Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành.
(Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm.
(Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì.
(The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc.
(For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
(聲) Phạm: Zabda. Pàli:Sadda. Hán âm: Nhiếp đà. Chỉ cho tiếng, là đối tượng mà tai nghe được, thức tai liễu biệt(nhận biết) được, mắt không thấy được, có tính chất ngăn ngại, tức là sắc pháp Vô kiến hữu đối là 1 trong 6 cảnh (6 trần), 1 trong 12 xứ (12 nhập), 1 trong 18 giới, 1 trong 75 pháp của Câu xá, 1 trong 100 pháp của Duy thức. Y cứ vào Xứ, Giới mà gọi Thanh là Thanh cảnh, Thanh trần, Thanh xứ, Thanh nhập, Thanh giới. Về cách phân loại Thanh, có nhiều thuyết khác nhau. Theo luận Đại tì bà sa quyển 13 và luận Câu xá quyển 1 thì do Vật thể phát ra tiếng có cảm giác hay không mà chia Thanh làm 2 loại là Thanh hữu chấp thụ đại chủng nhân và Thanh vô chấp thụ đại chủng nhân. Chấp thụ là tên khác của tâm, tâm sở; Hữu chấp thụ, chỉ cho thân của hữu tình; Đại chủng chỉ 4 đại chủng đất, nước, lửa, gió. Tiếng phát ra từ 4 đại chủng của hữu tình, gọi là Thanh hữu chấp thụ đại chủng nhân, như tiếng nói tiếng vỗ tay của người ta; tiếng phát ra từ 4 đại chủng của loài vô tình, gọi là Thanh vô chấp thụ đại chủng nhân, như tiếng nói của người hóa, hoặc tiếng phát ra từ gỗ, đá. Kế đến lại xem tiếng ấy có ý nghĩa, ý chí hay không, mỗi thứ lại chia làm Thanh hữu tình danh và Thanh phi tình danh. Lại do tiếng có làm người khoái cảm hay không màchia làm Tiếng đáng ưa và Tiếng không đáng ưa. Đồ biểu như sau:(xemĐồ biểu cuối trang) Luận Tạp a tì đàm tâm quyển 1 chia Thanh làm 3 loại là: 1. Nhân thụ tứ đại thanh: Tiếng chấp nhận 4 đại chủng làm nhân. 2. Nhân bất thụ tứ đại thanh: Tiếng không chấp nhận 4 đại chủng làm nhân. 3. Nhân câu thanh: Có chấp nhận và không chấp nhận 4 đại chủng làm nhân và lấy tiếng phát ra từ việc đánh trống và thổi tù và làm Nhân câu thanh. Nhưng luận Câu xá không tán đồng thuyết này. Còn theo luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập quyển 1 thì Thanh có 11 thứ: 1. Khả ý thanh: Tiếng vừa ý. 2. Bất khả ý thanh: Tiếng không vừa ý. 3. Câu tương vi thanh: Tiếng chẳng vừa ý cũng chẳng phải không vừa ý, cho nên đặc biệt gọi là Tiếng ở chặng giữa (xử trung chi thanh). 4. Nhân thụ đại chủng thanh: Tiếng có chấp nhận đại chủng làm nhân. 5. Nhân bất thụ đại chủng thanh: Tiếng không chấp nhận đại chủng làm nhân. 6. Nhân câu đại chủng thanh: Tiếng vừa chấp nhận đại chủng vừa không chấp nhận đại chủng làm nhân. 7. Thế sở cộng thành thanh: Tiếng có tính chất thế tục. 8. Thành sở dẫn thanh: Chỉ cho lời nói của bậc Thánh. 9. Biến kế sở chấp thanh: Lời nói của ngoại đạo ngoài Phật giáo. 10. Thánh ngôn sở nhiếp thanh: Chỉ Cho những lời nói đúng như thực, tức đối với 4 thứ thấy, nghe, hay, biết, hễ thấy thì nói là thấy, không thấy nói không thấy... 11. Phi thánh ngôn sở nhiếp thanh: Không phải lời nói của bậc Thánh. Luận Du già sư địa quyển 1 thì liệt kê 18 thứ Thanh là: Tiếng tù và tiếng trống, Tiếng có chấp nhận đại chủng nhân Hữu tình danh Phi tình danh Tiếng vừa ý –––––––– Tiếng nói đáng ưa Tiếng không vừa ý –––– Tiếng nói đáng ghét Tiếng vừa ý –––––––– Tiếng vỗ tay đáng ưa Tiếng không vừa ý –––– Tiếng vỗ tay đáng ghét Tiếng vừa ý –––––––– Tiếng nói đáng ưa của người hóa Tiếng không vừa ý –––– Tiếng nói đáng ghét Tiếng không chấp nhận của người hóa đại chủng nhân Tiếng vừa ý –––––––– Tiếng đáng ưa của gỗ, đá Tiếng không vừa ý –––– Tiếng đáng ghét của gỗ, đá Tiếng lớn nhỏ, tiếng múa, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng tuồng, tiếng nữ, tiếng nam, tiếng gió thổi, tiếng rõ ràng, tiếng không rõ ràng, tiếng có nghĩa, tiếng vô nghĩa, tiếng hạ trung thượng, tiếng nước chảy, tiếng cãi cọ tạp nhạp, tiếng thụ trì giảng nói, tiếng luận nghĩa quyết trạch. Ngoài ra, Mật giáo thì nhân cách hóa các loại âm thanh, gọi là Kim cương ca bồ tát, cho rằng vị Bồ tát này có đến 64 thứ âm thanh. [X. luận Thuận chính lí Q.1; luận Hiển dương thánh giáo Q.1; luận Nhập a tì đạt ma Q.thượng; luận Du già sư địa Q.3; Câu xá luận quang kí Q.1; Đại thừa nghĩa chương Q.8, phần cuối].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Cho là nhận
An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ
Gió Bấc
Truyện tích Vu Lan Phật Giáo
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...