Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ.
(A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập nhị bộ kinh
KẾT QUẢ TRA TỪ
thập nhị bộ kinh:
(十二部經) Phạm: Dvàdazàíga-buddha-vacana. Cũng gọi Thập nhị phần giáo, Thập nhị phần thánh giáo, Thập nhị phần kinh. Chỉ cho 12 loại kinh được phân biệt theo hình thức và nội dung giáo pháp của Phật.1. Khế kinh (Phạm: Sùtra, Hán âm: Tu đa la), cũng gọi Trường hàng. Tức thể văn xuôi, trực tiếp ghi chép giáo thuyết của đứcPhật. 2. Ứng tụng (Phạm: Geya, Hán âm: Kì dạ), cũng gọi Trùng tụng. Tức phần kệ tụng giải thích lại cho rõ những giáo thuyết mà Khế kinh đã nói. 3. Kí biệt (Phạm:Vyàkaraịa, Hán âm: Hòa giàlana), cũng gọi Thụ kí. Vốn là thể loại giải thích về giáo nghĩa, đời sau đặc biệt chỉ cho những lời ấn chứng trước của Phật về các việc làm trong vị lai của các đệ tử. 4. Phúng tụng (Phạm:Gàthà, Hán âm: Già đà), cũng gọi Cô khởi. Tức là thể loại kệ tụng độc lập, trực tiếp ghi chép giáo thuyết của Phật, chứ không lập lại ý nghĩa trong phần văn trường hàng đã nói trước đó như vai trò của Ứng tụng. 5. Tự thuyết (Phạm:Udàna, Hán âm: Ưu đà na): Nghĩa là đức Phật không đợi người khác thưa hỏi mà ngài tự khai thị giáo pháp. 6. Nhân duyên (Phạm: Nidàna, Hán âm: Ni đà na). Ghi chép nhân duyên (nguyên do) thuyết pháp giáo hóa của Phật, như phẩm Tựa của các kinh. 7. Thí dụ (Phạm: Avadàna, Hán âm: A ba đà na). Dùng thí dụ để giảng nói pháp nghĩa. 8. Bản sự (Phạm:Itivfttaka, Hán âm: Y đếviết đa già). Thể loại ghi chép về hành trạng của Phật và các đệ tử ở đời quá khứ, ngoài Bản sinh đàm. Hoặc các kinh mở đầu bằng câu Phật như thị thuyết cũng thuộc thể loại này. 9. Bản sinh (Phạm: Jàtaka, Hán âm: Xà đà già). Thể loại ghi chép những hạnh đại bi mà đức Phật tu hành trong các đời quá khứ. 10. Phương quảng (Phạm: Vaipulya, Hán âm: Tì Phật lược): Các kinh giảng nói giáo nghĩa sâu xa rộng lớn. 11. Hi pháp (Phạm: Adbhutadharma, Hán âm: Aphù đà đạt ma), cũng gọi Vị tằng hữu pháp. Tức thể loại kinh ghi chép những việc hiếm có của Phật và các đệ tử. 12. Luận nghị (Phạm: Upadeza, Hán âm: Ưu ba đề xá): Thể loại kinh ghi chép việc đức Phật nghị luận về thể tính các pháp, phân biệt rõ ràng ý nghĩa. Mười hai thể loại trên đây, Đại thừa, Tiểu thừa đều có. Nhưng có chỗ cho rằng Phương quảng là các kinh mà chỉ Đại thừa mới có; lại có thuyết chủ trương ngoài Kí biệt, Tự thuyết và Phương quảng ra, 9 thể loại còn lại đều thuộc kinh Tiểu thừa. Hoặc có thuyết cho rằng ngoài Nhân duyên, Thí dụ và Nghị luận ra, 9 thể loại kia đều thuộc kinh Đại thừa. Hoặc có thuyết cho rằng 9 thể loại trừ Thí dụ, Bản sinh và Nghị luận, là 9 bộ kinh, hoặc trừ Tự thuyết, Thí dụ và Nghị luận là 9 bộ kinh. [X. chương 8 trong Nguyên thủy Phật giáo thánh điển chi tập thành (Ấn thuận)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập
Quy Sơn cảnh sách văn
Pháp bảo Đàn kinh
An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...