Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
(Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình.
(The opinion which other people have of you is their problem, not yours.
)Elisabeth Kubler-Ross
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó.
(We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình.
(A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành.
(Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thái quốc phật giáo
KẾT QUẢ TRA TỪ
thái quốc phật giáo:
(泰國佛教) Thái quốc (Thailand) nằm giữa bán đảo Trung nam, xưa gọi là Đọa Rabindranath Tagore la bát để (Phạm: Dvàrapati), cũng gọi Xã hòa bát để, Đọa hòa la. Cư dân là dân tộc Thái, vốn định cư ở vùng tây nam tỉnh Vân nam, Trung quốc, nhưng vì bị người Hán áp bức nên dần dần phải dời đến ven sông Mê nam, Mê kông, khoảng thế kỉ VII, chinh phục các vùng lân cận, xây dựng nền tảng vương quốc. Giữa thế kỉ XIII, ở miền thượng du và trung du của sông Mê nam (Menam), các Vương triều Lan na thái (Lanna-thái) và Vương triều Tố khả thái (Sukho-thai, 1257-1436) lần lượt được kiến lập. Đến giữa thế kỉ XIV, hai Vương triều sáp nhập lại lập ra quốc đô, chính thức thống nhất, thành lập Vương triều A du đà (Auodhyà, 1350-1766, cũng gọi Vương triều Đại thành), Trung quốc gọi là Xiêm la. Trước khi thống nhất, tín ngưỡng Phật giáo đã rất hưng thịnh, phong khí tạo tượng Phật, xây chùa viện cũng rất phổ biến. Cứ theo Nam hải kí qui nội pháp truyện quyển 1 thì thời ngài Nghĩa tịnh Phật pháp ở xứ này đã rất thịnh hành. Phật giáo khoảng trước khi dân tộc Thái lập quốc có thể chia làm 4 thời kì: Thời kì truyền nhập của Phật giáo Thượng tọa bộ (thế kỉ III trước Tây lịch); thời kì truyền nhập của Phật giáo Đại thừa (thế kỉ VIII Tây lịch), thời kì truyền nhập của Phật giáo Bồ cam (thế kỉ XI) và thời kì truyền nhập của Phật giáo Tích lan (thế kỉ XIII), còn lịch sử xác thực thì bắt đầu từ Vương triều Tố khả thái (Sukhothai).Phật giáo ở thời kì đầu của Vương triều Tố khả thái hoằng dương cả Thượng tọa bộ và Đại thừa, vua Lập thái (Thammaraja Luthai, ở ngôi 1374-1370) đời thứ 5 thông hiểu cả nội ngoại điển, vua soạn luận Tam giới, trình bày về vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật giáo; vua còn chủ trì đúc tạo tượng Phật. Tượng Phật bằng đồng được thờ ở chùa Đại xá lợi tại phủ Bành thế lạc và tượng Phật lớn bằng đồng thờ ở chùa Thiện kiến tại Bangkok hiện nay chính là do nhà vua đúc tạo. Giữa thế kỉ XIV, Vương triều Đại thành (1350-1766) thay thế Vương triều Tố khả thái, từng xây dựng chùa Phật đà tối thắng, chùa Ba khảo; vua Đát lai lạc ca (Boroma Trailokanàtha, 1448-1488) lại đổi vương cung cũ thành chùa Phật, đặt tên là chùa Tối thắng biến tri; vua Lạp mã thiết ba để đời thứ 2 (Ramadhipati II, 1491-1529) thì ban sắc tạo tượng Đại Phật cao 16 mét; vua Tụng đàm (Songtham, 1610-1628), lúc còn trẻ đã từng xuất gia, pháp danh là Tịnh pháp, từng ban sắc xây chùa Phật trên núi Tô bàn na, đổi tên là núi Phật túc. Năm 1767, Hoàng gia khuynh đảo, nội loạn liên miên, Miến điện thừa cơ xâm lấn, sau nhờ người Hán là Trịnh chiêu khôi phục nghiệp cũ, kiến lập Vương triều Thôn vũ lí. Trịnh chiêu chính là Lạp mã đời thứ nhất (Rama I), tổ tiên của Vương triều Thái quốc hiện nay. Vua Lạp mã đời thứ nhất từng hiệu đính Tam tạng (1788), cải cách tăng đoàn; vua Lạp mã đời thứ 3 ban sắc phiên dịch Tam tạng (đặc biệt là tạngLuận) ra tiếng Thái; em vua, tức Lạp mã đời thứ 4, từng xuất gia, pháp hiệu là Kim cương trí, chủ trương giữ gìn giới luật một cách nghiêm khắc, sáng lập phái Pháp tông (Dhammayuttika-nikàya), vốn có rất đông chư tăng, vì thế nên gọi là phái Đại tông (Mahà-nikàya), từ đó, tăng đoàn Thái lan chia ra 2 phái, lưu truyền đến nay. Vua Chu lạp long công (Chulalongkorn, 1868-1901) đời thứ 5, dùng tiếng Thái ấn hành kinh điển Pàli, sáng lập học viện chùa Đại xá lợi làm trung tâm nghiên cứu Pàli cao cấp, học viện Hoàng miện là trung tâm nghiên cứu Phật học cao cấp, viện này đồng thời phát hành tạp chí Pháp nhãn cho mãi đến hiện nay; là tờ báo lâu đời nhất của Phật giáo Thái lan; vua Lạp mã đời thứ 6 (1910-1925) có soạn các sách Phật đà giác ngộ thập mạ, Đông phương Do thái...; vua Lạp mã đời thứ 7 (1925-1934), biên lại Tam tạngPàli; vua Lạp mã thứ 8 (1934-1946) từng tổ chức tăng già Phật giáo phỏng theo hình thức Quốc hội, ngoài Tăng vương(VuaSãi) là vị lãnh đạo tối cao ra còn lập Tăng già bộ trưởng, Tăng già nghị hội, Tăng già pháp đình. Trong thời gian từ Lạp mã thứ 4 đến Lạp mã thứ 6, ngôi Đại tháp Phật thống cao khoảng hơn 120 mét, chu vi 240 mét được xây dựng, đây là ngôi tháp Phật lớn nhất ở Thái lan. Hiện nay, Phật giáo làquốc giáo của Thái lan, chư tăng rất được tôn kính, nghi thức của Hoàng gia, nền giáo dục quốc dân và các hình thức sinh hoạt khác nói chung đều lấy Phật giáo làm khuôn mẫu. Hơn nữa còn qui định con trai đến 20 tuổi phải xuất gia một lần; tăng chúng có quyền phát ngôn rất lớn đối với các tầng lớp xã hội. Giống như Phật giáo Tích lan, Phật giáo Thái lan cũng sử dụng Tam tạng Pàli, thời gần đây cũng có ấn hành Tam tạng bằng tiếng Thái, về sau lại tiếp tục in Tam tạng chú thích và các kinh sách ngoài Đại tạng. [X. Đại đường tây vực kí Q.10; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.1; Cổ kim đồ thư tập thành biên duệ điển 101; Đông tây giao thiệp sử đích nghiên cứu Nam hải thiên; Thái quốc Phật giáo giản sử (Diễn bồi); Nam truyền Phật giáo sử thiên thứ 3 (Tịnh hải)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...