Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không.
(There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ.
(Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới.
(Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ.
(The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi.
(Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thanh văn
KẾT QUẢ TRA TỪ
thanh văn:
(聲聞) Phạm:Zràvaka. Pàli:Sàvaka. Hán âm: Xá la bà ca. Hán dịch: Đệ tử. Chỉ cho các đệ tử xuất gia nghe âm thanh thuyết pháp của Phật mà chứng ngộ, là 1 trong 2 thừa, 1 trong 3 thừa. Theo Đại thừa nghĩa chương quyển 17 phần đầu thì có 3 cách giải thích về ý nghĩa tên gọi Thanh văn, đó là: 1. Giải thích theo nhân duyên đắc đạo: Nghe âm thanh thuyết giáo của Phật mà tỏ ngộ được đạo, gọi là Thanh văn. 2. Giải thích theo pháp môn được quán xét: Như Thập địa kinh luận quyển 4 nói: Ngã, chúng sinh... chỉ có tên suông, gọi là Thanh(tiếng), nhờ Thanh mà được tỏ ngộ, gọi là Thanh văn. 3. Giải thích theo phương diện hóa tha: Như phẩm Tín giải trong kinh Pháp hoa quyển 2 nói: Dùng âm thanh Phật đạo khiến tất cả đều nghe, nên gọi là Thanh văn. Trong 3 cách giải thích trên, 2 giải thích đầu là Thanh văn của Tiểu thừa, còn giải thích thứ 3 thì thuộc Bồ tát, theo nghĩa nên gọi là Thanh văn. Thanh văn vốn chỉ cho các đệ tử lúc đứcPhật còn tại thế, về sau, đối lại với Duyên giác, Bồ tát mà trở thành 1 trong 2 thừa, 1 trong 3 thừa. Thanh văn là những người quán xét lí của 4 đế, tu phẩm trợ đạo, dứt trừ Kiến hoặc, Tư hoặc, lần lượt chứng được 4 quả sa môn, chờ mong vào Niết bàn vô dư khôi thân diệt trí. Thanh văn thừa là giáo pháp chỉ được nói cho hàng Thanh văn. Còn Thanh văn tạng là những kinh điển trình bày rõ về giáo pháp ấy. Về chủng loại của Thanh văn thì trong cáckinh luận có 2 loại, 3 loại, 4 loại, 5 loại khác nhau. Theo phẩm Vô tự tính tướng trong kinh Giải thâm mật quyển 2 thì có 2 loại Thanh văn là Hướng thú tịch thanh văn và Hồi hướng bồ đề thanh văn. Theo kinh Nhập lăng già quyển 4 thì có 3 loại Thanh văn là Quyết định tịch diệt thanh văn, Phát bồ đề nguyện thiện căn danh Thiện căn thanh văn và Hóa ứng hóa thanh văn. Theo luận Du già sư địa quyển 73 thì có 3 loại Thanh văn là Biến hóa thanh văn, Thệ nguyện thanh văn và Pháp tính thanh văn. Cứ theo luận Pháp hoa quyển hạ của ngài Thế thân thì có 4 loại Thanh văn là Quyết định thanh văn, Tăng thượng mạn thanh văn, Thoái bồ đề tâm thanh văn và Ứng hóa thanh văn. Còn Pháp hoa văn cú quyển 4thượng thì chia Thanh văn làm 5 loại, gọi là Ngũ chủng thanh văn như sau: 1. Quyết định thanh văn: Tu tập Tiểu thừa đã lâu, trải qua nhiều kiếp đạo lực thành thục, chứng được tiểu quả. 2. Thoái bồ đề thanh văn: Loại Thanh văn này vốn tu tập Đại thừa, trải qua nhiều kiếp tu đạo, nhưngnửa chừng vì nhàm chán sinh tử mà lùi bỏ tâm Đại đạo để chứng lấy tiểu quả. 3. Ứng hóa thanh văn: Vì hóa độ 2 loại Thanh văn trên nên chư Phật, Bồ tát, bên trong ẩn hạnh Phật, Bồ tát, bên ngoài hiện hình tướng Thanh văn để khuyên dụ Tiểu thừa nhập vào Đại thừa. 4. Tăng thượng mạn thanh văn: Loại Thanh văn ngạo mạn vì chán ghét sinh tử, ưa thích Niết bàn, tu tập Tiểu thừa chỉ mới được chút ít đã tự cho là đủ, chưa được nói là được, chưa chứng bảo đã chứng. 5. Đại thừa thanh văn: Dùng âm thanh Phật đạo, khiến tất cả người nghe không trụ ở hóa thành(ví dụ cho Niết bàn Tiểu thừa) mà cuối cùng trở về lí thực tướng của Đại thừa. Sự phân loại trên đây là căn cứ theo giáo nghĩa Đại thừa, nhưng các bộ kinh A hàm và các luận như luận Phát trí, luận Lục túc... thì không theo thuyết này; Thanh văn, theo các kinh luận này, chỉ có 1 loại là Thú tịch thanh văn nói trên mà thôi. Ngoài ra, trong Thánh điển nguyên thủy như kinh A hàm... từ ngữ Thanh văn là chỉ chung cho cả đệ tử xuất gia lẫn tại gia. Nhưng đến đời sau, khi giáo đoàn Phật giáo đã được xác lập, thì Thanh văn chuyên chỉ cho chư tăng xuất gia tu hành. [X. kinh Tạp a hàm Q.31; kinh Trường a hàm Q.1; luận Du già sư địa Q.67, 80; Pháp hoa huyền luận Q.1, 4, 7; Đại thừa nghĩa chương Q.17, phần cuối; Đại thừa pháp uyển nghĩalâmchương Q.2; Pháp hoa văn cú Q.1, thượng].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
Phật Giáo Yếu Lược
Những Đêm Mưa
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...