Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thành thật tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thành thật tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


thành thật tông:

(成實宗) Cũng gọi Thành luận gia, Thành thực học phái. Tông phái lấy luận Thành thực làm nền tảng, là 1 trong 13 tông ở Trung quốc, 1 trong 8 tông ở Nhật bản. Tông Tổ là ngài Ha lê bạt ma (Phạm: Harivarman), sinh ở Trung Ấn độ, vào khoảng từ 700 năm đến 900 năm sau đức Phật nhập diệt. Lúc đầu, sư tu học giáo nghĩa của Tất bà đa bộ ( Thuyết nhất thiết hữu bộ) thuộc Tiểu thừa nơi ngài Cứu ma la đà, sau đó, học tập, nghiên cứu các bộ phái Đại thừa, Tiểu thừa, rồi soạn luận Thành thực, phê phán lí luận Hữu bộ, chẳng bao lâu chấn động nước Ma yết đà, được nhà vua khen là Tượng Giáo Đại Tông. Về sau, tình hình hoằng pháp của sư tại Ấn độ không được rõ. Vào năm Hoằng thủy thứ 4 (412), luận này được ngài Cưu ma la thập, sống vào đời Diêu Tần, dịch ra chữ Hán, đồng thời giảng cho các học trò như Tăng duệ... nghe, ngài Đàm ảnh chỉnh lí các phẩm, chia làm 5 tụ, ngài Tăng đạo soạn Thành thực luận nghĩa sớ, ngài Đạo lượng soạnThành thực luận sớ 8 quyển. Ngài Tăng đạo xuống miền Nam, trụ ở chùa Sơn đông (chùa Đạo công)tại Thọ xuân, mở tòa giảng, thuyết giảng Tam luận, Thành thực; rồi lại đến Kiến khang giảng diễn, mở đầu phong trào học tập nghiên cứu luận Thành thực ở phương Nam. Học trò ngài Tăng đạo là các vị Tăng uy, Tăng chung, Tăng âm... cũng giỏi luận này. Đồng thời lại có ngài Đạo mãnh vâng sắc trụ chùa Hưng hoàng ở Kiến khang diễn giảng, có thuyết cho rằng ngài Đạo mãnh cũng thuộc hệ thống ngài Tăng đạo; đệ tử ngài Đạo mãnh là các vị Đạo tuệ,Trí hân... cũng lần lượt giảng luận này. Bấy giờ, ngài Tuệ long (429-490), nhận lời thỉnh của vua Minh đế nhà Lưu Tống vào Tương cung giảng Thành thực. Ngài Huyền sướng thì soạn Ha lê bạt ma truyện 1 thiên. Năm Vĩnh minh thứ 7 (489), Cánh lăng văn tuyên vương thỉnh các ngài Tăng nhu, Tuệ thứ giảng Thành thực ở chùa Phổ hoằng, đồng thời soạn Sao Thành thực luận 9 quyển. Đệ tử ngài Tăng nhu, Tuệ thứ là các vị Trí tạng, Tăng mân, Pháp vân là 3 vị Đại pháp sư đời Lương. Ngài Trí tạng soạn Thành thực luận đại nghĩa kí, Thành thực luận nghĩa sớ. Khoảng năm Thiên giám (502-511) đời Lương, Viên đàm doãn soạn Thành thực luận tụ sao 20 quyển, Tuệ diệm soạn Thành thực luận huyền nghĩa 17 quyển, Hồng yển soạn Thành thực luận sớ 10 quyển; ngài Bảo quỳnh soạn Thành thực luận huyền nghĩa 20 quyển, và Thành thực luận văn sớ sao 16 quyển... Tóm lại, phong trào học tập, nghiên cứu và hoằng dương luận Thành thực ở miền Nam đã rất hưng thịnh một thời. Còn ngài Tăng tung – cũng là học trò Đại sư Cưu ma la thập – thì hoằng dương luận Thành thực ở Bành thành, hình thành hệ thống phương Bắc. Học trò ngài Tăng tung có các vị Tăng uyên, Đàm độ, Đạo đăng, Tuệ cầu... đều soạn sớ và hoằng dương luận Thành thực, nhất là ngài Đàm độ giảng Thành thực ở kinh đô Đại đồng thời Bắc Ngụy, có tới hơn 1.000 đồ chúng tới dự, đồng thời soạn Thành thực đại nghĩa sớ 8 quyển. Sang các đời Tùy, Đường cũngcórất nhiềuCao tăng Đại đức tu học và hoằng dương luận Thành thực, như ngài Huyền trang trước khi du học Ấn độ, cũng đã từng tu học, nghiên cứu rất sâu luận này ở Triệu châu. Tại Cao li, Nhật bản, luận Thành thực cũng được các tông phái tu tập và hoằng dương rộng rãi. Tông Tì đàm cho các yếu tố cấu thành giả tướng như Sắc pháp, Tâm pháp... đều là thực thể, vì thế tông này được gọi là Thuyết nhất thiết hữu bộ;tông Câu xá thì chủ trương Vô biểu sắc, Bất tương ứng pháp và Vô vi pháp trong các pháp đều không có thực thể; còn tông Thành thực thì tiến thêm bước nữa cho rằng Sắc pháp, Tâm pháp rốt cuộc cũng là Không; tông này chiavạn hữu thành 5 vị 84 pháp, các pháp này đều là không, nếu thấu suốt thế giới khổ đau này là không thì hoàn toàn giải thoát khỏi sinh tử, gọi là đã đến chỗ cùng tột của việc tu đạo, đó là Diệt đế. Luận Thành thực gồm 202 phẩm có thể được qui nạp vào 5 nhóm: Phát, Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà chỗ qui kết chính là Diệt đế. Diệt đế này mọi người đều sẵn có, cho nên gọi là Bản hữu niết bàn, khi tu mà chứng nghiệm được thì gọi là Thủy hữu niết bàn. Bản hữu, Thủy hữu nghĩa tuy khác nhau, nhưng thể thì là một. Vào thời đại Ha lê bạt ma, các luận thuyết về Ngũ tụ, Tứ đế rất là rối rắm, vì thế ngài mớilàmra luận Thành thực để phê bình, bác bỏ các luận thuyết khác. Đại khái các luận thuyết khác ấy gồm có 10 thứ là: 1. Nhị thế hữu vô luận: Quá khứ, vị lai có hay không? 2. Nhất thiết hữu vô luận: Tất cả có hay không? 3. Trung ấm hữu vô luận: Thân trước khi đầu thai có hay không? 4. Tứ đế thứ đệ đắc nhất thời đắc luận: Tứ đế thứ lớp được hay được cùng một lúc? 5. La hán hữu thoái vô thoái luận: La hán có lui sụt hay không lui sụt? 6. Tâm tâm sở tương ứng bất tương ứng luận: Tâm và tâm sở tương ứng hay không tương ứng? 7. Tâm tính tịnh bất tịnh luận: Tâm tính trong sạch hay không trong sạch? 8. Quá khứ nghiệp hữu vô luận: Nghiệp quá khứ có hay không? 9. Phật bảo tăng bảo đồng biệt luận: Phật bảo và tăng bảo là đồng hay khác? 10. Hữu ngã vô ngã luận: Có ngã hay không ngã? Trong các luận thuyết trên cũng sử dụng các danh số như Tứ đế, Tam giới, Ngũ ấm, Thập nhị nhập, Thập bát giới, Thập nhị nhân duyên, Nhị thập nhị căn, Thập thiện nghiệp đạo, cho đến phân biệt pháp tướng như 37 trợ bồ đề pháp, Tứ quả, 27 hiền thánh... nhưng đều chẳng phải lấy việc giải thuyết tính tướng của các danh tướng này làm chính, mà là đối với danh tướng này thêm vào các luận chứng trái ngược, rồi sau mới đưa ra phán đoán. Chẳng hạn như khi giải thích về Tứ đại thì trước hết nêu ra thuyết giả danh về Tứ đại, kế đến nêu thuyết thực hữu(có thật) về Tứ đại, cuối cùng mới chứng minh sự sai lầm của thuyết thực hữu, cứ như thế sau khi lập, phá đối nhau rồi mới đưa ra phán đoán. Phương pháp này có ý thú rất khác với sự tổ chức của luận Câu xá. Bây giờ, hãy so sánh một cách sơ lược chỗ khác nhau giữa Tì đàm và Thành thực về việc lập nghĩa để biết điểm lập nghĩa cốt yếu của tông này: 1. Tì đàm chủ trương 3 đời có thật; còn Thành thực thì cho rằng quá khứ, vị lai không có thực thể, chỉ có pháp sát na hiện tại là có thể dụng của nhân duyên sinh.2. Tì đàm chủ trương pháp thể là có thật; Thành thực thì cho rằng pháp thể trung đạo, nghĩa là pháp hiện tại do nhân duyên sinh ra, chẳng phải có chẳng phải không, không phải thường, không phải đoạn, lìa cả 2 bên, gọi là Thánh trung đạo. 3. Tì đàm chủ trương giữa khoảng Tử hữu và Sinh hữu có Trung ấm; Thành thực thì nói không có Trung ấm. 4. Tì đàm lập 2 loại A la hán là Thoái pháp a la hán và Bất thoái pháp a la hán; Thành thực thì chủ trương Thánh đạo bất thoái; A la hán đạo đã nhổ hết sạch gốc rễ ái dục, cho nên thuộc bất thoái(không lui sụt).5. Tì đàm chủ trương Tứ đại có thật; Thành thực thì cho rằng Tứ đại chỉ là giả danh, nếu lìa sắc... thì không có Tứ đại. 6. Tì đàm chủ trương các căn có thật; Thành thực thì cho rằng các căn là giả danh, nếu lìa Tứ đại thì không có các căn. 7. Tì đàm chủ trương các căn có khả năng chiếu kiến các cảnh; Thành thực thì cho rằng các căn là vô tri. 8. Tì đàm chủ trương Tâm sở có thể riêng; Thành thực thì cho rằng Tâm sở không có thể riêng, thụ, tưởng, hành... đều là tên khác của tâm. 9. Tì đàm chủ trương Tâm và Tâm sở có tương ứng; Thành thực thì cho rằng vì tâm và tâm sở không có thể riêng, cho nên tâm và tâm sở không có tương ứng. 10. Tì đàm chủ trương Tín và Cần chỉ có tính thiện; Thành thực thì cho rằng Tín và Cần thông cả 3 tính thiện, bất thiện, vô kí. 11. Tì đàm chủ trương Vô biểu sắc thuộc về Sắc uẩn; Thành thực thì cho rằng Vô tác (chỉ cho Vô biểusắc) thuộc về Hành uẩn, chứ không thuộc Sắc uẩn. 12. Tì đàm chủ trương Vô biểu nghiệp không bao gồm Ý nghiệp; Thành thực thì cho rằng Vô tác(chỉ cho Vô biểu nghiệp) bao gồm cả 3 nghiệp thân, khẩu, ý, tức 3 nghiệp thân, khẩu, ý đều có khả năng khởi Vô tác.13. Tì đàm chủ trương Si là thể của Vô minh; Thành thực thì cho rằng tâm chấp ngã là thể của Vô minh, nghĩa là các pháp hòa hợp giả gọi là Nhân, Pháp, vì phàm phu không phân biệt được nên mới sinh tâm chấp ngã. 14. Tì đàm chủ trương Nhân không Pháp hữu; Thành thực thì cho rằng Nhân không Pháp không. 15. Tì đàm chia nhỏ 5 cảnh và đều có danh số nhất định, lại lập 46 tâm sở, 6 nhân, 4 duyên, 5 quả, nhiễm ô vô tri, bất nhiễm ô vô tri, thứ tự 5 uẩn là sắc thụ tưởng hành thức; còn Thành thực thì chưa định danh số 5 cảnh, số tâm sở cũng không nhất định, lập 4 duyên, 3 nhân, chia nghiệp chướng, phiền não chướng, báo chướng, còn thứ tự 5 uẩn thì là sắc thức tưởng thụ hành. Tổng hợp các thuyết trên đây ta có thể biết được yếu chỉ của tông Thành thực, khác với thuyết của Tì đàm như Câu xá... mà điểm đặc sắc nổi bật nhất thì không ngoài luận thuyết Tam tâm, Nhị đế, Nhị không, tức nêu ra 3 tâm là Giả danh tâm (tâm chấp trước thân người do 5 uẩn cấu thành là thật có, hoặc chiếc bình do 4 trần sắc hương vị xúc tạo thành là có thật), Pháp tâm(tâm chấp trước 5 uẩn là có thật), Không tâm(tâm duyên theo chỗ không có gì); đồng thời chủ trương nếu diệt trừ được 3 tâm này thì ra khỏi 3 cõi. Nhị đế là chỉ cho Thế đế(hữu ngã) và Đệ nhất nghĩa đế(vô ngã). Nhị không là Nhân không và Pháp không. Nhân không như trong bình không có nước, Nhân do 5 uẩn hòa hợp mà hình thành thuộc về giả nhân ngã; Pháp không như cái bình không có tực thể, 5 uẩn cũng chỉ có giả danh chứ không có thực thể. Tông này lập Pháp tướng phân biệt 5 vị 84 pháp khác với 5 vị 75 pháp của tông Câu xá và 5 vị 100 pháp của tông Duy thức. Năm vị 84 pháp là: 1. Sắc pháp: Có 14 pháp, gồm 5 căn, 5 cảnh và 4 đại. 2. Tâm pháp: Tức tâm vương. 3. Tâm sở pháp: Có 49 pháp, như yếm, hân, miên... 4. Phi sắc phi tâm pháp: Gồm 17 pháp, như lão, phàm phu, vô tác... 5. Vô vi pháp: Gồm 3 pháp, giống với 3 pháp vô vi của tông Câu xá. Tông này chia từ Ngũ thú đến quả vị A la hán thành 27 giai vị tu hành, gọi là Nhị thập thất Hiền Thánh, thứ tự như đồ biểu sau đây:(xem trang 5282) Y cứ vào giáo nghĩa của luận Thành thực như đã được trình bày ở trên mà nhận xét thì tư tưởng giáo lí Thành thực vượt lên trên Tì đàm và thường khi liên quan đến lãnh vực Đại thừa, nhưng đối với vấn đề nên phán định tông này thuộc Đại thừa hay Tiểu thừa thì xưa nay còn có nhiều thuyết khác nhau. Mới đầu, các học giả đều cho luận Thành thực là bộ luận Đại thừa, hoặc xem là sách cương yếu tổng quát về Đại thừa và Tiểu thừa, như các ngài Tăng nhu, Tuệ thứ, cho đến 3 vị đại Pháp sư đời Lương là Trí uy, Tăng mân và Pháp văn đều không phán định luận Thành thực thuộc Tiểu thừa, cho nên các học giả tông Tam luận phần nhiều coi các học giả Thành thực là Thành luận Đại thừa sư. Về sau, tại miền Bắc, ngài Pháp thượng là người đầu tiên phán định tông Thành thực thuộc Tiểu thừa, kế đến, trong Tam luận huyền nghĩa, ngài Cát tạng nêu ra 10 nghĩa chứng minh tông Thành thực thuộc Tiểu thừa, rồi đến các ngài Trí khải, Tuệ viễn cũng cho Thành thực là Tiểu thừa. Từ đó về sau, các học giả đều phán định Thành thực là Tiểu thừa. Việc nghiên cứu về tông Thành thực thịnh hành ở thời đại Nam Bắc triều, đặc biệt vào thời Lương thuộc Nam triều là thịnh hành nhất. Đến đời Đường, sau khi cácLuận sư phánđịnhThành thực là Tiểu thừa thì số người nghiên cứu luận này mỗi ngày một giảm thiểu. Thêm vào đó, xu thế của Phật giáo Đại thừa, sự lưu truyền rộng rãi của Thập địa kinh luận, Nhiếp đại thừa luận và Tam luận học dần dần hưng khởi cũng là những nguyên nhân làm cho tông này suy vi. [X. Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.10 thượng; Tam luận du ý nghĩa; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Lương cao tăng truyện Q.6-8; Lịch đại tam bảo kỉ Q.11; Tục cao tăng truyện Q.1, 5-15; Danh tăng truyện sao; Xuất tam tạng kí tập Q.5, 11; Khai nguyên thích giáo lục Q.8]. (xt. Thành Thực Luận).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.156.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...