Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thần »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thần








KẾT QUẢ TRA TỪ


thần:

(神) Phạm: Deva. Một thứ đối tượng của tín ngưỡng tông giáo siêu việt nhân cách. Thông thường, Thần được coi là 1 loài tồn tại không có thân thể vật chất, nhưng không phải không có hình tượng thân thể; Thần không bị hạn chế bởi qui luật tự nhiên, có thể gây ảnh hưởng đối với thế giới vật chất, ngay cả làm chúa tể 1 phần nhất định hoặc toàn bộ thế giới vật chất. Trong quá trình phát triển quan niệm về Thần từ tông giáo nguyên thủy đến tông giáo cao đẳng, lần lượt đã tiến từ: Sùng bái Tự nhiên (Animatism), sùng bái Tinh linh (Animism) đến sùng bái Nhân cách thần. Sùng bái Tự nhiên có nghĩa là xem bản thân thế giới tự nhiên là Thần, như sùng bái mặt trời thì có tâm tôn kính và sợ hãi đối với mặt trời. Sùng bái Tinh linh thì đối với tinh linh của vật tự nhiên sinh lòng kính sợ, mà xem như Thần. Đó là do lòng sùng bái tự nhiên dần dần tiến hóa mà thành, nhưng vẫn chưa đến giai đoạn sùng bái Nhân cách thần. Sùng bái Nhân cách thần tức là những hiện tượng tự nhiên được nhân cách hóa, hoặc linh hồn người chết được Thần hóa, do 2 trường hợp ấy mà đưa đến phong tục sùng bái Nhân cách thần; từ loại Đa thần giáo này phát triển đến Giao thế thần giáo (thần tối cao từ A được thay thế thành B), Đơn nhất thần giáo(trong nhiều thần có 1 thần là Thần tối cao), Duy nhất thần giáo(tin 1 vị Thần duy nhất tồn tại tuyệt đối). Ngoài ra, như Phiếm thần luận thì chỉ chú trọng sự phản tỉnh có tính lí luận để cầu phát triển, nhưng phủ định tính nhân cách. Sau khi người Aryans xâm nhập Ấn độ, đến thời đại Lê câu phệ đà (Phạm:Fg-veda), các hiện tượng tự nhiên được thần cách hóa mà trở thành những thần tự nhiên, lại vì chiến tranh phải tiêu diệt quân địch nên mới sản sinh ra Nhân đà la (Phạm: Indra), tính cách các thần này thuộc Đa thần giáo hoặc Giao thế thần giáo. Cho đến sau khi các sinh hoạt xã hội được ổn định, do sự chế định qui ước mà có thần Luật pháp (Phạm:Varuịa) xuất hiện. Về sau, Đa thần giáo vốn đã có từ xưa đến nay không thể nào đáp ứng được các nhu cầu thông thường một cách đầy đủ, nên lại có khuynh hướng tìm cầu một vị thần tối cao cho việc thống nhất các thần. Thời đại Phạm thư (Phạm: Bràhmaịa), một mặt do nhu cầu một vị thần tối cao tạo ra muôn vật (Phạm:Prajàpati, Tạo vật chủ) mà sản sinh thuyết Sáng tạo, mặt khác thì nảy sinh Hoài nghi luận, Vô thần luận và khuynh hướng Phiếm thần luận cũng đồng thời xuất hiện. Tiến hơn nữa cũng sản sinh Hữu (Phạm:Sat), Vô (Phạm:Asat) và nguyên lí Nhất nguyên siêu việt Hữu vô, hoặc nguyên lí vũ trụ hay cá thể như Phạm (Phạm: Brahman), Ngã (Phạm: Àtman), các nguyên lí trên thuộc tư tưởng của Bà la môn giáo (Brahmanism). Đến đời sau, các tín ngưỡng dân gian địa phương dung hợp mà hình thành Ấn độ giáo (Hinduism). Trong tông giáo này có thuyết Tam thần nhất thể (Phạm:Trimùrti, Tam vị nhất thể): Phạm thiên (Phạm:Brahàm, là Phạm được nhân cách hóa, tức thần sáng tạo của Ấn độ giáo), Tì thấp nô (Phạm:Viwịu, thần duy trì) và Thấp bà (Phạm:Ziva, thần phá hoại). Phật giáo thì phủ định thuyết Thần sáng tạo(thuyết Thần ý)mà chủ trương pháp Nhân duyên, Duyên khởi là nguyên lí căn bản của thế giới. Do điểm này mà Phật giáo bị phê bình là Vô thần luận. Đến đời sau, khi các thần Ấn độ được du nhập Phật giáo thì các loại Thiên giới cũng được thu dụng và Phạm thiên là đại biểu. Trong Bà la môn giáo và Ấn độ giáo, Phạm thiên là thần tối cao, nhưng trong Phật giáo thì Phật là tối cao. Phật giáo cho rằng Thiên giới(cõi trời)tuy cao hơn nhân giới (cõi người) nhưng vẫn thuộc mê giới(lục đạo), vẫn không thoát khỏi luân hồi chuyển sinh, một khi hết phúc đức thì lại bị rơi xuống các cõi dưới. Trái lại, Phật đã dứt mê, ngộ đạo, thoát li luân hồi chuyển sinh, cho nên vượt ra ngoài các trời, các thần mà tồn tại, gọi là Siêu thần (Phạm: Atideva), Thiên trung thiên (Phạm: Devàtideva), Thiên trung chi tối tôn, Thiên nhân sư... Nếu đứng trên lập trường của Phật giáo mà nhận xét thì từ Thần được chia làm những nghĩa sau đây: 1. Nghĩa thần ngã, linh hồn: Tiếng Phạm làÀtman, cũng tức là 1 trong 25 đế do học phái Số luận lập ra, nhưng quan điểm của Phật giáo thì khác với quan điểm của học phái Số luận. Học phái Số luận cho rằng Thần ngã, Linh hồn là tinh thần thuần túy, có thật, thường trụ và tồn tại độc lập; Phật giáo thì cho rằng Thần ngã, Linh hồn là cái ngã lìa uẩn mà chủ trương các pháp vô ngã, cho nên phản đối thuyết Thần ngã của phái Số luận. 2. Nghĩa tinh thần: Như kinh Hiếu tử (Đại 16, 780 trung): Khi mệnh chung thì Thần đi, trụ ở Thái sơn. 3. Chỉ cho các loài có sinh mệnh: Như kinh Tạp a hàm quyển 38 (Đại 2, 281 thượng) ghi: Ta đối với tất cả Thần, ngăn lòng nghĩ giết hại. 4. Chỉ cho tác dụng phân biệt của thức: Như chi Thức (Phạm: Vijĩàna, Pàli:Viĩĩàịa) trong 12 nhân duyên. 5. Chỉ cho các loài có tác dụng linh thiêng mầu nhiệm: Tiếng Phạm,Pàli là Devatà, như cácthầnRồng, thần A tu la, thần Quỉ tử mẫu, thần cây... thường được nói đến trong các kinh. Kinh Na tiên (Đại 32, 694 thượng) nói: Cây ấy lớn lên có thần. Còn kinh Quán đính quyển 12 thì ghi (Đại 12, 533 hạ): Chư thiên thiện thần...


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Gọi nắng xuân về


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.144.69 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (72 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...