12 chi phần là biểu thị quá trình và trạng thái sinh tử lưu chuyển của hữu tình.4. Viễn tục duyên khởi: Chỉ cho sự liên tục duyên khởi của 12 chi có thể cách xa nhiều đời. Hữu bộ sử dụng thuyết Phần vị(2 lớp nhân quả trong 3 đời), cho Vô minh và Hành là phần vị của hữu tình khi khởi phiền não tạo nghiệp ở đời quákhứ, tức chỉ cho thân tâm(5 uẩn). Nương vào 2 nhân ở đời quá khứ này, trong cái sát na đầu tiên khi tâm thức vừa gá sinh vào thai mẹ, thì phần vị của hữu tình ấy là Thức; từ sát na thứ 2 sau khi gá sinh trở lại, thì phần vị chưa đủ 6 căn được gọi là Danh sắc; phần vị đã đầy đủ 6 căn khi còn ở trong thai, gọi là Lục xứ; phần vị sau khi sinh ra chỉ có cảm giác tiếp xúc, cho đến 2,3 tuổi, gọi là Xúc; các phần vị từ khoảng 4,5 tuổi, chođến14, 15 tuổi, tính cảm nhận rất nhạy và mạnh, gọi là Thụ; từ Thức đến Thụ là 5 quả đời hiện tại. Từ 16, 17 tuổi trở đi, ái dục phát triển mạnh mẽ nên gọi là Ái; từ 30 tuổi về sau, tâm tham đắm rất sâu nên gọi là Thủ; các phần vị tạo nghiệp như thế gọi là Hữu; ba phần vị Ái, Thủ, Hữu gọi là nhân đời hiện tại. Phần vị do nhân này cảm sinh ở đời vị lai gọi là Sinh; từ đó đến già và chết gọi là Lão tử; 2 phần vị này thuộc về 2 quả đời vị lai. Như vậy, Phần vị duyên khởi được chia làm 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai, lại lập 2 lớp nhân quả để giải thích, gọi là Tam thế lưỡng trùng nhân quả, đồ biểu như sau:(xem đồ biểu cuối trang). Trong nhân bao hàm hoặc và nghiệp, còn quả thì chính là khổ, cho nên 12 duyên khởi thuộc về 3 đường Hoặc, Nghiệp, Khổ nhân quả không dứt, không đầu không cuối. Kinh bộ không tán đồng thuyết của Hữu bộ, chủ trương Vô minh chẳng phải chỉ chỉ cho vô trí ở quá khứ, cũng chẳng phải chỉ cho 5 uẩn. Ba đời hai lớp nhân quả Quá Khứ Hành Vô minh Vị Lai Lão tử Sinh Hiện Tại Hữu Thủ Ái Thụ Xúc Lục xứ Danh sắc Thức Hai quả vị lai Ba nhân hiện tại Năm quả hiện tại Hai nhân quá khứ Quá khứ hiện tại một lớp nhân quả Hiện tại vị lai một lớp nhân quả III. Cứ theo luận Thành duy thức quyển 8 thì từ Vô minh đến Hữu là nhân, Sinh và Lão tử là quả, cho nên lập một lớp nhân quả. Nhân và quả phải khác đời, do đó mà lập một lớp nhân quả trong 2 đời. Hai chi Vô minh và Hành là nhân của 5 chi từ Thức đến Thụ, vì thế 2 chi là năng dẫn, 5 chi là sở dẫn, 7 chi này cũng được gọi chung là Khiên dân nhân. Vì 3 chi Ái, Thủ, Hữu làm nhân, có năng lực sinh ra 2 chi Sinh và Lão tử ở vị lai, cho nên 3 chi được gọi là Năng sinh chi, hoặc gọi là Sinh khởi nhân; còn 2 chi Sinh và Lão tử thì được gọi là Sở sinh chi, hoặc gọi là Sở dẫn sinh.IV. Tông Thiên Thai lập 4 loại Thập nhị nhân duyên là Tư nghị sinh diệt, Tư nghị bất sinh bất diệt, Bất tư nghị sinh diệt và Bất tư nghị bất sinh bất diệt, rồi đem phối hợp với 4 giáo Hóa pháp(Tạng, Thông, Biệt, Viên). Viên giáo gọi 12 nhân duyên là Phật tính, tức biểu thị ý nghĩa tất cả hiện tượng do nhân duyên sinh đều là lí Trung đạo. Quán 12 duyên khởi và quán 4 đế đều là pháp quán trọng yếu của Phật giáo, theo truyền thuyết, đức Thích tôn nhờ các pháp quán này mà khai ngộ chứng quả. Cứ theo luận A tì đạt ma tạp tập quyển 4 thì từ Vô minh và Hành theo thứ tự quán xét sự sinh khởi của mê, gọi là Tạp nhiễm thuận quán; các chi Lão tử... mỗi chi đều lập 4 đế khổ, tập, diệt, đạo, theo thứ tự ngược quán xét sự sinh khởi của mê, gọi là Tạp nhiễm nghịch quán. Theo thứ tự thuận do Vô minh diệt nên Hành diệt... mà quán ngộ hiện thành thì gọi là Thanh tịnh thuận quán. Theo thứ tự nghịch do Lão tử diệt nên Sinh diệt... mà quán ngộ hiện thành thì gọi là Thanh tịnh nghịch quán. Cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 24 thì quán Lưu chuyển môn do mê sinh khởi là quán 10 chi trừ Vô minh và Hành, còn quán Hoàn diệt môn do ngộ mà hiện thành là quán 12 chi. Nhưng theo Đại phẩm luật bằng tiếngPàli thì Lưu chuyển môn là thuận quán, Hoàn diệt môn là nghịch quán, đến nay, thuyết này vẫn còn được sử dụng. Tông Thiên thai chỉ ra rằng y theo 3 loại 12 nhân duyên quánlà 3 đời 2 lớp, 2 đời 1 lớp và sát na 1 niệm, theo thứ tự có thể phá trừ 3 kiến chấp là đoạn kiến(bao hàm thường kiến), trước ngã kiến và tính thực kiến. [X. kinh Niết bàn trong Trung a hàm Q.10; kinh Đại nhân trong Trung a hàm Q.24; phẩm Lục trọng trong kinh Tăng nhất a hàm Q.30; phẩm Phóng ngưu trong kinh Tăng nhất a hàm Q.46; Pháp hoa huyền nghĩa Q.2; Pháp hoa thứ đệ sơ môn Q.trung].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh Bi Hoa


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Gió Bấc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.126.74 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (158 lượt xem) - Việt Nam (100 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...