Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: sự lí »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: sự lí








KẾT QUẢ TRA TỪ


sự lí:

(事理) Cũng gọi Lýsự. Sự là sự tướng, sự pháp; Lý là chân lí, lí tính. Trong Phật giáo, ý nghĩa tương đối giữa Sự và Lýcó 2: 1. Sự tướng mà phàm phu thấy được do mê tình, gọi là Sự; Chân lí mà bậc Thánh thấu suốt nhờ trí kiến, gọi là Lí.Chân lí ở đây tùy theo lập trường của các tông phái mà có khác, hoặc chỉ cho lí Tứ đế, hoặc chỉ cho lí Chân không, hoặc chỉ cho lí Trung đạo. 2. Sự pháp sai biệt của các hiện tượng, gọi là Sự; bản thể bình đẳng vô sai biệt của các hiện tượng, gọi là Lí. Về mối quan hệ giữa Sự của hiện tượng và Lí của bản thể, các tông phái lập thuyết có khác nhau: 1. Theo luận Câu xá quyển 25: Bốn đế khổ, tập, diệt, đạo, là Lí, hiện tượng hư vọng là Sự. Kiến hoặc do mê lí mà sinh khởi nên phải y theo vô sự mà tu, Tư hoặc thì do mê các hiện tượng thô tạp mà khởi nên phải y theo hữu sự mà tu. Cùng luận đã dẫn quyển 6, gọi Vô vi pháp là Vô sự, gọi Hữu vi pháp là Hữu sự; đồng thời, chia Sự tướng làm 5 loại: Tự tính, Sở duyên, Hệ phược, Sở nhân, Sở nhiếp. 2. Theo tông Duy thức: Sự là các sự pháp nương vào cái khác mà sinh khởi, còn Lí là chân như vốn tự viên thành như thực; giữa Sự và Lí có mối quan hệ bất tức bất li. Sự khác nhau giữa Sự và Lí chẳng qua là do hữu vi và vô vi bất đồng, cho nên nói Sự lí bất tức (không phải 1 thể); còn lí chân như thì tự thể của nó tuy lặng lẽ chẳng động, nhưng lại có thể liên tục phát sinh các hiện tượng và thực thể làm chỗ nương tựa cho các sự pháp, nên nói Sự lí bất li (ngoài pháp này không có pháp nào khác). 3. Theo luận Đại thừa khởi tín: Chân như (Lí) tùy duyên mà triển khai ra hiện tượng vạn pháp (Sự), do đó mà Sự tức Lí, Lí tức Sự. 4. Theo tông Hoa nghiêm: Các pháp duyên khởi sai biệt là Sự, lí tính chân như bình đẳng là Lí, Lí và Sự dung hợp nhau không ngăn ngại; là Lí sự vô ngạipháp giới trong 4 Pháp giới; là Lí sự vô ngại quán trong 3 lớp Quán môn. 5. Theo tông Thiên thai: Sự và Lí tương đương với Bản môn và Tích môn của kinh Pháp Hoa, Sự của tục đế thuộc Tích môn; Lí của chân đế thuộc Bản môn. Nếu phối hợp với 4 giáo hóa pháp, thì Tạng giáo là giới nội Sự giáo, Thông giáo là giới nội Lí giáo, Biệt giáo là giới ngoại Sự giáo, Viên giáo là giới ngoại Lí giáo. Ngoài ra, y cứ vào sự khác nhau giữa Sự và Lí này, tông Thiên thai còn chia Quán làm Sự quán và Lí quán, chia Hoặc làm Mê sự hoặc và Mê lí hoặc, chia Sám hối làm Sự sám và Lí sám. Lại nữa, theo nghĩa Tính cụ của tông Thiên thai thì ba nghìn các pháp trong 10 giới đều là tính cụ, chứ không phải nương vào nhân duyên mà sinh, vì thế cũng là pháp chân như thường trụ. 6. Theo thuyết của Mật giáo: Các pháp hữu vi do nhân duyên sinh là Sự, pháp vô vi bất sinh bất diệt là Lí. Lí là giữ lấy, nghĩa là tất cả sự tướng hữu vi, mỗi mỗi đều giữ lấy thể của nó, tức là Lí; thể của nó là 6 đại: Đất, nước, lửa, gió, không, thức, gọi là Lục đại pháp giới. Nói tóm lại, Sự chỉ cho thế giới mê lầm; Lí chỉ cho thế giới giác ngộ. Trong sự phát triển của các loại tư tưởng giáo lí từ xưa đến nay, nếu xem trọng Lí hơn, thì tư tưởng tương tức của sự lí thịnh hơn; còn nếu từ việc thực hiện đầy đủ chân lí mà đặc biệt coi trọng hiện thực, thì địa vị của Sự càng quan trọng hơn, ngay nơi Sự là chân, một niệm ba nghìn là những dụng ngữ nói rõ loại hiện tượng này. [X. Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quán; luận Bảo tạng; Ma ha chỉ quán Q.2, phần đầu; Đại thừa huyền luận Q.4; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1, phần cuối; Hoa nghiêm pháp giới quán môn; Vạn thiện đồng qui tập Q.3; Tô tất địa kinh sớ Q.1; Bách pháp vấn đáp sao Q.4]. (xt. Sự Luận).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...