Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tháp »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tháp








KẾT QUẢ TRA TỪ


tháp:

(塔) Phạm: Stùpa. Pàli:Thùpa. Hán âm: Tốt đổ bà, Tốt đô bà, Tẩu đẩu bà, Tẩu đẩu ba, Tô thâu bà, Tố đổ ba, Tư thâu pha, Suất đô bà. Gọi tắt: Tháp bà, Thâu bà, Đâu bà, Phật đồ, Phù đồ, Phật tháp. Hán dịch: Cao hiển xứ, Công đức tụ, Phương phần, Viên trủng, Đại trủng trủng, Phần lăng, Tháp miếu, Miếu, Qui tông, Đại tụ, Tụ tướng, Linh miếu. Vốn chỉ cho tòa kiến trúc để an vị xá lợi của Phật, thường được xây bằng gạch, nhưng đến đời sau thì tháp phần nhiều bị lẫn lộn với Chi đề (Phạm:Caitya) mà chỉ chung cho nơi Phật đản sinh, nơi Phật thành đạo, nơi Phật chuyển pháp luân, nơi Phật nhập Niết bàn, nơi kinh hành của Phật quá khứ, thánh địa trong bản sinh đàm của Phật, hang Bích chi phật, cho đến các kiến trúc an vị tượng của chư Phật, Bồ tát, lốt chân Phật, di cốt các bậc Tổ sư cao tăng, được xây cất bằng đất, đá, gạch, gỗ... để làm nơi lễ bái, cúng dường... Nhưng, cứ theo luật Ma ha tăng kì quyển 33 và Pháp hoa nghĩa sớ quyển 11 thì tháp và chi đề khác nhau ở chỗ có xá lợi Phật và không có xá lợi Phật, hễ có xá lợi Phật thì gọi là Tháp, không có xá lợi Phật thì gọi là Chi đề. Theo đó thì 8 ngôi tháp ở Câu thi na, Ma yết đà... có an vị xá lợi Phật là Tốt đổ ba, còn 8 đại linh tháp như tháp ở nơi Phật đản sinh, trong thành Ca tì la, tháp nơi Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ đề ở Phật đà già da, tháp nơi Phật chuyển pháp luân ở vườn Lộc dã, tháp nơi Phật hiện đại thần thông ở tinh xá Kì hoàn, tháp nơi Tam đạo bảo giai bên cạnh thành Khúc nữ, tháp nơi Phật thuyết giảng kinh Đại thừa ở núi Kì xà quật, tháp nơi Duy ma thị hiện có bệnh trong rừng Am ma vệ và tháp nơi Phật niết bàn trong rừng Sa la thì thuộc về Chi đề. Về nguồn gốc của việc xây tháp, ta có thể biết đã bắt đầu ngay từ lúc đức Phật còn tại thế, như luật Thập tụng quyển 56 đã ghi: Trưởng giả Tu đạt từng xin tóc và móng tay của đức Phật để xây tháp cúng dường; còn luật Ma ha tăng kì quyển 33 thì ghi: Vua Ba tư nặc vâng lời Phật dạy xây tháp Phật Ca diếp để lễ bái cúng dường. Sau khi đức Phật nhập diệt thì 8 nước như: Nước Ba bà, nước Già la, nước La ma già... giành nhau lấy xá lợi của Phật, do đó, Bà la môn Hương tính phải chia xá lợi Phật làm 8 phần đều nhau cho 8 nước, mỗi nước đều mang về xây tháp cúng dường, đây là những ngôi tháp xá lợi được xây dựng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Ngoài ra, theo A dục vương truyện quyển 1 và Thiện kiến luật tì bà sa quyển 1, khoảng 200 năm sau Phật nhập diệt, vua A dục nước Ma yết đà Từng xây 84.000 ngôi tháp báu tại các nơi trên khắp lãnh thổ. Cứ theo sự khảo chứng của học giả Nhật bản là Dật kiến Mai vinh thì ngôi tháp bằng gạch trong phần ruột ngôi tháp cổ(như hình vẽ) ở di tích Sơn kì (Sanchi) chính là do vua A dục thủa xưa xây dựng. Nếu nói theo danh nghĩa chung của Tháp(kể cả Tháp bà lẫn Chi đề) thì các nơi trên thế giới córấtnhiều kiến trúc nổi tiếng như:1. Tháp di tích ở Ba hách đặc (Bharhut) thuộc Trung Ấn độ, thân tháp đã hoàn toàn hoại diệt, chỉ còn lan can bằng đá, cửa đá, được suy đoán là ngôi tháp xây dựng vào thời Vương triều Huân ca thế kỉ II trước Tây lịch. 2. Lan can xưa bằng đá ở vùng phụ cận Đại tháp Phật đà già da được kiến tạo vào khoảng thế kỉ I trước Tây lịch. 3. Các di tích Chi đề nổi tiếng của Phật giáo như ở hang thứ 10 tại A chiên đa (Ajantà), hang 17 ở Na tây khắc (Nàsik), ở Ca lị (Kàrlì), ở Cụ đức sa (Bedsà)... đều được kiếntạovào khoảng thế kỉ II đến thế kỉ I trước Tây lịch, là những kiến trúc đại biểu quan trọng cho các tháp Phật kiểu cổ còn lại. 4. Vua Ca nị sắc ca thống lãnh nước Kiện đà la ở miền Bắc Ấn độ vào khoảng thế kỉ I Tây lịch, có kiến tạo tòa tháp cao 32m dưới chân núi Tuyết sơn tại nước Ca tất thí. Vua còn xây tháp Tước li ở nước Kiện đà la, cao hơn 220m, gồm 13 tầng. Lạc dương già lam kí quyển 5 gọi ngôi tháp này làtòatháp bậc nhất trong các tòa tháp ở Tây vực. 5. Địa phương Kiện đà la còn có nhiều nơi di tích cổ tháp (xem hình ở dưới), đều được kiến tạo vào khoảng trước sau Tây lịch đến thế kỉ II, III, như các tòa tháp ở Đạt nhĩ mã lạp tư ca (Dharmarajka), Mã ni cáp lạp (Manikyala), Tháp khố đặc y ba hi (Takt-i-Bahi), Á lực mã tư cát đức (Ali Masjid)... 6. Ở A nâu đà bổ la tại Tích lan (nay là Sri Lanka), hiện còn vài ngôi tháp cổ, trong đó, Tháp viện (Pàli:Thùpàràma, cũng gọi Tháp tự) là do vua Thiên ái đế tu (Pàli:Devànampiya-tissa) kiến tạo, là ngôi tháp xưa nhất trên đảo Tích lan. Còn có Vô úy sơn Phật tháp (Pàli: Abhayagiri) được xây dựng vào khoảng thế kỉ I trước Tây lịch, cao hơn 120m, đường kính ở phần đáy của nền tháp khoảng 115m, đường kính của thân tháp khoảng 86m, do vua Bà tha già mã ni (Pàli:Vaỉỉagamani) là người hộ trì Vô úy sơn tự phái kiến tạo. Còn tháp Lỗ uyển duy lợi (Ruwanvelì) được xây dựng vào khoảng thế kỉ II trước Tây lịch cũng là tòa tháp cổ rất nổi tiếng. 7. Ngôi Phật tháp Thụy đức cung (Shwedagon) ở Ngưỡng quang (Rangoon), ngoại cảnh Đại tháp kiểu bát úp ở Sơn kì, Ấn độ.Tháp Phật xây theo kiểu Kiện đà la Miến điện, thân tháp cao tới 118m. Tháp Tu mã đỗ (Shwemaudau) ở Tì cổ (Pegu) cao 102m, toàn bộ mặt ngoài của tháp được trang sức bằng vàng ròng, chung quanh nền tháp có vài mươi ngôi tháp nhỏ. Ngoài ra, tháp Tô lôi (Soolay) ở Rangoon, 450 tòa tháp ở vùng phụ cận Ngõa thành (Mandalay, xưa gọi là Mạn đức lặc), tháp Đạt tân vưu (Tapinyu), tháp Cáo đạt ba lâm (Gauda-palin), tháp A nan đà (Ànanda)... ở Phạ căn đều là những tháp nổi tiếng của Miến điện. 8. Ở Thái lan, tại vùng Cố đô Ayuthia hiện còn nhiều tòa tháp Phật thời cổ (xem hình dưới). Ngoài ra, tháp Phra-Thomma chedi ở Bangkok, thân tháp cao tới 125m, tháp này và tháp Wat Ching đều là các tòa tháp Phật nổi tiếng trong nước. 9. Ở nước Lào, tháp Vienchang, tháp Chomyong đều là những ngôi tháp cổ quan trọng hiện còn. 10. Ở Java, Indonesia, tháp Buro-Budur là tòa tháp có qui mô to lớn, nền đàn phức tạp, hình 4 góc, trên đỉnh tháp có một tòa đại tháp và 72 ngôi tháp nhỏ có hình dáng giống nhau bao bọc chung quanh đại tháp, trong mỗi tháp đều có tượng Phật, toàn bộ kiến trúc có hình Kim tự tháp kiểu bậc thang, mỗi chiều rộng 123m, cao 42m (nay chỉ còn 31,5m), là Thánh địa hoành tráng nhất, hùng vĩ nhất hiện còn của Phật giáo Đại thừa trên toàn cầu. 11. Tại Nepal, tháp Swuyambhùnàth ở Katmandu là tòa tháp lớn nhất, hình dáng giống như ngôi tháp kiểu bát úp(xem hình dưới), phía trên có tướng luân (tướng bánh xe) mười mấy lớp, trên chóp tháp đặt thiên cái tự hình thành một phong cách riêng. 12. Ở Tây tạng, tháp quen gọi là Lạt ma tháp, nhưng trên đất Tây tạng phần nhiều là tháp nhỏ. 13. Ở phía bắc, đông bắc Trung quốc và ở Mông cổ còn lại nhiều ngôi tháp lớn, như tháp Lợi tự ở Lạp đạt khắc, miếu Bố đạt lạp ở Nhiệt hà, 4 chùa Đông, Tây, Nam, Bắc ở Thẩm dương, tỉnh Liêu ninh, chùa Đại tháp viện ở núi Ngũ đài, tỉnh Sơn tây, chùa Tịnh minh ở huyện Thái nguyên, tỉnh Sơn Tây, chùa Diệu ứng ở Bắc bình... những tòa tháp ở các chùa nêu trên đều có qui mô rộng lớn. Trong đó, ngôi tháp ở chùa Đại tháp viện cao tới 86m, là ngôi tháp lớn nhất. Tại Trung Quốc, tháp Phật được kiến tạo sớm nhất là vào thời Tam quốc. Bấy giờ, vua nước Ngô là Tôn quyền rất thán phục việc ngài Khang tăng hội cảm được xá lợi bèn xây tháp cúng dường vào năm Xích ô thứ 3 (240), gọi là Kiến sơ tự. Nhưng nếu theo Phật tổ thống kỉ quyển 54 thì vào năm Vĩnh bình thứ 10 (67), vua Minh đế nhà Đông Hán đã xây tháp ở chùa Bạch mã, như vậy, tháp chùa Bạch mã là ngôi tháp đầu tiên ở Trung quốc. Về sau, có các sự tích về việc kiến tạo tháp qua các đời tương đối nổi tiếng như: Vào năm Thái khang thứ 2 (281) đời Tây Tấn, ngài Tuệ đạt ở huyện Mậu, tỉnh Chiết giang, cảm được từ trong đất một ngôi tháp Tháp Phật ở Ayuthia tại Thái Lan Tháp Swuyambhùnàth ở Katmandu, Nepal.cao khoảng 45m, rộng khoảng 22m, liền xây tháp ở chỗ đó để ghi nhớ. Vào niên hiệu Hi bình năm đầu (516) đời Bắc Ngụy, LinhThái hậu sai thợ kiến tạo 1 tòa tháp gỗ 9 tầng ở chùa Vĩnh ninh tại Lạc dương, cao tới 320m, cách xa trăm dặm vẫn có thể thấy được, những cái chuông nhỏ treo trên mái kêu leng keng mỗi khi gió thổi, ở xa 10 dặm cũng có thể nghe được. Đây là kiến trúc bằng gỗ to lớn, rất quí, nhưng tiếc thay nay đã không còn. Khoảng năm Chính quang (520-524) đời vua Hiếu minh đế nhà Bắc Ngụy, chùa Tung nhạc ở núi Tung Sơn, tỉnh Hà Nam, xây một tòa tháp gạch cao khoảng 64m, 15 tầng, 12 cạnh, là tòa thápxưa nhất hiện còn tại Trung Quốc. Vua Dượng đế nhà Tùy xây một ngôi tháp gạch ở chùa Quốc thanh tại núi Thiên thai để cúng dường Đại sư Thiên thai. Đây là ngôi tháp hình lục giác, 9 tầng, cao 74m. Vua Thái tông nhà Đường xây một tòa tháp gạch ở chùa Đại từ ân tại Tây an, cao 58m để cúng dường Đại sư Huyền trang. Ngoài ra, những tháp được xây dựng trong các chùa viện qua nhiều triều đại tại Trung Quốc thực không thể kể hết, nhưng các tháp kiến trúc bằng gỗ thì còn lại rất ít. Từ đời Nguyên, Minh về sau, do chịu ảnh hưởng văn hóa Lạt ma, kiểu Bạch tháp trở nên phổ biến, đó là do kiểu tháp Bắc Ấn độ và Đại nguyệt chi diễn biến mà thành, như Bạch tháp ở Bắc hải, Bắc bình, tháp xá lợi ở chùa Pháp hải tại huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tây, tháp Bạch linh miếu ở Vũ xuyên... đều khác xa với qui chế tháp Phật truyền thống của Trung quốc. Bởi vì qui chế kiến trúc tháp Phật ở Trung Quốc rất chú trọng sự phối trí nghiêm chỉnh, nền tháp chắc chắn, đẩu củng uyển chuyển, mĩ lệ... như tháp Lục hòa, tháp Hoa ở chùa Lục dung, tháp chùa Nghinh giang, tháp chùa Tam tháp ở Gia hưng... Tại Nhật bản, vào tháng 2 năm Mẫn đạt Thiên hoàng 14 (585) Đại thần Tô mã ngã tử kiến tạo 1 tòa tháp ở phía bắc gò Đại dã, trên đầu trụ tháp đặt xá lợi mà Tư mã đạt thỉnh được. Đây là sự mở đầu cho việc xây tháp ở Nhật bản. Vào năm Suy cổ Thiên hoàng 15 (606), Thái tử Thánhđức làm 1 tòa tháp 5 tầng bằng gỗ ở chùa Pháp long đến nay vẫn còn. Đâylà ngôi tháp gỗ xưa nhất trên thế giới. Lại theo Tục Nhật bản kỉ quyển 30, vào năm Thiên bình bảo tự thứ 8 (764), Thiên hoàng Hiếu khiêm phát nguyện tạo một trăm vạn ngôi tháp bằng gỗ 3 tầng cao 15cm, mãi đến niên hiệu Bảo qui năm đầu (770) mới hoàn thành, tôn trí ở khắp các chùa trên cả nước. Tháp có rất nhiều chủngloại, nếu phân biệt theo kiểu dáng thì cóthápkiểu bát úp, tháp khám, tháp trụ, tháp nhạn, tháp lộ, tháp nhà, tháp không vách, tháp Lạt ma, tháp 37 tầng, tháp 17 tầng, tháp 15 tầng, tháp 13 tầng, tháp 9 tầng, tháp 7 tầng, tháp 5 tầng, tháp 3 tầng, tháp vuông, tháp tròn, tháp hình 6 góc, tháp hình 8 góc, đại tháp, tháp Đa bảo, tháp Du kì, tháp Bảo khiếp ấn, tháp Ngũ luân, tháp hình trứng, tháp vô phùng, tháp kiểu lầu gác, tháp mái dày, tháp tòa Kim cương báu, tháp mộ, tháp gỗ, tháp có góc... Nếu phân biệt theo các vật được đặt trong tháp thì có tháp xá lợi, tháp tóc, tháp móng tay, tháp răng, tháp áo, tháp bát, tháp chân thân, tháp thân tro (đã thiêu), tháp thân vụn(những mẩu xương Tháp 5 tầng ở chùa Pháp long tại Nhật Bản còn lại sau khi thiêu), tháp bình, tháp hải hội, tháp tam giới vạn linh(vong linh chúng sinh trong 3 cõi)... Nếu phân biệt theo chất liệu kiến trúc thì có tháp gạch, tháp gỗ, tháp đá, tháp ngọc, tháp cát, tháp bùn, tháp đất, tháp sắt, tháp đồng, tháp vàng, tháp bạc, tháp thủy tinh, tháp pha lê, tháp lưu li, tháp báu, tháp hương... Nếu phân biệt theo ý nghĩa tính chất thì có tháp cầu phúc, tháp báo ân, tháp pháp thân, tháp thọ... Nếu phân biệt theo vị trí tháp được sắp bày theo các kiểu thì có tháp kiểu cô lập, tháp kiểu đối lập, tháp kiểu bài lập(đứng theo hàng lối), kiểu phương lập(đứng vuông vức theo 4 góc), kiểu củng lập(đứng vòng tròn)... Trong các kiểu tháp thì có tháp kiểu bát úp là xưa nhất. Theo luật Ma ha tăng kì quyển 33 và Hữu bộ tì nại da tạp sự quyển 18, tháp kiểu bát úp được cấu tạo thành bởi các bộ phận: Lan can, nền đàn, thân tháp, bát úp đầu bằng, cột luân tướng, luân tướng, bình báu... Trong các di tích hiện còn thì Đại tháp ở Sơn kì (Sanchi) có cấu trúc điển hình nhất và phù hợp với qui định trong luật nhất(xem hình Đại tháp Sơn kì ở trên). Luật đã dẫn còn nói: Nếu xây tháp để cúng dường Như lai thìphải đầy đủ các bộ phận cấu trúc nói trên; nếu xây tháp cúng dường Độc giác thì không được đặtbình báu; nếu xây tháp cúng dường A la hán thì luân tướng không được làm quá 4 tầng; nếu là tháp của Bất hoàn quả thì luân tướng không được làm quá 3 tầng; nếu là tháp của Nhất lai quả thì luân tướng không được quá 2 tầng; nếu là tháp của ngườiDự lưu quả thì luân tướng không được quá một tầng; nếu là tháp của người lành trong phàm phu thì chỉ được làm đầu bằng chứ không được dùng luân cái. Lan can bao bọc 4 chung quanh tháp là kết giới phạm vi tháp, hồi lang(lối đi vòng quanh) của các Đại tự tháp đời sau chính đã bắt nguồn từ lan can này. Mặt bằng của nền đàn ở Ấn độ thường là hình tròn, nhưng ở Trung quốc và Nhật bản phần nhiều có cấu trúc hình 4 góc hoặc 8 góc. Thân tháp được xây trên nền đàn, như thápDhamekh ở vườn Lộc dã, tháp trong Quật viện A chiên đa, tháp ở vùng Kiện đà la... đều là những tháp cấu trúc theo kiểu cổrất nổi tiếng, nhất là mặt ngoài thân tháp của tháp Dhamekh có khắc các bức tranh và hoa sen rất tinh xảo, còn tháp ở Kiện đà la thì mặt ngoài làm Phật khám để trang nghiêm thân tháp. Đến đời sau, thân tháp dần dần biến thành cấu trúc nhiều tầng, vào khoảng thế kỉ III, IV thì kiểu thân tháp 3 tầng đã xuất hiện; về sau lại có các cấu trúc gồm 5 tầng, 7 tầng, 9 tầng, 13 tầng, 15 tầng, 17 tầng, cho đến 37 tầng. Vấn đề thân tháp diễn biến thành hình thức nhiều tầng có lẽ cũng liên quan và phù hợp với kinh luật. Chẳng hạn như Tì nại da tạp sự quyển 18 (Đại 24, 291 hạ) nói: Số tầng của tướng luân hoặc 1, 2, 3, 4, cho đến 13; tức là thân tháp nhiều tầng và tướng luân nhiều tầng thực ra có quan hệ mật thiết với nhau. Về những ngôi tháp nhiều tầng nổi tiếng hiện còn thì có: Tháp gạch gồm 15 tầng 12 cạnh ở chùa Tung nhạc tại Tung sơn, tháp Tiểu nhạn gồm 15 tầng ở chùa Đại tiến phúc tại Tây an, tháp gạch gồm 15 tầng ở chùa Hương Tích, Tây An, Trung Quốc; tháp đá gồm 13 tầng ở chùa Tịnh từ ở Thượng khánh bắc đạo, Hàn quốc; tháp đá gồm 13 tầng ở chùa Bát nhã tại chùa Đại hòa, Nhật bản... Các tháp cổ nổi tiếng từ 13 tầng trở xuống tại các nước Phật giáo còn rất nhiều không thể kể xiết... Kiểu bát úp là thể bán cầu úp xuống, giống như cái bát úp. Phần mộ ở Trung Quốc và các nước Đông phương nói chung từ xưa đã có hình dáng cái gò nhỏ, rất phù hợp với kiểu bát úp của tháp Phật. Nhưng đến đời sau thì hình bán cầu của bát úp dần dần cao thêm, như tháp Dhamekh ở vườn Lộc dã, các tháp ở Kiện đà la và Tích lan, hình bát úp đều rất cao. Còn như tháp Ổ đức khương ở Phra- Prang thì hình bát úp đã cao bằng quả đạn đại bác. Nhưng tháp ở Tây tạng thì ngược lại, phía trên phình rộng ra, phía dưới thì thu nhỏ lại, giống hình cầu. Ở Trung Quốc và Nhật bản thì hình dáng bát úp đã rút lại đến mức cực nhỏ, chỉ còn hình thức mà thôi. Tướng luân cũng gọi là Bàn cái, Thừa lộ bàn, Luân cái là kiến trúc hình chiếc mâm tròn, chồng thành nhiều lớp trên đầu bằng, ở giữa có cây cột xuyên qua, trên chóp có lọng che. Ở Ấn Độ cổ đại đã có tướng luân, số luân(vòng tròn) có nhiều lớp, như ngôi tháp Tước li ở Kiện đà la có 13 lớp tướng luân, ngôi tháp ở chùa Vĩnh ninh tại Lạc dương, Trung Quốc, có 30 lớp, còn Đại tháp ở Sơn kì (Ấn độ) thì chỉ có 3 luân. Các chùa viện ở Nhật Bản thường có tháp 9 tướng luân, cho nên cũng gọi là Cửu luân. Ngoài tháp hình bát úp ra còn có nhiều kiểu tháp như: 1. Tháp Đa bảo: Bắt nguồn từ tháp đức Phật Đa bảo nói trong phẩm Kiến bảo tháp kinh Pháp hoa, tức là ngôi tháp được phụ thêm trên bảo tháp 1 tầng nói chung. 2. Tháp Du kì: Tháp được kiến tạo căn cứ theo kiểu tháp được nói trong kinh Du kì, là biến dạng của bảo tháp phổ thông, tức ở chính giữa và 4 góc trên nóc tháp có lập 5 tướng luân, trên mỗi tướng luân đều có thêm 5 luân. 3. ThápBảo khiếp ấn: Nền đàn và thân tháp mang hình dạng núi Tu di, trên thân tháp có lọng che hình vuông, bên trong có cất giữ Đà la ni Bảo khiếp ấn. 4. Cột tướng luân: Kiểu tháp căn cứ theo kiểu tháp nói trong kinh Vô cấu tịnh quang đà la ni, tức chỉ tạo dựng phần tướng luân có hình dáng cột tháp và được coi đó là tháp. 5. Tháp có thân hình cái bình: Như tháp bảo bình, tháp uyển, tháp năng tác... 6. Tháp Ngũ luân(cũng gọi Ngũ luân tháp bà, Ngũ luân bình tháp bà): Phần nhiều là kiểu tháp được Mật giáo sử dụng. Tức chồng xếp 5 tảng đá có hình dángvuông, tròn, tam giác, bán nguyệt và bảo châu, trên đó lần lượt viết chữ chủng tử của Ngũ đại , theo thứ tự tượng trưng cho 5 đại: Đất, nước, lửa, gió, không. 7. Tháp cái lọng:Tức tháp được tạo lập bằng cách dựng câytrụ vuông, trên đầu trụ làm lọng che và đặt bảo châu trên chóp cây trụ. 8. Tháp LụcĐịa tạng: Tháp được tạo lập bằng cách trên cây trụ vuông an vị Lục địa tạng. 9. Tháp vô phùng: Tức chỉ dùng 1 tảng đá bia làm bia mộ của vị tăng quá cố; hoặc dùng 1 khối đá có hình quả trứng làm bia mộ thì gọi là Noãn tháp. 10. Tháp gỗ: Trên tấm ván nhỏdài khắc hình dạng tháp Ngũ luân, thông thường dựngtrên đất mộ để cầu âm phúc cho người chết. 11. Tháp có góc cạnh: Cũng là biến dạng của tháp Ngũ luân, tức trên cây cột hình 4 góc nhỏ và dài ghi văn kinh tiếng Phạm, thông thường dùng trong hội cúng dường khi khánh thành nhà cửa, được dựng ở trước nhà. 12. Tháp kiểu lầu gác: Như tháp gỗ ở huyện Ứng, tỉnh Sơn tây, tháp gạch ở chùa Khai Nguyên, huyện Định, tỉnh Hà Bắc, tháp lưu li ở chùa Hựu quốc, phủ Khai phong, tỉnh Hà nam, Trung quốc... là những di tích tháp kiểu lầu gác nổi tiếng còn lại. 13. Tháp mái dày: Như tháp chùa Tung nhạc tại Tung sơn, tỉnh Hà nam và tháp chùa Thiên ninh ở Bắc bình. 14. ThápLạt ma: Như tháp trắng ở chùa Diệu ứng tại Bắcbình. 15. Tháp Kim cương bảo tọa: Như tháp chùa Chân giác ở Bắc bình. Ngoài các kiểu tháp nói trên, còn có hình tháp cao chót vót đến tận mây, là tượng trưng cho Phật giáo của Nhật bản. Lại trong các loại kiểu tháp ghi trên, phần nhiều là các kiểu tạo tháp đặc thù chỉ Nhật Bản mới có. Ở Trung Quốc, dáng vẻ bề ngoài của tháp Phật thông thường được chia làm 2 loại là hình tháp tầng và hình tháp mái. Trong các di tích tháp đời Đường thì tháp Đại nhạn 7 tầng hình 4 góc ở chùa Từ ân tại huyện Tây An, tỉnh Thiểm Tây, là đại biểu cho hình tháp tầng; còn tháp Tiểu nhạn 13 mái hình 4 góc ở chùa Tiến phúc là đại biểu cho hình tháp mái. Nếu phân biệt theo những vật được đặt ở bên trong thì tháp có các loại như sau:1. Tháp xá lợi(cũng gọi tháp Phật): Tức nghĩa gốc của Tốt đổ ba (Phạm:Stùpa), là tháp thờ xá lợi được kết thành sau khi hỏa thiêu thân đức Phật. 2. Tháp thờ tóc: Tháp được kiến lập để cúng dường tóc của Phật. 3. Tháp thờ móng tay: Tức tháp được xây để cúng dường móng tay, móng chân của Phật. Loại tháp này bắt đầu từ Trưởng giả Tu đạt. 4. Tháp thờ răng: Tháp cúng dường răng của đức Phật. 5. Tháp chân thân: Tháp cúng dường chân thân(nhục thân)của các bậc cao tăng, như tháp chân thân của ngài Tịnh tạng ở núi Tung Sơn được xây dựng vào đời Đường, tháp chân thân của ngài Ma đằng được kiến tạo vào đời Hậu Tấn... đều là các di tích nổi tiếng. 6. Tháp khôi thân: Tức sau khi bậc cao tăng được hỏa thiêu, phần tro (khôi) còn lại được thu gom và xây tháp để thờ. 7. Tháp toái thân: Tức không đặt toàn thân hoặc toàn bộ tro than sau khi hỏa thiêu, mà chỉ đặt một phần vào trong tháp để thờ, như tháp Toái thân của ngài Huyền trang, tức tháp Từ ân, ở Nhật nguyệt đàm. 8. Tháp phổ thông(cũng gọi Phổ đồng, tháp Hải hội): Tức tháp thờ chung di cốt của chúng tăng. Tháp Đại Nhạn, Tháp Tiểu Nhạn Tháp TừÂn ở Nhật nguyệt đàm9. Tháp tam giới vạn linh: Tức tháp thờ chung di cốt của những người hữu duyên vô duyên. 10. Tháp một chữ một viên đá: Tức khắc hoặc viết một chữ của các kinh như kinh Pháp hoa... lên một hòn đá nhỏ, rồi chôn xuống đất, sau đó xây tháp lên trên để cúng dường. Ngoài ra, kinh Quán hư không tạng bồ tát cũng nói đến 4 tòa tháp của đức Phật là tháp tóc, tháp áo, tháp bát và tháp răng ở trên cõi trời Đao lợi, gọi là Đế thích tứ tháp. Bốn tháp này được ghi trong Thích ca Như lai thành đạo kí chú quyển hạ thì tháp áo được thay thế bằng tháp mũi tên.Còn phẩm Pháp sư trong kinh Pháp hoa thì cho rằng kinh là Pháp thân của Như lai, vì thế cũng nên xây tháp cúng dường. Những tháp cất giữ tiêu biểu điển hình là tháp sắt ở Nam thiên trúc, trong đó kinh Kim cương đính được cất giữ; tháp Nam ở chùa Vân cư, núi Phòng sơn, Trung quốc, ở dưới chôn giấu 180 tấm bia kinh lớn và 4080 tấm bia kinh nhỏ. Ngoài ra, ở bên trong tháp hoặc ở thân tháp cũng khắc hoặc vẽ hình đồ 8 tướng thành đạo của đức Phật, như bức phù điêu Bát tướng thành đạo được khắc ở nền đàn của tháp xá lợi chùa Thê hà ở tỉnh Giang tô là di tích rất nổi tiếng. Nếu phân biệt theo nguyên liệu kiến trúc thì đại khái tháp có các chủng loại sau đây:1. Tháp gạch: Các di tích hiện còn ở Tích lan, Miến điện và các nước vùng Tây vực đại đa số là tháp gạch. Ở Trung quốc, di tích tháp nổi tiếng hiện còn, có giá trị về nghệ thuật kiến trúc rất cao là tòa tháp gạch gồm 15 tầng, có hình 12 cạnh ở chùa Tung nhạc, núi Tung sơn, phủ Đăng phong, tỉnh Hà nam, rất tráng lệ, hùng vĩ. Còn có tháp gạch gồm 13 tầng, 8 cạnh ở chùa Thiên ninh tại Bắc bình, tháp gạch 9 tầng ở chùa Trùng hưng, huyện Trâu, tỉnh Sơn Đông, tháp Lục hòa ở chùa Khai hóa tại Hàng châu... đều là những ngôi tháp gạch rất lớn, cao đến mấy mươi mét. 2. Tháp gỗ: Như ngôi tháp Tước li ở Ấn Độ do vua Ca nị sắc ca kiến tạo nói ở trên, ngôi tháp chùa Vĩnh ninh ở Lạc Dương, Trung Quốc... đều là những tháp được kiến trúc bằng gỗ rất lớn. Nhưng những ngôi tháp gỗ đời xưa hiện nay rất hiếm thấy, vì dễ bị gió mưa, binh lửa tàn phá nên ít còn tồn tại. Ngôi tháp bằng gỗ xưa nhất hiện còn tại Trung quốc là tháp Thích ca ở chùa Phật cung, huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây, được tạo lập vào năm Thanh ninh thứ 2 (1056) đời Liêu. Tháp gồm 5 tầng, hình 8 góc, cao tới 115m, cấu trúc rất chắc chắn. Thời Tháp gạch ở chùa Tung nhạc Tháp Thích ca làm bằng gỗ xưa nhất tại Trung Quốc vua Thuận đế nhà Nguyên, huyện Ứng bị động đất lớn suốt 7 ngày mà tòa tháp này vẫn sừng sững bất động. Còn ngôi tháp gồm 9 tầng, có hình 8 góc ở chùa Thiên ninh, huyện Chính định, tỉnh Hà bắc, cũng là tòa tháp cổ làm bằng gỗ rất nổi tiếng. Riêng Nhật bản, vì những trận động đất thường xảy ra nên phần nhiều tháp đều được kiến trúc bằng gỗ, trong đó, tòa tháp 5 tầng ở chùa Pháp long, do Thái tử Thánh đức tạo lập vào năm Suy cổ Thiên hoàng 15 (606) là nổi tiếng. 3. Tháp đá: Ở Ấn độ từ xưa phần nhiều tháp được cấu trúc bằng đá. Tại Trung Qquốc, như các ngôi tháp hiện còn ở quần thể hang đá Vân cương tại Đại đồng phần nhiều cũng được kiến tạo bằng đá. Tòa tháp đá 4 cửa ở chùa Thần thông, huyện Tế Nam, tỉnh Sơn đông, là tòa tháp cổ được kiến tạo vào năm Đại nghiệp thứ 7 (611) đời vua Dượng đế nhà Tùy; tháp Bắc ở chùa Vân cư, núi Phòng sơn, tỉnh Hà Bbắc, được xây dựng bằng đá hoa màu trắng và tháp Trấn Quốc bằng đá ở chùa Khai nguyên, Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến cũng là những tòa tháp đá tiêu biểu điển hình. Tại Hàn quốc, vào thời đại Tân la, cũng có nhiều ngôi tháp được tạo lập bằng đá, như tháp Thích ca ở chùa Phật quốc, tháp 13 tầng ở chùa Tịnh huệ, tháp Xá lợi ở chùa Hoa nghiêm... Tại Nhật bản, tháp được cấu trúc bằng đá sớm nhất là ngôi tháp đá 13 tầng. Những tháp đá hiện còn là ngôi tháp ở chùa Thạch tháp tại Cận Giang và ngôi tháp gồm 7 tầng ở chùa Oánh Sơn là nổi tiếng. 4. Tháp ngọc: Loại tháp này còn rất ít. Năm Khang Hi 19 (1709), vua Thánh tổ có sai thợ khắc 1 tòa tháp ngọc gồm 8 tầng, cao khoảng 3m, thếp thành 3 màu vàng, lục và trắng, gọt dũa tinh vi, trong mỗi tầng tháp có khắc vài pho tượng Phật, nét khắc kì diệu, đáng được gọi là Quốc bảo, rất tiếc sau vì thế cuộc biến thiên, tòa tháp bị lưu lạc, cuối cùng đã bị bán cho một người Mĩ chuyên sưu tầm đồ cổ. 5. Tháp bùn, tháp đất: Như phẩm Phương tiện, kinh Pháp hoa (Đại 9, 8 hạ) nói: Hoặc dựng miếu bằng đá, chiên đàn và trầm thủy, cây có hương thơm và các vật liệu khác như gạch, gốm, bùn, đất... Năm Kiến bảo thứ 4 (1217) đời Thiên hoàng Thuận đức, Pháp thân vương Đạo trợ của Nhật bản từng tạo lập 84.000 ngôi tháp bằng đất. 6. Tháp sắt: Ngôi tháp bằng sắt nổi tiếng được nói trong kinh điển là ngôi tháp ở NamThiên trúc, tức Nam Thiên Thiết Tháp, ở bên trong có tàng trữ kinh Kim cương đính. Theo Nhập đường cầu pháp tuần lễ kí quyển 3, tháng 9 năm Lân đức thứ 2 (665) đời Đường cao tông, chùa Pháp vân kiến tạo 1 tòa tháp bằng sắt gồm 7 tầng cao tới 1 trượng. Nhưng ngôi tháp bằng sắt nổi tiếng hiện còn thìcó ngôi tháp sắt ở chùa Thiết tháp, huyện Tế ninh, tỉnh Sơn Tháp Trấn quốc ở chùa Khai nguyên Tháp Thích ca, chùa Phật Quốc, Hàn Quốcđông, ngôi tháp sắt ở chùa Cam lộ, huyện Trấn giang, tỉnh Giang tô... 7. Tháp bằng đồng: Vua nước Ngô việt là Tiền hoằng thúc, ngưỡng mộ di phong tạo tháp của vua A dục, bắt đầu từ năm Hiển đức thứ 2 (955) đời Hậu Chu, ròng rã 10 năm, đúc tạo 84000 tòa tháp bằng đồng cao khoảng 20 cm, bên trong để kinh Bảo khiếp ấn tâm chú rồi ban tặng các nước, xa gần đều khen là đẹp, người đời gọi là tháp Tiền hoằng thúc. 8. Tháp bằng vàng: Ở Ấn độ đời xưa đã có phương pháp tạo lập tháp Phật bằng vàng, nhưng loại tháp này rất ít, vì nguyên liệu quá quí hiếm. 9. Tháp bằng bạc: Giống như tháp bằng vàng, tháp bạc cũng thuộc loại quí hiếm. Cứ theo Xuất tam tạng kí tập quyển 8, một người Bà la môn ở thành Hoa thị, nước Ma yết đà, Trung ấn độ, từng tạo lập 1 tòa tháp bằng bạc trong nhà mình, cao khoảng 3 trượng, rộng 8 thước, trong tháp đặt 4 khám thờ, mỗi khám một pho tượng bằng bạc cao hơn 3 thước. 10. Tháp bằng thủy tinh: Như tòa tháp xá lợi bằng thủy tinh ở phường Thực tạng, huyện Bản bản của Nhật bản là tòa tháp nổi tiếng và được xem là quốc bảo của Nhật bản.11. Tháp bằngpha lê, bằng xà cừ, mã não, lưu li và tháp Đa bảo được trang nghiêm bằng các thứ quí báu nói trong phẩm Phương tiện và phẩm Bảo tháp trong kinh Pháp hoa. 12. Tháp bằng hương: Tức dùng các loại hương liệu nghiền thành bột rồi nhào lẫn với bùn, sau đó nặn thành những ngôi tháp nhỏ, cao từ 1 đến 20cm trở lên, trong tháp đặt kinh văn chép tay để cúng dường lễ bái, gọi là Pháp xá lợi. Theo Đại đường tây vực kí quyển 9 thì phong tục này đã thịnh hành ở Ấn Độ từ xưa. Nếu nói theo tính chất của việc tạo lập tháp thì phổ biến nhất là: 1. Tháp cầu phúc: Vì Phật giáo thường nói việc tạo lập tháp Phật sẽ được công đức phúc báo rất thù thắng, cho nên tín chúng phần nhiều góp phần vào việc tạo tháp là để cầu phúc báo. Người cầu phúc thường tùy tài lực của mình mà xây tháp bao nhiêu tầng, tối thiểu là 3 tầng, tối đa là 13 tầng. Nổi tiếng là các tháp Bảo thúc, tháp Lục hòa ở Hàng Châu, tháp sắc chùa Hựu quốc và tháp Niết bàn chùa Tướng quốc ở phủ Khai phong... 2. Tháp báo ân: Tạo lập tháp để báo đáp ơn của Phật, nên gọi là tháp Báo ân. Tháp Báo ân nổi tiếng nhất là tòa tháp trong chùa Báo ân phía ngoài cửa Trung Hoa tại Nam kinh, bắt đầu xây dựng vào năm Vĩnh lạc 11 (1413) đời vua Thành tổ nhà Minh đến năm Tuyên đức thứ 7 (1432), ròng rã 19 năm mới hoàn thành. Thân tháp cao khoảng hơn 100m, hình 8 góc, gồm 9 tầng, mỗi tầng đều có hành lang. Trên mặt ngoài tháp gắn gạch men trắng rất mịn, mỗi viên gạch có 1 tượng Phật, mái che mỗi tầng tháp lợp bằng ngói lưu li 5 màu, trên chóp tháp của tầng trên cùng đặt mũ báu bằng vàng ròng, nặng 2000 lạng. Mỗi góc tháp treo 1 quả chuông nhỏ có lưỡi gà, mỗi khi gió thổi thì các chuông khua leng keng, tựa hồ như tiếng từ tầng mây phát ra. Tim tháp có hình ba la, ở trên đặt quả cầu bằng vàng. Tháp Báo ân ở chùa Báo ân qui mô cực kì hoành vĩ, tráng lệ, bộ Đại Anh bách khoa toàn thư cũng miêu tả rất rõ về tòa tháp này. 3. Tháp Pháp thân: Tháp được tạo dựng để thờ xá lợi của pháp thân. Như đã nói ở trên, Ấn độ từ xưa đã tạo lập tháp hương, bên trong để văn kinh chép tay hoặc kệ Pháp thân, vì thế nên gọi tháp Pháp thân. Chữ (vaô) của tiếng Phạm trong Mật giáo là chủng tử của pháp giới, hình ngoài củachữnày giống nhưngôi tháp tròn, cho nên cũng gọi là tháp Pháp thân. 4. Tháp thọ: Tức bia mộ được tạo dựng trước lúc còn sống. Ngoài ra, khu đất được chọn lựa để dự định xây tháp, gọi là Tháp sự.Nếu phân biệt về vị trí tháp được sắp xếp thì đại khái chia ra: 1. Tháp đứng một mình: Tức tháp đơn thuần độc lập, là kiểu thápphổ biến nhất. 2. Tháp đứng đối diện nhau: Như 2 tòa tháp Đại nhạn và Tiểu nhạn ở huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây đứng trông nhau. 3. Tháp đứng theo hàng thẳng: Như 3 tòa tháp ở chùa Trà thiền, huyện Gia hòa, tỉnh Chiết giang, được xây dựng vào cuối đời Đường, đã nhiều lần bị đổ nát, năm Quang tự thứ 2 (1876) được làm lại. 4. Tháp đứng theo hình vuông: Như 4 tòa tháp ở 4 cửa tại huyện Thẩm dương, tỉnh Liêu ninh, gọi là Thẩm Dương Tứ Tháp. Đó là: Tháp Bắc của chùa Pháp luân phía ngoài cửa Địa tạng, tháp Nam của chùa Quảng từ ở phía ngoài cửa Đức thịnh, tháp Tây của chùa Diên thọ ở phía ngoài cửa Ngoại nhương và tháp Đông của chùa Vĩnh quang ở phía ngoài cửa Phủ cận.5. Tháp đứng theo hình tròn: Như 5 ngôi tháp của chùa Ngũ tháp ở phía ngoài cửa Tây trực thành phố Bắc bình. Chùa Ngũ tháp vốn có tên là chùa Chân giác, phía sau chùa có 1 đài tòa Kim cương bảo bằng phẳng hình vuông, trên có 5 ngôi tháp nhỏ đứng theo hình vòng tròn, trong mỗi tháp an vị 1 tôn tượng Như lai bằng vàng. 6. Kiểu tháp đứng chia cách: Như 7 ngôi tháp của viện Kim cương bảo tháp ở núi Tây sơn, Bắc bình, đứng theo hàng lối của những quân cờ, 7 tháp đều do những tảng đá ngọc xếp lên mà thành. Ngôi tháp ở chính giữa hình vuông gồm 13 tầng là tháp lớn nhất; ở 4 góc mỗi góc dựng 1 tháp, lớn vừa; 2 ngôi tháp ở mặt trước là các tháp hình tròn, hơi nhỏ. Tháp là phần quan trọng nhất trong kiến trúc chùa viện, cho nên tại Ấn độ từ xưa, đối với việc phối trí tháp đã có qui chế nhất định. Như luật Ma ha tăng kì quyển 33 ghi rằng: Trong 1 già lam, tháp không được xây dựng ở phía nam hoặc phía tây, mà phải đặt ở phía đông hoặc phía bắc; nhưng phòng tăng thì ngược lại, phải cất ở phía nam hoặc phía tây. Trong các tượng chư tôn của Mật giáo, có nhiều vị dùng tháp làm hình Tam muội da (Gọi tắt: Tam hình) hoặc làm vật cầm tay, như Đại nhật Như lai và Đa văn thiên. Năm ngôi tháp của chùa Ngũ tháp của Kim cương giới lấy bảo tháp làm hình Tam muội da; còn Đại nhật Như lai của Thai tạng giới thì lấy tháp Ngũ luân làm hình Tam muội da. Lại vì Mật giáo cho rằng Đại nhật Như lai biểu thị cho pháp giới thể tính trí, cho nên Tam hình tháp của Ngài cũng gọi là Pháp giới pháp. Ngoài ra, vật cầm tay trong tay thứ 30 của bồ tát Di lặc và vật cầm tay của trời Đa văn đều là tháp báu; cũng có khi trên mũ báu của bồ tát Di lặc có đặt tháp Ngũ luân. Các kinh điển cũng như các giáo thuyết xưa nay đều cho rằng việc tạo lập tháp có công đức rất lớn, như kinh Vô lượng thọ quyển hạ nói xây tháp tạo tượng là nhân hạnh vãng sinh Tịnh độ. Còn kinh Thí dụ thì nêu 10 quả báo thù thắng của việc lập tháp như sau: 1. Không sinh vào nơi biên quốc. 2. Không bị nghèo khó, khốn khổ. 3. Không bị thân phận ngu si, tà kiến. 4. Có thể làm vua 16 nước lớn. 5. Thọ mệnh lâu dài. 6. Có sức mạnh như Kim cương na la diên.7. Được phúc đức rộng lớn không ai sánh bằng. 8. Được chư Phật, Bồ tát rủ lòng thương xót.9. Có đầy đủ 3 minh, 6 thông và 8 Giải thoát. 10. Được sinh về Tịnh độ trong 10 phương. Ngoài ra, kinh Tạo tháp công đức và kinh Tạo thápdiên mệnhcũngnêu các công đức như: Sống lâu, sinh lên cõi trời, diệt trừ 5 tội Vô gián, thành Phật... Kinh Hữu nhiễu Phật tháp công đức thì cho rằng đi vòng quanh tháp xa lìa được 8 nạn, đầy đủ sắc tướng vi diệu, được của báu, phúc đức, cho đến được làm thầy trời, người... Kinh Đề vị cũng nêu rõ nhiễu tháp có 5 công đức như sau: 1. Đời sau được thân tướng đoan chính, đẹp đẽ. 2. Được tiếng nói dịu dàng, trong trẻo. 3. Được sinh lên cõi trời. 4. Được sinh vào nhà vương hầu. 5. Được đạo Nê hoàn. Nhưng đi vòng quanh tháp cũng có 1 hình thức nhất định, như phải đi theo chiều bên phải làm chuẩn, khi đi quanh tháp phải cúi đầu nhìn xuống để tránh dẵm lên các côn trùng bò trên mặt đất, không được liếc nhìn 2 bên, không được khạc nhổ trước tháp, không được dừng lại giữa đường nói chuyện với người khác. Ngoài ra, không chỉ giới hạn ở việc xây tháp, đi quanh tháp mà làm các việc như tu sửa tháp, quét tước tháp, lễ bái tháp... cũng đều được công đức rấtlớn. [X. kinh Du hành trong Trường a hàm Q.4; kinh Tăng nhất a hàm Q.19; kinh Khởi thế Q.2; kinh Đại thừa bản sinh tâm địa quán Q.1; Phật sở hành tán Q.5; kinh Bát đại linh tháp danh hiệu; luật Tứ phần Q.52; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.8; Du già luận kí Q.21; Đại đường tây vực kí Q.2; Lương cao tăng truyện Q.1; Thích ca phương chí; Quảng hoằng minh tập Q.15, 17; Lạc dương già lam kí Q.1; Huyền ứng âm nghĩa Q.7; Nhật bản thư kỉ Q.20; Phù tang lược kí Q.30; History of Indian and Eastern Architecture, vol. I, II, by J. Fergusson; A History of Fine Art in India and Ceylon, by V.A. Smith]. (xt. Tháp Đầu).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 107.20.123.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (118 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...