Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá.
(Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng.
(Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình.
(A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công.
(Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác.
(The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập môn thích kinh
KẾT QUẢ TRA TỪ
thập môn thích kinh:
(十門釋經) Chỉ cho 10 nghĩa môn do ngài Trừng quán đời Đường lập ra khi soạn bộ Hoa nghiêm kinh sớ, nói rõ đại ý của kinh để giúp người đọc dễ dàng hiểu biết về giáo pháp và nguyên do của bộ kinh Hoa nghiêm đã phát khởi như thế nào. Đó là: 1. Giáo khởi nhân duyên: Nói rõ về nhân duyên hưng khởi giáo pháp của kinh. Nghĩa là đức Như lai biết rõ tất cả chúng sinh đều có đức tướng trí tuệ của Như lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước nên không hay biết, vì thế đức Phật khai thị chúng sinh đều có nhân duyên Phật trí, đó là nguyên do hưng khởi giáo pháp của kinh này.2. Tạng giáo sở nhiếp: Tạng là Tam tạng kinh, luật, luận; Giáo là 12 phần giáo. Nghĩa là kinh này và Tam tạng 12 phần giáo tương nhiếp lẫn nhau. 3. Nghĩa lí phân tề: Nghĩa tức nghĩa huyền diệu do Viên giáo giải thích; Lí là lí viên dung được hiển bày trong pháp giới. Tức nghĩa lí mà kinh Hoa nghiêm giải thích chính thuộc Viên giáo, nêu một pháp thì hàm nhiếp tất cả pháp, nói một giai vị thì bao gồm tất cả giai vị. Còn Phân tề thì Sự sự vô ngại pháp giới được Viên giáo nói rõ và lí xứng tính viên dung được hiển bày chính là phân tề(nội dung sai khác) của kinh này.4. Giáo sở bị cơ: Giáo pháp viên dung cụ đức này bao trùm 10 căn cơ Nhất thừa Viên đốn, đó là: Vô tín cơ, Vi chân cơ, Đại thực cơ, Hiệp liệt cơ, Thủ quyền cơ, Chính vị cơ, Kiêm vị cơ, Dẫn vị cơ, Quyền vị cơ và Viễn vị cơ. 5. Giáo thể thiển thâm: Như lai thuyết giáo ắt có giáo thể, nay bàn chung thì một đại tạng giáo, từ cạn đến sâu, nếu nói sơ lược thì gồm có 10 thể, tức Âm thanh ngữ ngôn thể, Danh cú văn thân thể, Thông thủ tứ pháp thể, Thông nhiếp sở thuyên thể, Chư pháp hiển nghĩa thể, Nhiếp cảnh duy tâm thể, Hội duyên nhập thực thể, Lí sự vô ngại thể, Sự sự vô ngại thể và Hải ấn bính hiện thể. 6. Tông thú thông cục: Tông là chủ của lời nói, Thú là chỗ nương của Tông, Thông là bàn chung về giáo pháp trong một đời, từ hẹp đến rộng gồm 10 tông, từ Ngã pháp câu hữu tông đến Viên dung cụ đức tông. Cục là chỉ hạn cuộc ở một kinh. 7. Bộ loại phẩm hội: Bộ là các bộ; Loại tức là Lưu loại. Nghĩa là từ bộ kinh này lưu xuất ra biệt kinh(bản kinh lưu hành riêng), từ hẹp đến rộnglượcnêu 10 loại: Lược bản kinh, Hạ bản kinh, Trung bản kinh, Thượng bản kinh, Phổ nhãn kinh, Đồng thuyết kinh, Dị thuyết kinh, Chủ bạn kinh, Quyến thuộc kinh và Viên mãn kinh. Trong đó, Lược bản kinh có 4 vạn 5 nghìn bài kệ. 8. Truyền dịch cảm thông: Truyền dịch là từ Tây thiên truyền đến Đông độ, dịch từ tiếng Phạm sang chữ Hán. Kinh này trước sau có 2 bản dịch: Một do ngài Phật đà bạt đà la, vịcao tăng người Bắc Thiên trúc, dịch vào năm Nghĩa hi 14 (418) đời Đông Tấn, ở chùa Tạ tư không tại Dương châu, nguyên bản tiếng Phạm gồm 3 vạn 6 nghìn bài kệ, dịch thành 60 quyển. Một do ngài Thực xoa nan đà, vị cao tăng người nước Vu điền, dịch lại bản cũ vào niên hiệu Chứng thánh năm đầu (695) đời Đường, ở chùa Phật thụ kí tại Đông đô (Lạc dương). Bản dịch này có bổ sung những chỗ còn thiếu, thêm 9 nghìn bài kệ, cộng chung với bản dịch cũ gồm tất cả 4 vạn 5 nghìn bài tụng, dịch thành 80 quyển, tức là bản lưu truyền hiện nay. Cảm thông, tức khi ngài Phật đà bạt đà la dịch kinh cảm đến Long vương, nên Long vương sai 2 đồng tử mặc áo màu xanh hàng ngày từ trong ao xuất hiện dâng nước mài mực; còn khi ngài Thực xoa nan đà dịch kinh thì cảm được trời mưa cam lộ và hiện nhiều điều linh ứng. 9. Tổng thích kinh đề: Dùng diệu nghĩa để giải thích tổng quát đề mục Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh. 10. Biệt giải văn nghĩa: Giải thích riêng văn kinh, lược chia làm 3 khoa chính: a. Phẩm thế chủ diệu nghiêm là phần Tựa.b. Từ phẩm Như lai hiện tướng đến phẩm Nhập pháp giới là phần Chính tông. c. Trong phẩm Nhập pháp giới, từ câu Bấy giờ, ngài Văn thù sư lợi từ lầu gác Thiện trụ đi ra... trở xuống, là phần Lưu thông.
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.113 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...