Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thạch quật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thạch quật








KẾT QUẢ TRA TỪ


thạch quật:

(石窟) Cũng gọi Thạch quật tự viện, Thạch thất, Quật tự, Quật viện, Quật điện. Hang đá, Động đá. Tức đục mở các sườn núi, vách đá thành hang động, đồng thời tạc tượng Phật để thờ làm các chùa viện. Nguồn gốc các thạch quật này rất sớm, ngay từ thế kỉ I, II trước Tây lịchở Ấn độ đã có rồi. Trong các tậpdu kí của các ngài Pháp hiển, Tống vân, Huyền trang... khi đến Ấn độ cũng có ghi chép về việc đục mở các thạch quật tự viện, trong đó có những thạch quật tự viện vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Ở Trung quốc, việc đục mở các thạch quật, dựa vào những gì đã được tìm thấy hiện nay mà suy đoán, thì vào khoảng năm Kiến nguyên thứ 2 (366) đời Tiền Tần, sa môn Lạc tôn đã bắt đầu đục mở thạch quật ở núi Minh sa tại huyện Đôn hoàng, tỉnh Cam túc; từ khởi điểm đó, đã bao nhiêuthế hệ sau nối tiếp, cho mãi đến thế kỉ XV, trải hơn một nghìn năm mà việc đục mở thạch quật vẫn không suy giảm, rải rác khắp miền Tây, miền Bắc Trung quốc, từ Cao xương, Khố xa ở Tân cương, Đôn hoàng, Thiên thủy ở Cam túc, Vân cương ở Đại đồng, Long môn ở Lạc dương, núi Thiên long ở Thái nguyên, núi Hưởng đường ở Hà nam, Thiên Phật nhai ở Tế nam, núi Thê hà ở Nam kinh, động Phi lai ở Hàng châu, cho đến động Vạn Phật ở Liêuninh... qui mô đều rất hoành tráng. Trong đó, thạch quật Đôn hoàng nhờ bích họa mà nổi tiếng khắp thế giới, còn Vân cương, Long môn thì nhờ thạch khắc mà trứ danh ở đời. Ngoài ra, ở vùng Giang tô, Chiết giang... cũng có các thạch quật với qui mô tương đối nhỏ hơn. Ở Tây vực và vùng Bamian ở Afghanistan cũng có nhiều thạch quật được đục mở vào thế kỉ V đến thế kỉ VIII Tây lịch, trong đó có những pho tượng Phật cao 53m và 35m là chủ yếu; phần lớn các thạch quật đều có bích họa, nhưng hiện nay còn sót lại rất ít. Tại Tích lan thì trên núi Sư tử (Sìgiriya) có thạch quật được đục mở vào thế kỉ V, trong đó có bích họa. Triều tiên thì có Thạch quật am ở Khánh châu được kiến trúc vào thời đại Tân la, do xếp những tảng đá mà thành, bên trên phủ đất, chứ không phải do đục mở sườn núi, nên tính chất khác với các thạch quật nói trên. Còn Nhật bản thì không tạo lập thạch quật tự viện. Sau đây chỉ giới thiệu sơ lược những thạch quật ở Ấn độ và Trung quốc hiện còn.Ở Ấn độ, có nơi dùng thạch quật làm Lễ bái đường (Phạm:Caitya, Chi đề) hoặc được xem là Tăng viện (Phạm: Vihàra, tinh xá), nhưng phần nhiều thì được sử dụng làm Lễ bái đường, đồng thời ở phía trước thạch quật kiến tạo một phòng ốc thông thường dùng làm tăng phòng. Tương truyền, đức Thích tôn từng thuyết pháp trong động Đế thích (thạch thất tinh xá) ở phía đông thành Vương xá. Theo Đại đường tây vực kí quyển 10, già lam Hắc phong do vua Dẫn chính nước Kiêu tát la xây dựng cúng dường bồ tát Long mãnh chính là tự viện dưới hình thức thạch quật. Những thạch quật hiện còn ở Ấn độ phần nhiều nằm rải rác ở miền Tây Ấn độ, trong đó, thạch quật Bà ha da (Bhàjà) nằm về phía đông cách thành phố Bombay hiện nay khoảng 80 km và thạch quật Bối đắc tát (Bedsà) cách thạch quật Bhàjà về phía nam khoảng 8km, đều được đục mở vào khoảng năm 175 trước Tây lịch, là những thạch quật xưa nhất trong những thạch quật hiện còn cho đến ngày nay. Hai thạch quật Na tây khắc (Nàsik) nằm cách thành phố Bombay hiện nay khoảng 193km và thạch quật Ca lợi (Kàrle) nằm cáchBhàjà về phía đông khoảng 6km, đều được đục mở vào khoảng kỉ nguyên Tây lịch. Các điêu khắc được bảo tồn trong 4 thạch quật nói trên đều rất đơn giản, nhưng không có tượng Phật. Còn các thạch quật được đục mở từ Vương triều Cấp đa (Phạm: Gupta) về sau thì có: A chiên đa (Phạm:Ajantà), Y la lạp (Ellora, nằm cách thành phố Bombay về mạn đông bắc khoảng hơn 400km), Ba cách hách (Phạm: Bàgh), Cam hách thụy (Phạm: Kànheri, trên đảo Salsette, cách Bombay về phía đông bắc khoảng 32km...), trong các thạch quật này có rất nhiều tượng A di đà, Quan âm, Đa la..., A chiên đa và Ba cách hách còn có bích họa. Trong đó, A chiên đa có qui mô rất lớn, gồm có 29 hang động lớn nhỏ, được đục mở trong khoảng mấy trăm năm, từ thế kỉ II trước Tây lịch đến thế kỉ VII sau Tây lịch, nhờ các bức bích họa mà nổi tiếng ở đời, là tinh hoa của nền mĩ thuật Ấn độ. Quần thể Y la lạp thì hiện còn 32 hang động lớn nhỏ, từ hang thứ 1 đến hang 12 thuộc các vật của Phật giáo, được đục mở từ thế kỉ VI đến thế kỉ VIII Tây lịch (có thuyết nói thế kỉ IV đến thế kỉ VII). Ngoài ra còn có các hang động lớn nhỏ như Udayagiri, Khandagiri... đều có thờ hình tháp hoặc tượng Phật và trang nghiêm bằng các bức bích họa. Tại Trung quốc thời gần đây, một chuỗi các hang độngđãđược phát hiện, nhất là động Thiên Phật ở Đôn hoàng được người đời chú ý và rất được các học giả Đông, Tây coi trọng, liên tục đến nghiên cứu, đến nay đã có Đôn Hoàng Học được thành lập. Do đó, nghệ thuật thạch quật cũng đã trở thành một khâu không thể thiếu trong lịch sử nghệ thuật của Trung quốc, trong đó cất chứa các sử liệu vănhiến quí giá về Phật giáo, văn học và lịch sử, chiếm1 địa vị rất quan trọng trong lịch sử văn hóa và học thuật Trung quốc, không những nó có thể bổ khuyết cho các phần trống thiếu về văn hóa, lịch sử trong khoảng 600 năm từ thời Bắc Ngụy đến thời Bắc Tống, mà còn giúp sửa chữa những chỗ sai lầm trong nhiều kinh điển. I. Động Thiên Phật ở Đôn hoàng: Năm Quang tự thứ 5 (1879), sở Điều tra địa chất của Hung gia lợi (Hungary) do ông I. de Lóczy dẫn đầu đến thăm dò Đôn hoàng, đã phát hiện những bích họa ở động Thiên Phật, đoàn người đã hết sức kinh ngạc và cho là mình đã tìm ra của báu. Sau khi trở về Âu châu, đoàn Điều tra công bố tin này cho thế giới, đó là lần đầu tiên các học giả thế giới biết có bích họa ở động Thiên Phật tại Đôn hoàng. Năm Quang tự 26 (có thuyết nói năm 25– 1900, 1899), đạo sĩ Vương viên lục tìm thấy thạch thất cất chứa kinh sách được đóng kín, lúc đầu, đạo sĩ họ Vương không dám mở. Năm Quang tự 33 (1907), ông Sử thản nhân (A. Stein), người Hung gia lợi gốc Anh nghe tin tìm đến, trả tiền cho đạo sĩ Vương viên lục rồi lén mở thạch thất, chọn lấy những cuốn kinh quan trọng chép tay khoảng 3.000 quyển và 3.000 quyển thuộc các loại sách khác lấy mang đi. Năm sau, ông Bá hi hòa (P. Pelliot) người Pháp, lại đến lấy đi hơn3.000 bản sách viết tay nữa, rồi lục soát các hang động, những bức Đức Phật và vị tăng một mắt trong hang động thứ 17 họa trên vách ở Ajantà Không có cách nào lấy đem đi thì chụp ảnh đánh số. Khi triều đình nhà Thanh biết, đến thu nhặt những sách còn sót lại thì chỉ còn khoảng 8 hoặc 9 nghìn quyển đưa về cất giữ ở thư viện Bắc kinh. Trong thời gian ấy, còn có người Hoa kì, người Nhật bản đến, hoặc niêm yết các bích họa, hoặc tìm mua lại những tác phẩm lưu lạc trong dân gian. Đến nay những kinh điển và bích họa được cất giấu trong thạch thất tại Đôn hoàng phần lớn đã có mặt ở các thư viện, bảo tàng viện của các nước Pháp, Anh, Mĩ, Đức, Nhật... Thiên Phật động, cũng gọi là Mạc cao quật (Dmag-mgo), Thiên Phật nham, Lôi âm tự, tọa lạc ở chân núi Minh sa, thuộc huyện Đôn hoàng, tỉnh Cam túc, bắt đầu được đục mở từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIV thì ngưng. Quần thể hang động này được chia làm 2 hàng cho đến 4 hàng trên dưới men theo sườn núi, tính ra có tới hơn 400 hang động lớn nhỏ, chạy dài 1,6 km, được chia làm 3 bộ phận lớn: Chính giữa, Nam, Bắc. Trong đó, số hang động ở bộ phận chính giữa tương đối ít và qui mô nhỏ hơn, không có dấu vết trang sức, nay đã hoang phế. Những hang động thuộc bộ phận phía Bắc thì có chứng tích cho thấy đã được sử dụng làm phòng tăng. Còn bộ phận phía Nam thì chạy dài suốt 930m, ở hai đầu, mỗi đầu có một động lớn, trước động xây điện, trong đó tôn trí tượng Phật ngồi cao trên 24m. Thiên Phật động vốn do sa môn Lạc tôn khai sáng vào năm Kiến nguyên thứ 2 (366) đời Tiền Tần, ngài Pháp lãng và Đông dương vương tiếp nối, Lí quảng trùng tu. Về sau, trong khoảng mấy trăm năm, từ các đời Bắc Ngụy, Tùy, Đường, Ngũ đại, cho đến đời Tống... lần lượt sửa sang mở rộng thêm. Đến đời Tống Nhân tông thì người Tây hạ xâm nhập, binh lửa liên miên; đời Minh lại bị nạn Hồi giáo đánh phá, hủy hoại tượng Phật, khám thờ Phật bị sỏi cát lấp vùi; đến giữa đời Thanh, đạo sĩ trụ trì, cho mãi đến khi nhóm người Âu châu như A.Stein, P.Pelliot đến cướp đi những bảo vật như đã nói ở trên thì người đời mới biết đến Thiên Phật động. Phần chủ yếu trong thạch quật là bích họa, tượng đắp và thạch thất cất giữ kinh sách đủ loại và được viết bằng các thứ tiếng: Hán, Khư lô, Hồi cốt, Khang cư, Cổ hòa điền, Cưu tư, Tây tạng... Kinh thì gồm phần lớn là kinh Phật, nhưng cũng có kinh của Đạo giáo, Ma ni giáo, Cảnh giáo và các bản bia kinh. Bích họa thì được chia làm các thể loại: 1. Kinh biến đồ: Chỉ cho những sự tích kinh Phật. 2. Bản sinh cố sự: Nói về các sự tích tiền thân của Phật. 3. Tôn tượng: Chỉ cho những tượng Phật, Bồ tát và thị giả... 4. Cúng dường nhân: Chỉ cho thí chủ, tức những người cúng dường đi từng hàng và cảnh xe, ngựa... 5. Trang sức đồ án: Bao gồm hoa trời, giếng trời, sông núi, hoa văn... 6. Phi thiên: Chỉ cho các người trời đang bay trong hư không. 7. Kĩ nhạc vũ dũng: Tức các nghệ nhân biểu diễn âm nhạc và các điệu múa... II. Những Hang Động Ở Núi Mạch Tích: Được đục mở từ thế kỉ V đến thế kỉ XI Tây lịch. Đây là kho báu của nghệ thuật Phật giáo được kiến tạo sau khi Trung quốc đã hấp thụ tinh hoa văn hóa Ấn độ. Quần thể hang động này nằm cách huyện Thiên thủy, tỉnh Cam túc 45 km về phía đông, ở đầu cực tây của dãy núi Tần lãnh, người địa phương gọi là Mạch tích nhai kì phong (núi Mạch tích kì lạ). Đỉnh núi nhọn như hình cái dùi, thân núi thẳng tắp, trông giống như một đống lúa trong làng xóm, vì thế gọi là Mạch tích sơn(núi chứa lúa mạch). Núi cao 142 mét, trên đỉnh có tháp, dưới chân núi có chùa, 4 chung quanh thân núi thì toàn là thạch khắc như khám thờ và hang động, tất cả có 194 chỗ, gồm trên 1000 pho tượng Đại Phật, được bảo tồn từ các đời Bắc Ngụy, Tùy, Đường, Ngũ đại cho đến đời Tống trở lại đây. Nhưng vì bị các trận động đất hủy hoại và mưa gió xâm lấn nên phần ở chính giữa đã đứt nát, chỉ còn lại 2 sườn Đông và Tây. Sườn phía đông, tiêu biểu là động Niết bàn (đục mở vào cuối đời Bắc Ngụy), hiên Nghìn Phật (đầu đời Bắc Ngụy), Thượng thất Phật các(gác 7 Phật trên), Trung thất Phật các(gác 7 Phật ở giữa)và Ngưu nhi đường. Các hang động này vẫn còn giữ gìn được nguyên trạng. Trong đó, Thượng thất Phật các là 1 hang động đục cheo leo trên sườn núi, cách đất hơn 50m, mặt chính rộng 30m, cao 16m, sâu 7m, là hang động có qui mô lớn nhất trong các thạch quật thuộc sườn phía đông. Các bích họa trong động này mang đầy đủ phong cách các đời Tùy, Đường. Sườn phía tây có 3 hang động lớn, trong đó, động Vạn Phật có qui mô lớn nhất (được đục mở vào cuối đời Bắc Ngụy), động Thiên đường thì cao nhất (cũng đục vào cuối đời Bắc Ngụy), động này rất hiểm trở, không ai dám lên. Trong thạch quật này có văn kì nguyện của ông Trương nguyên bá, được khắc vào năm Cảnh minh thứ 3 (502) đời Bắc Ngụy, là dấu tích mực xưa nhất hiện còn. [X. truyện Huyền cao trong Lương cao tăng truyện Q.11; Thái bình quảng kí Q.397 (Ngọc đường nhàn thoại)]. (xt. Mạch Tích Sơn).III. Những Hang Động Chùa Bính Linh: Cũng gọi chùa Du lâm. Quần thể hang động nằm trong núi Tiểu tích thạch bên Bắc ngạn sông Đổng ở huyện Vĩnh tĩnh, tỉnh Cam túc, được đục mở từ thế kỉ V đến thế kỉ IX. Có 2 chùa Thượng và Hạ. Chùa Thượng được xây cất vào đời Đường, vốn có tên là chùa Long hưng, đời Bắc Tống gọi là chùa Linh nham. Chùa Bính linh là dịch âm theo tiếng Tây tạng, có nghĩa là Mười vạn Phật, đồng nghĩa với ĐộngNghìn Phật, Núi Vạn Phật. Vào đời Nguyên, chùa Bính linh là tự viện Lạt ma của Mật giáo Tây tạng. Từ chùa Thượng đi bộ dọc theo hang núi khoảng 2km mới đến chùa Hạ; chùa Hạ được sáng lập vào năm Diên xương thứ 2 (513) đời Bắc Ngụy, là Thánh địa của Thiền lâm từ khoảng Bắc Ngụy đến Tùy, Đường. Nay chỉ còn lại điện Phật không nguyên vẹn và những thạch khắc trên sườn núi. Những hang động vốn được nối liên nhau bằng đường đi qua những tấm ván gỗ bắc ngang như cầu treo, nhưng nay đã mục nát. Sử liệu sớm nhất nói về quần thể thạch quật này là Thủy kinh chú quyển 2 của Lịch đạo nguyên (469?-527) đời Bắc Ngụy; ngoài ra, như Pháp uyển châu lâm quyển 53 cũng có ghi chép. Nếu thuyết chủ trương những hang động này được đục mở vào thời đại Tư mã viêm đời Tây Tấn là đúng thì đây là di tích thạch quật có niên kỉ xưa nhất trong những di tích hang động ở các nơi hiện còn. Thông thường cho rằng công cuộc đục các hang động này được bắt đầu từ đời Bắc Ngụy, đến đời Đường thì cực thịnh, qua các đời Tống, Nguyên, Minh đến giữa đời Thanh thì bắt đầu suy vidần và cuối cùng bị quên lãng. Tính ra, quần thể thạch quật chùa Bính linh có 36 hang động, 88 tòa khám thờ Phật, phong cách đại khái cũng giống như các hang động ở Đôn hoàng, Vân cương, Long môn, nhưng các khám thờ Phật đục trên vách đá thì nhiều hơn và đặc sắc là phần lớn theo kiểu hình tháp của Ấn độ. Người đứng ra đục mở là chủ công đức cầu phúc, vì đất Vĩnh tĩnh từ xưa là vùng quân sự quan trọng, cũng như đất Hà tây vào đời Tống, là cứ điểm đề phòng sự xâm nhập của người Tây hạ, Thổ phồn, cho nên các chủ công đức hộ trì thạch quật phần nhiều là các tướng lãnh quân đội. Trong các thạch quật này, tượng đắp bằng đất là chính, cũng có nhiều bích họa đời Tống, Minh, nhất là bích họa đời Minh, có thể bổ sung cho những bích họa ở Đôn hoàng đã bị mất mát; màu sắc đậm đà, nét bút mạnh mẽ, khác xa với phong cách bích họa Đôn hoàng. Ngoài ra, thạch quật này thuộc loại nham hồng sa, không thích hợp cho việc điêu khắc, vả lại, đã trải qua nhiều sương nắng, gió mưa thiên nhiên và binh lửa do con người gây ra, nên nhiều tượng Phật đã bị tổn hại. So với các thạch quật ở các nơi khác thì thạch quật ở đây được phát hiện muộn hơn. Do đó, cũng được bảo trì hoàn chỉnh hơn. Bính linh tự thạch quật cùng với Mạch tích sơn thạch quật và Đôn hoàng thiên Phật động đều là những di sản văn hóa quan trọng của vùng Tây bắc Trung quốc. (xt. Bính Linh Tự Thạch Quật). IV. Hai Thạch Quật Nam và Bắc: Hai hang động tuy cách xa nhau vài trăm km nhưng đều do quan Thứ sử Kinh xuyên là Hề sĩ (tự là Khang sinh) lần lượt đục mở vào các năm Vĩnh bình thứ 2 (509) và thứ 3 (510) vào những năm cuối đời Bắc Ngụy. Thạch quật Bắc nằm về phía tây bắc cách trấn Tây phong, huyện Khánh dương, tỉnh Cam túc 40km, ở chỗ 2 con sông Bồ và Như, chi nhánh của sông Kinh, gặp nhau. Sườn đá cao 14m, dài 110m, tính tất cả có 281 hang khám, trong đó có 34 khám được kiến tạo vào đời Bắc Ngụy, 38 cái kiến tạo vào đời Tùy và 131 cái kiến tạo vào đời Đường; từ đời Tống về sau có hơn 20 hang động được đục mở và hơn 50 hang không rõ niên đại. Hiện còn các bài minh nói về việc tạo tượng và những đề kí của khách tham quan, từ đời Tùy đến đời Thanh, có tất cả hơn 140 văn kiện, thư pháp của các thời đại đều có đặc điểm riêng; đây là các tư liệu có thể giúp cho việc nghiên cứu lịch sử thạch quật. Thạch quật Nam nằm ở trên vách núi, cách huyện lị Kinh xuyên, tỉnh Cam túc khoảng 6 km về phía nam, được đục mở vào đầu đời Bắc Ngụy, ở trong thạch quật đều có khắc tượng Phật nổi hoặc tượng đắp, nhưng tượng Phật phần nhiều đã bị người ngoài lấy trộm, còn lại không bằng 1 phần 10 tượng vốn có trước đó. (xt. Bắc Thạch Quật Tự, Nam Thạch Quật Tự). V. Những Hang Động ở Long Môn: Quần thể thạch quật này nằm cách thành Lạc dương, tỉnh Hà nam khoảng 14km, được đục mở từ thế kỉ V đến thế kỉ VIII, xưa gọi là Y khuyết, vì núi Hương sơn ở phía đông và núi Long môn ở phía tây đứng đối nhau, trông xa giống cái lầu canh, sông Y lại chảy qua theo hướng tây nam, vì thế nên có tên là Y khuyết. Trên vách đá của 2 sườn núi dọc theo sông Y có đục mở hơn 13 vạn Phật động, có hình dáng trông giống như cái tổ ong, tượng Phật bằng đá tổng cộng có 142289 pho, qui mô rất lớn, pho tượng lớn nhất cao 17,14m, pho nhỏ nhất thì chỉ có 2cm. Những hang động chủ yếu thì ở sườn núi phía tây có 28 chỗ, sườn núi phía đông có 7 chỗ. Trong đó, tượng được tạo lập vào đời Đường chiếm 60% và đời Bắc Ngụy chiếm 30%. Thạch quật Long môn bắt đầu được đục mở vào năm Thái hòa 18 (494) đời Bắc Ngụy, trải qua các đời Bắc Tề, Bắc Chu, Tùy, Đường nối tiếp nhau đục mở trên 400 năm. Những hang động này cùng với các hang động Vân cương và hang động ở huyện Củng đều do 1 đời Bắc Ngụy dùng sức nhà nước để tạo lập. Trong đó, động Cổ dương, động Tân dương, động Liên hoa, động Ngụy tự, chùa Thạch quật... là những hang động lớn có tính cách tiêu biểu cho đời Bắc Ngụy, trước sau hết 24 năm, sử dụng hơn 80 vạn công nhân, đủ thấy công trình lớn lao khó tưởng tượng. Về sau, các đời Đông Ngụy, Bắc Tề, Tùy, Đường đều nối tiếp nhau đục mở, đặc biệt vua Cao tông và Vũ hậu nhà Đường dụng công nhiều nhất. Trong động Tân dương có tượng Phật Thích ca mâu ni ngồi cao 8,4m, chất phác hồn hậu, trên vòng hào quang sau lưng có khắc hoa sen, ánh lửa, hoa văn khắc nổi, khí tượng trang nghiêm; hai bên khắc tạo 11 pho tượng Bồ tát, Thiên vương, lực sĩ, người cúng dường... Về phong cách thì từ vẻ mộc mạc, mạnh mẽ của nét tạo tượng Vân cương đã dầndầnthay đổi và nhường chỗ cho vẻ thanh tú mĩ lệ, bộ diện thì từ tinh thần nghiêm khắc đến ôn hòa; về phục sức thì quần dài, ống tay áo rộng, kĩ xảo điêu khắc này về sau đã ảnh hưởng đến nghệ thuật điêu khắc tượng Phật ở thời đại Phi điểu của Nhật bản. Kế đến là động Cổ dương (cũng gọi động Lão quân), với qui mô to lớn, tạo tượng tinh xảo, cho nên được gọi là bậc nhất Long môn; trên 4 vách có khám Phật kiểu khắc nổi; trên vách động cũng có các bài minh kí, thi văn... Còn các thạch quật chùa Phụng tiên thì có tính cách tiêu biểu nhất trong các hang động đời Đường ở Long môn, tượng Đại Phật Lô xá na trong chùa này chính là tượng Phật lớn nhất trong quần thể hang động Long môn, qui mô khắc tạo hiếm thấy ở đời, nhất là nét khắc vẻ trang nghiêm, hiền từ và tính duệ trí của tượng Phật thì nổi bật, xứng đáng đại biểu cho nền điêu khắc đời Đường. (xt. Long Môn Thạch Quật). VI. Những Hang Động Ở Núi Thiên Long: Quần thể thạch quật nằm cách huyện Thái nguyên, tỉnh Sơn tây khoảng 40 km về phía tây, được đục mở từ thế kỉ VI đến thế kỉ VIII. Núi Thiên long vốn có tên là núi Phương sơn, nhưng khi nhà Bắc Tề xây chùa Thiên long trên núi này nên mới đổi tên là Thiên long sơn. Núi này thuộc tầng sa nham Thủy bình, nên thích hợp cho việc đục mở hang động, tuy qui mô không lớn bằng Vân cương, Long môn, nhưng cùng với thạch quật ở núi Hưởng đường đều là tiêu biểu cho nền văn hóa Phật giáo Bắc Tề. Những thạch quật này được đục mở trên đất Bắc Tề, vào khoảng Tùy, Đường có gác Mạn sơn và động Cửu liên là nổi tiếng. Động Cửu liên do 9 hang động nối liền nhau mà thành, phía trong, phía ngoài động có tượng Phật và phù điêu, tất cả đều dựa vào thế núi mà được kiến tạo thành. Gác Mạn sơn có 3 tầng trong đó có cất giữ 2 pho tượng Phật bằng đá, là những tác phẩm đời Bắc Ngụy; giữa khoảng vách đá 2 bên, có khắc vô số khám thờ Phật, nhưng tiếc thay, phần nhiều đã bị người ngoài lén vào đục lấy đem đi, rất đáng tiếc! [X. China Phật giáo sử tích bình giải Q.3].VII. Những Hang Động Ở Vân Cương: Quần thể thạch quật nằm ở núi Vũ chu, bờ lũy Vân cương, cách huyện Đại đồng, tỉnh Sơn tây khoảng 17km về mạn bắc, được đục mở từ thế kỉ V đến thế kỉ VI. Bắt đầu vào niên hiệu Hòa bình năm đầu (460), sa môn Đàm diệu vâng sắc của vua Văn thành đế nhà Bắc Ngụy đục mở 5 hang động lớn, suốt 34 năm, tức đến năm Thái hòa 18 (494) đời vua Hiếu văn đế mới hoàn thành, về sau, mãi đến cuối đời Tùy, các hang động vẫn tiếp tục được đục mở, tất cả được hơn 20 chỗ và hàng trăm khám Phật lớn nhỏ. Vì khoảng giữa các thạch quật có 2 hang núi ngăn đôi, nên các học giả Nhật bản như Thường bàn Đại định và Quan dã trinh mới đánh số động và chia làm 3 khu: Khu Đông gồm 4 hang động từ 1 đến 4; khu Giữa gồm 9 hang động từ số 5 đến số 13 và khuTây gồm 7 hang động, từ số 14 đến số 20. Trong đó, kế hoạch ở động thứ 3 rất là hoành tráng, 1 sân phía trước khoảng 48m, cao khoảng 13m; mặt tiền của động thứ 5 có lầu gác 5 gian 4 tầng, chiều đông tây khoảng 23m, chiều nam bắc khoảng 19m. Tượng đức Bản tôn Thích ca ngồi ở chính giữa, cao 18m, đường kính của 2 đầu gối khoảng 17m, khí thế trang nghiêm hùng vĩ, là tượng Phật bằng đá to nhất ở Vân cương. Mặt tiền động thứ 6 cũng tạo lập lầu 5 gian 4 tầng, mỗi gian đều rộng 15m, ở vách sau có đặt khám thờ Phật lớn, ở chính giữa chia làm 2 lớp, đều có khắc tượng Phật ngồi, mạnh mẽ cứng cáp; trên mặt các vách đều có khắc điện đường, tượng Phật, Bồ tát, tranh truyện Phật, phi thiên, hóa Phật, tháp 5 tầng... không có chỗ nào để trống. Kĩ xảo điêu khắc tinh luyện, đáng gọi là bậc nhất ở Đại đồng. Trong động thứ 11 có khắc 7 pho tượng đứng của 7 đức Phật quá khứ, tư thái dung mạo rất đẹp. Tạo tượng ở động thứ 18 hùng vĩ, có thể gọi là đứng đầu thạch quật Vân cương. Nhìn chung 20 hang động thì 5 hang động đầu tiên do sa môn Đàm diệu vâng sắc đục mở (tức từ động 16 đến 20) có qui mô lớn nhất, khí tượng rất hùng vĩ. Trong mỗi động đều có khắc tượng Phật bằng đá cao từ 16m trở lên, rất trang nghiêm vĩ đại, cũng cho thấy phong cách tạo tượng hào phóng và thuần phác ở thời kì đầu, cấu tưởng phong phú, điêu khắc mĩ lệ, phát huy nét nghệ thuật đang hưng thịnh của thời Bắc Ngụy. Về phần tế nhị, tuợng Phật tuy có nét giống với kiểu Trung Ấn độ, hoặc kiểu Tát san Ba tư, nhưng diện mạo đại trượng phu môi dày, mũi cao, mắt dài, hàm bạnh... thì rõ ràng đã chịu ảnh hưởng Thác bạt của Bắc Lương. Nhờ tầng nham ở Đại đồng thuộc đá sa nham của tầng mặt nước bằng, rất thích hợp cho việc đục hang động và tạo tượng với qui mô lớn, thêm vào đó là khí tượng hùng tráng và niềm tin sắt đá của dòng họ Thác bạt, nên đã thành tựuđược1 trong 3 kho báu lớn của nghệ thuật Phật giáo Trung quốc cổ đại. (xt. Đại Đồng). VIII. Những Hang Động Ở Huyện Củng: Quần thể thạch quật nằm cách huyện Củng, tỉnh Hà nam khoảng 1km về phía tây bắc, được đục mở từ thế kỉ thứ VI. Hang động được đục mở trên sườn núi Mang, nhìn ra sông Lạc. Vào thời Bắc Ngụy, ở núi này có chùa Hi huyền, về sau vì rất nhiều hang động được đục mở nên đổi tên là Thạch quật tự. Những động đá này bắt đầu được khai tạc vào khoảng năm Cảnh minh (500-503) đời Tuyên vũ đế nhà Bắc Ngụy, về sau, qua các đời Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề... kế tiếp nhau đục mở; đến Cao tông nhà Đường lại đục mở rất nhiều khám thờ Phật, gọi là chùa Tịnh độ. Qua các đời Tống, Minh, Thanh thì có lúc tiếp tục khai tạc, có lúc lại bỏ. Hiện nay, trên sườn núi phía sauđiệnPhật có 5 hang động và 3 tượng Phật lớn khắc ngay vào sườn núi, 1.000 khám thờ Phật lớn và 238 khám nhỏ. Trong 5 hang động thì động thứ 5 là lớn nhất. Trong đó, trừ các khám Phật lớn nhỏ, còn có các tượng Phật, Bồ tát, La hán, các bài minh đời Đường, tranh ngàn Phật và những nhân vật cúng dường đứng xếp hàng, tranh của vua và Hoàng hậu lễ Phật, tranh các người trời tấu nhạc... tất cả đều được khắc nổi, nét khắc tinh xảo, thanh tú, nội dung phong phú, bảo tồn hoàn chỉnh, rất hiếm thấy trong các hang động hiện còn trên toàn cõi Trung quốc. Trong mỗi hang động đều có kiến trúc các cột hình vuông lớn, đây là thủ pháp Bắc Ngụy kế thừa các động Vân cương, Long môn. Trên vách núi có khắc Hậu Ngụy Hiếu văn đế cố Hi huyền tự bi (Bia ghi về chùa Hi huyền cũ của vua Hiếu văn nhà Hậu Ngụy), vì thế biết chùa này do Hiếu văn đế nhà Bắc Ngụy sáng lập, lại do tấm phù điêu khắc vua và Hoàng hậu lễ Phật mà biết chắc rằng quần thể thạch quật ở huyện Củng này có quan hệ mật thiết với hoàng thất Bắc Ngụy. Ngoài ra, 3 pho tượng lớn khắc trên sườn núi ở khoảng giữa 2 động 4 và 5 và các khám Phật lớn đã bị hủy hoại đến quá phân nửa. Còn tượng đức Bản tôn Thích ca đứng thì từ đầu gối trở xuống đã bị chôn trong đất, tượng Bồ tát đứng hầu bên trái đã bị mất, còn vị Bồ tát đứng hầu bên phải thì phần trên đã bị hủy hoại, nhưng đều mang nét đặc sắc của nghệ thuật đắp tượng thời Bắc Ngụy. IX. Những Hang Động Ở Núi Nam Hưởng Đường, Tỉnh Hà Bắc Và Ở Núi Bắc Hưởng Đường, Tỉnh Hà Nam. Quần thể thạch quật của núi Bắc Hưởng đường nằm ở huyện Vũ an, tỉnh Hà nam và quần thể thạch quật của núi Nam Hưởng đường nằm ở trấn Bành thành, phía tây nam huyện Từ, tỉnh Hà bắc, cách núi Bắc Hưởng đường khoảng 15km về phía đông nam. Hai quần thể thạch quật này còn được gọi là Bắc Hưởng đường tự và Nam Hưởng đường tự, đều được đục mở vào thời đại Bắc Tề (thế kỉ VI), có khả năng vào đời Văn tuyên đế nhà Bắc Tề. Núi Hưởng đường cũng gọi là Cổ sơn, Thạch cổ sơn, Phủ sơn. Quần thể thạch quật của núi Bắc Hưởng đường có 3 hang động lớn nằm ở phía nam, giữa và phía bắc núi cùng với 4 hang động nhỏ và 4 cái khám nhỏ. Hang động lớn ở phía nam (động khắc kinh) rộng 4m, sâu 3,3m, 3 mặt mỗi mặt đều có 1 khám thờ, trong mỗi khám thờ đều an vị 7 pho tượng Phật(tượngThất Phật), trong đó, pho tượng ngồi kết ấn Thí vô úy và ấn Dữ nguyện, đứng hầu bên cạnh là các tượng Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Mặt vách bên trong khắc toàn bộ kinh Duy ma cật sở thuyết do ngài Cưu ma la thập dịch và kinh Vô lượng nghĩa. Trên sườn núi bên ngoài động thì khắc các kinh Thắng man, kinh Bột, kinh Di lặc thành Phật, đặc biệt có bài kí khắc kinh của Đại tướng quân Phiêu kị là Đường ung. Theo bài kí này thì biết rằng các kinh được khắc từ năm Thiên thống thứ 4 (568) đến năm Vũ bình thứ 3 (572) đời Bắc Tề, so với Thạch kinh Phòng sơn thì sớm hơn khoảng 40 năm. Các kinh được khắc theo thể đại tự, nét bút rất sắc sảo, cứng cáp. Động lớn khoảng giữa(động Thích ca) thì rộng 7,8m, sâu 7m, trên vách chung quanh có nhiều tượng Phật, khám thờ Phật, bài kí tạo tượng được khắc vào đời Minh, cùng với các bức phù điêu hoa cỏ, các loài cầm thú quí lạ... hình thức chất phác. Còn hang động lớn phía bắc(động Đại Phật) rộng 13,3m, sâu 12,5m, chính giữa có 1 cây cột hình vuông lớn, mặt chính và bên phải, bên trái đều có an vị 1 tượng Phật và 2 vị Bồ tát; trong bảo đàn có đặt lư hương, sư tử. Mặt chính trên đàn có tượng Phật ngồi, cao gần 4m, đoan nghiêm hồn hậu, thần khí siêu thoát, bộ diện bình dị không trang sức đã trải qua hơn 1000 năm, mưa nắng dãi dầu mà vẫn y nhiên sáng sạch như mới. Ba hang động nói trên đều được mở vào đời Bắc Tề. Qua các đời Tùy, Đường cho đến đời Minh... tiếp tục được mở đục thêm, hoặc hang động, hoặc khám Phật, hoặc kinh văn... Quần thể thạch quật ở núi Nam Hưởng đường được chia làm 2 lớp trên và dưới, lớp dưới có 2 động lớn là động Hoa nghiêm và động Bát nhã; lớp trên có 5 động nhỏ là động Không, động Củng môn, động Thích ca, động Lực sĩ và động Thiên Phật. Trong đó, động Hoa nghiêm nằm về phía đông bắc của lớp dưới, mỗi bề rộng 6,35m, cao 4,7m có diện tích lớn nhất. Trong động có tượng Phật thuyết pháp dưới gốc cây, những người cúng dường Phật và Bồ tát, tượng Thái tử Tất đạt đa và ngựa Kiền trắc, khám thờ Phật và khắc kinh Hoa nghiêm... tất cả đều là khắc nổi. Tượng Phật trăm dáng nghìn vẻ tạo hình rất đẹp; bức phù điêu ở phần trên của cửa vào được xem là mở đầu cho tranh vẽ Tịnh độ A di đà. Động Bát nhã nằm ở phía tây nam của lớp dưới, rộng 6,2m, sâu 6,55m, cao 4,6m, cấu tạo giống như động Hoa nghiêm, cũng có khám thờ Phật, tranh khắc nổi Phật Thích ca thuyết pháp dưới gốc cây và Tịnh độ A di đà, khắc kinh Bát nhã, kinh Văn thùbát nhã... Còn 5 động nhỏ thì động Không vuông khoảng 3m, chia làm 2 căn trước và sau; động Củng môn rộng 2,2m, sâu 2,35m, cao 2m; động Thích ca rộng 2,1m, sâu 2,3m, cao 2,5m; động Lực sĩ, đại khái cũng to bằng động Thích ca, cấu tạo cũng giống nhau; động Thiên Phật rộng 3,6m, sâu 3,4m, trên vách động có khắc tượng Phật, phi thiên, tay cầm đàn tì bà, hoặc đang thổi sáo... [X. China văn hóa sử tích giải thuyết 5; China Phật giáo sử tích đạp tra kí (Thường bàn Đại định)]. X. Những Hang Động Ở Núi Thạch Chung Tỉnh Vân Nam: Cũng gọi Kiếm xuyên thạch quật. Quần thể hang động nằm trong núi Thạch chung, gần Sa khê thuộc vùng thượng lưu sông Kim sa, phía tây nam huyện Kiếm xuyên, tỉnh Vân nam, do người nước Nam chiếu thuộc Bạch tộc, sống ở vùng biên giới tỉnh Vân nam đục mở từ đời Đường đến đời Tống. Quần thể thạch quật này được chia làm 3 khu: Khu chùa Thạch chung(8 động), khu cửa ải Sư tử(3 động) và khu thôn Sa đăng(4 động). Trong các động ở khu chùa Thạch chung thì động thứ 1, thứ 2 có khắc tượng người chủ cúng dường hoặc tượng vương giả, rồi động chư Phật, động Thích ca, động Bồ tát, nét khắc tuy chưa đạt nhưng là di phẩm quí trọng của nghệ thuật khắc đá đời Tống, Nguyên. Trong động thứ 8 có tấm biển hiệu hình chữ nhật đề là Nam chiếu Thịnh đức năm thứ 4 (1179), có lẽ là văn phát nguyện đục mởcáchang động này. Trong các hang động ở khu cửa ải Sư tử,có khắc tên Đại thánh Thánh trục; Đại thánh Thánh trục có thể là 1 loại tín ngưỡng dân gian ở địa phương. Trong động Phật thứ 2 của khu thôn Sa đăng có đề khắc Nam chiếu thiên khải năm 11; năm Thiên khải 11 tươngđươngkhoảng niên hiệu Hội xương năm đầu (841) đời vua Vũ tông nhà Đường. Như vậy có lẽ hang động này là tác phẩm thạch khắc thuộc thời kì đầu tiên ở Kiếm xuyên. Lại nữa, nhờ thạch quật Kiếm xuyênmà có thể hiểu rõ thực trạng của Phật giáo Nam chiếu. Phật giáo được truyền vào Nam chiếu từ đời Đường, lấy tín ngưỡng Quan âm làm trung tâm, là Phật giáo Đại thừa chịu ảnh hưởng văn hóa của dân tộc Hán. Ngoài ra, cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Tây tạng, Ấn độ, và Thái lan mà hiển hiện 1 phong cách đặc biệt khác. [X. Khang hi kiếm xuyên châu chí Q.2, 17].XI. Sườn Núi Nghìn Phật Ở Quảng Nguyên Thuộc Tỉnh Tứ Xuyên. Sườn núi nằm về bờ tây sông Gia lăng, cách huyện lị Quảng nguyên, tỉnh Tứ xuyên về phía bắc 4km. Tương truỵền, vào năm Hàm phong thứ 4 (1854) đời Thanh, ở đây có 1 vạn 7 nghìn pho tượng khắc bằng đá, nay chỉ còn hơn 400 khám thờ và khoảng 7 nghìn pho tượng, như vậy, trong khoảng hơn 100 mấy mươi năm mà số tượng đá ở đây đã bị hủy hoại quá phân nửa. Quần thể hang động nơi đây được đục mở vào đời Đường, qua các đời Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh tiếp tục đục mở dần mà thành. Qui mô to lớn của các thạch quật ở đây có thể sánh ngang với những thạch quật ở Long môn tại Lạc dương. [X. Tứ xuyên Phật giáo ma nhai tạo tượng đích nghệ thuật giá trị cập kì hiện huống (Ôn đình khoan, Hiện đại Phật giáo tùng san 20)]. (xt. Quảng Nguyên Thiên Phật Nhai Ma Nhai Tạo Tượng). XII. Những Hang Động Ở Tây Hồ Thuộc Hàng Châu: Quần thể thạch quật nằm rải rác khắp các vùng chung quanh Tây hồ như núi Tướng đài, động Thạch ốc, động Yên hà, núi Phi lai, núi Ngọc hoàng, núi Từ vân, núiBảo thạch... Những tượng Phật được khắc tạo trong những thạch quật có khoảng 1 nghìn pho, về qui mô cũng như số lượng tuy không sánh được với các thạch quật Mạc cao ở Đôn hoàng, thạch quật núi Mạch tích, thạch quật Vân cương ở Đại đồng, thạch quật Long môn ở Lạc dương... nhưng đứng về phương diện nghệ thuật tạo tượng của các đời Ngũ đại, Tống, Nguyên mà nói thì thạch quật Tây hồ cũng chiếm 1 địa vị quan trọng, hơn nữa, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với nền điêu khắc, hội họa của miền Nam Trung quốc. Tượng và khám ở sườn núi Tướng đài được khắc vào năm Thiên phúc thứ 7 (942), nhà Hậu Tấn đời Ngũ đại, đây là khu thạch quật đượcđụcmở sớm nhất và cũng được bảo tồn 1 cách tương đối hoàn chỉnh. Trong động Thạch ốc có 3 khám thờ, theo Lưỡng chiết kim thạch chí thì hang động này do những người cúng dường khác nhau, tiếp nối mở đục mà thành, là những tác phẩm vào khoảng đầu đời Ngũ đại đến đời Tống. Trong đó, 500 pho tượng La hán và tượng Bồ tát Quan âm Thủy nguyệt, trên phương diện đề tài, đều là tiền lệ của nghệ thuật điêu khắc. Số lượng tạo tượng ở động Yên hà rất nhiều, đề tài cũng bề bộn, thời đại thì dài dặc. Trong đó, tượng 500 vị La hán rất đặc sắc, mỗi vị biểu lộ 1 tư thái khác nhau: Vị thì trầm tư, vị nhập định, có vị trông lên, có vị nhìn xuống... không vị nào giống vị nào, đây là trường hợp mở đầu cho hình thức 16 vị La hán lưu hành ở đời Tống, Minh... Ngọn Phi lai là nơi qui mô lớn nhất, khắp núi, chỗ nào cũng có tượng Phật khắc bằng đá, những tượng tương đối còn hoàn chỉnh thì có khoảng 280 pho, rất quí giá. Ngoài ra, những quần thể thạch quật khác như Thiên Phật nhai ở Tế nam, tỉnh Sơn đông, núi Vân môn ở Thanh châu, núi Đà sơn, động Vạn Phật ở huyện Nghĩa tại Liêu ninh, Đoạn nhai ở Quế lâm, tỉnh Quảng tây, chùa Bảo nham ở chân núi Lâm lư, huyện Bình thuận, tỉnh Sơn tây (69 bức phù điêu Thủy lục trong động thứ 5 có thể cho thấy rõ thực trạng Phật giáo đời Minh), thạch quật Đại túc ở Tứ xuyên (có 10 chỗ quan trọng: Bắc sơn, Bảo đính, Nam sơn, Thạch môn thôn, Thạch triệu sơn, Diệu cao tự, Thư thành nham, Thất củng kiều, Phật an kiều, Triều dương động, Ngọc than...) đều rất nổi tiếng và giá trị nghiên cứu cũng rất cao. Rồi đến các di tích Phật giáo ở chân núi phía nam dọc theo dãy núi Thiên sơn, phần lớn đều là các chùa viện thạch quật, như động Thiên Phật Khố mộc thổ lạt ở Khố xa (Kucha) tại Tân cương, Tân tân Thiên Phật động, Khố tư ca hạp Thiên Phật động, Mê ngụy Thiên Phật động và Cưu tư (Kizil) Thiên Phật động... được đục mở từ thế kỉ IV, V đến thế kỉ VIII, IX. Trong đó, Cưu tư Thiên Phật động có tính tiêu biểu hơn cả, là chùa viện thạch quật lớn nhất ở vùng Tây vực, tọa lạc bên Bắc ngạn sông Mộc trát đặc, chiều đôngtâychạy dài 2km, gồm 3 quần thể thạch quật (Khắc đôn nhĩ, Đài đài nhĩ, Ôn ba thập) với hơn 200 hang động, trong đó chứa đựng các bích họa về truyện tiền thân của đức Phật, rất đậm sắc thái Iran. Còn Bối sa khắc lỗ khắc


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Truyện cổ Phật giáo


Quy nguyên trực chỉ


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.201.99.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (118 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...