Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập nhẫn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập nhẫn








KẾT QUẢ TRA TỪ


thập nhẫn:

(十忍) I. Thập Nhẫn. Chỉ cho 10 tâm an nhẫn mà Bồ tát đạt được khi đoạn trừ hoặc vô minh, chứng đắc lí các pháp xưa nay vốn vắng lặng. Đó là: 1. Âm thanh nhẫn(cũng gọi Tùy thuận âm thanh nhẫn, Tùy thanh nhẫn): Nghe nói tất cả pháp chân thực, tâm không sợ hãi, tin hiểu thụ trì, tu tập an nhẫn. 2. Thuận nhẫn: Như thực quán xét các pháp, không chống trái, tùy thuận rõ biết, khiến tâm thanh tịnh. 3. Vô sinh pháp nhẫn(gọi tắt: Vô sinh nhẫn): Quán xét tất cả pháp không sinh không diệt, bình đẳng tĩnh lặng. 4. Như huyễn nhẫn: Quán xét tất cả pháp đều như huyễn, trong một có tất cả, trong tất cả có một, nhân duyên tụ tập một cách hư giả, không có định tính. 5. Như diệm nhẫn: Giác ngộ tất cả thế gian như sóng nắng, là sự nhóm họp hư vọng của các tướng hư dối, không có thực thể.6. Như mộng nhẫn: Hiểu biết rõ ràng ất cả thế gian chỉ là những cảnh tượng thấy trong giấc mộng, chẳng phải có chẳng phải không, không chối bỏ, không đắm trước. 7. Như hưởng nhẫn: Giác ngộ rốt ráo đến bờ kia, biết tất cả pháp đều như tiếng vang, chẳng phải từ bên trong bên ngoài phát ra, cũng chẳng phải trong ngoài hợp lại phát ra, mà chỉ từ duyên khởi, rồi khéo dùng phương tiện để nói pháp. 8. Như điện nhẫn (cũng gọi Như ảnh nhẫn): Bồ tát soi thấy tất cả pháp như ánh chớp chiếu các sắc tượng, không phân biệt. 9. Như hóa nhẫn: Bồ tát ý thức rõ tất cả pháp chẳng phải có chẳng phải không, như các việc huyễn hóa ở thế gian, nên chẳng lấy chẳng bỏ. 10. Như hư không nhẫn (cũng gọi Như không nhẫn): Rỗng lặng như hư không, thể tính thanh tịnh, bình đẳng không sai biệt, chẳng sinh chẳng diệt, Bồ tát biết tất cả pháp cũng hệt như thế. Tâm của Bồ tát cũng như hư không không phân biệt, đối với tất cả pháp không pháp nào không dung; thân khẩu ý của Bồ tát cũng rộng lớn như hư không, chẳng sinh chẳng diệt. Cứ theo Nhân vương hộ quốc bát nhã kinh sớ thì Bồ tát Thông giáo quán xét 5 ấm của 3 cõi và nhân quả 2 đế, thành tựu Thập nhẫn là: Giới nhẫn, Tri kiến nhẫn, Định nhẫn, Tuệ nhẫn, Giải thoát nhẫn, Không nhẫn, Vô nguyện nhẫn, Vô tướng nhẫn, Vô thường nhẫn và Vô sinh nhẫn. [X.phẩm Thập nhẫn kinh Hoa nghiêm Q.28 (bản dịch cũ); Đại thừa nghĩa chương Q.14]. II. Thập Nhẫn. Chỉ cho 10 hạnh của Bồ tát nhẫn chịu: 1. Nội nhẫn: Bồ tát có năng lực nhẫn chịu sự đau đớn của thân tâm, không sinh khổ não. 2. Ngoại nhẫn: Nhẫn chịu được khổ não từ bên ngoài đến, không sinh sân hận. 3. Pháp nhẫn: Nếu nghe pháp nghĩa của các kinh cao siêu mầu nhiệm thì chẳng những không sợ hãi mà còn siêng cầu đọc tụng.4. Tùy Phật giáo nhẫn(cũng gọi Phật ấn khả nhẫn): Nếu khi khởi tâm sân não độc hại thì Bồ tát tư duy thân này nương vào đâu mà sinh, pháp tướng do đâu mà khởi; vì chẳng thấy nguyên nhân của sân, không thấy từ đâu phát sinh, duyên khởi từ đâu, tư duy như thế tâm sân hận liền diệt.5. Vô phương sở nhẫn(cũng gọi Vô phần hạn nhẫn): Bất luận lúc nào và ở đâu, Bồ tát cũng thường sinh tâm nhẫn. 6. Tu xứ xứ nhẫn(cũng gọi Vô phân biệt nhẫn, Bình đẳng nhẫn): Bất luận là thân sơ Tôn ti, thậm chí Chiên đà la (tiện dân), Bồ tát đều nhẫn chịu bình đẳng. 7. Phi sở vi nhẫn(cũng gọi Bất đãi sự nhẫn, Bất kiến sự nhẫn): Chẳng phải vì các lí do như sựduyên, sợ hãi, làm ơn, thuận theo đời hoặc vì hổ thẹn... mới nhẫn chịu mà lúc nào cũng tu nhẫn. 8. Bất bức não nhẫn(cũng gọi Vô khuể nhẫn, Bất nhiễu động nhẫn, Bất dao động nhẫn): Nếu bị ngược đãi phải khuất nhục thì Bồ tát cũng có năng lực chịu đựng được. 9. Bi tâm nhẫn: Dù bị chúng sinh nhục mạ, xúc não, Bồ tát cũng không sinh tâm tức giận, trái lại, khởi tâm từ bi thương xót chúng sinh. 10. Thệ nguyện nhẫn(cũng gọi Thành tựu thệ nguyện nhẫn): Bồ tát nhớ lại thủa ban đầu đã ở trước chư Phật phát thệ nguyện cứu giúp chúng sinh, nếu giờ đây lại sân hận đối với chúng sinh, thì mình đã chẳng độ được mình, còn làm lợi ích cho ai? Do đó, Bồ tát không khởi tâm sân, mà sẵn sàng nhẫn chịu. [X. kinh Bảo vân Q.1; kinh Vô lượng thọ Q.thượng].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Phật giáo và Con người


Kinh Di giáo


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.160.216 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...