Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: sơn gia sơn ngoại »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: sơn gia sơn ngoại








KẾT QUẢ TRA TỪ


sơn gia sơn ngoại:

(山家山外) Chỉ cho phái Sơn Gia và phái Sơn Ngoại thuộc tông Thiên thai Trung quốc. Vào những năm đầu đời Bắc Tống, tông Thiên thai bị chia làm 2 phái, phái được xem là Thiên thai chính thống do ngài TứminhTri lễ đứng đầu, gọi là phái Sơn gia; đối lại, phái Tiền đường của các ngài Khánh chiêu, Trí viên... không được xem là chính thống thì gọi là phái Sơn ngoại. Vào cuối đờiĐường, Trung quốc rơi vào trạng huống loạn lạc liên miên, sách vở của tông Thiên thai phần nhiều bị thất lạc, về sau, những sách vở ấy được mang về từ Triều tiên, Nhật bản tạo nên tình hình phục hưng học thuyết Thiên thai ở thế kỉ IX, X. Nhưng do cách nhìn khác nhau đối với sách cũ đã dẫn đến tình trạng chia rẽ về quan điểm, lâu dần trở thành 2 phái Sơn Gia và Sơn Ngoại đối lập nhau. Nguyên nhân bắt đầu từ cuộc tranh luận về vấn đề thật giả giữa Lược bản và Quảng bản Kim quang minh kinh huyền nghĩa củaĐại sư Trí Khải, vì Quảng Bản có 1 chương Quán tâm thích, còn Lược bản thì không. Hai phái thựcsự phân hóa vào cuối đời Ngũ đại. Bấy giờ, môn hạ của ngài Cao luận Thanh tủng – Tổ thứ 11 tông Thiên thai –có các vị Nghĩa tịch ở Loa Khê, Chí Nhân ở Chiết Giang. Đệ tử ngài Chí Nhân là Ngộ Ân ở Từ quang. Đệ tử ngài Ngộ Ân có Nguyên Thanh ở Phụng Tiên, Hồng Mẫn ở Linh Quang. Đệ tử ngài Nguyên Thanh có Khánh Chiêu ở Phạm Thiên, Trí Viên ở Cô Sơn. Đệ tử ngài Khánh Chiêu có Hàm Nhuận ở Vĩnh Phúc, Kế Tề ở Vĩnh Gia... Đó là hệ thống phái Sơn ngoại. Còn về hệ thống phái Sơn gia thì đệ tử ngài Nghĩa Tịch có Nghĩa Thông ở Bảo Vân, Tông dục ở Quốc Thanh. Đệ tử ngài Nghĩa Thông có Tri Lễ ở Tứ Minh, Tuân Thức ở Từ Vân, Thiện Tín ở Bảo Sơn. Ngài Tri Lễ lại có các đệ tử là Quảng Trí Thượng Hiền, Thần chiếu Bản Như, Hưng giáo Phạm Trăn, Quảng Từ Tuệ Tài, Tịnh Giác Nhân Nhạc, như đồ biểu sau đây: Cuộc bút chiến sôi nổi diễn ra giữa 2 phái, bắt đầu là ngài Ngộ Ân phái Sơn ngoại viết Phát huy kí cho rằng Quán tâm thích là do người đời sau thêm vào và chỉ giải thích Lược bản thôi. Môn đệ của ngài Ngộ Ân là các vị Nguyên Thanh, Hồng Mẫn nêu ra 20 câu hỏi và cũng theo chủ trương của ngài Ngộ ân, phủ định Quán tâm thích trong Quảng bản. Bấy giờ, có người thiện tín viết thư đến xin ngài Tứ minh Tri lễ soạn văn đáp lại 20 câu hỏi của các vị Nguyên thanh, Hồng mẫn. Do đó, ngài Tri lễ mới soạnPhù tông thích nạn chỉ trích 20 câu hỏi. Các vị đệ tử của ngài Nguyên thanh là Khánh chiêu và Trí viên cùng nhau soạn Biện ngoa để hỗ trợ Phát huy kí của thầy mình. Ngài Tri lễ lại viết Vấn nghi thư để vặn lại Biện ngoa, ngài Khánh chiêu cũng viết Đáp nghi thư để trả lời. Ngài Tri lễ lại viết Cật nạn thư, ngài Khánh chiêu thì soạn Ngũ nghĩa thư để trình bày thêm ý của mình, ngài Tri lễ lại viết Vấn nghi thư gạn hỏi, qua năm vẫn chưa nhận được thư đáp nên ngàiTri lễ lại gửiPhúc vấn thư để thúc dục, ngài Khánh chiêu liền soạn Thích nạn kí trả lời. Cứ như thế hỏi qua đáp lại 5 lần, suốt thời gian 7 năm. Năm Cảnh đức thứ 3 (1006), ngài Tri lễ tổng hợp văn nghĩa các luận văn qua lại giữa 2 bên trước sau 10 lần mà soạn thành Thậpnghĩathư. Năm sau, ngài Khánh chiêu cũng soạn Đáp thập nghĩa thư, để đối kháng, ngài Trilễ lại soạn Quán tâm nhị bách vấn để gạn hỏi. Hơn 10 năm sau, ngài Trí viên soạn Quang minh huyền biểu vi kí, lại dùng Tứ nạn phủ nhận Quán tâm thích trong Quảng bản. Năm sau, ngài Tri lễ soạn Quang minh huyền thập di kí, luận phá thuyết của ngài Trí viên. Từ khi ngài Ngộ Ân phủ nhận Quảng Bản cho đến khi ngài Tri Lễ Luận Phá Tứ Nạn, tổng cộng là 40 năm. Thời gian tranh cãi tuy có nhiều luận điểm, nhưng rốt cuộc thìchủ đề chính yếu vẫn là tranh luận về sự chân, vọng của cảnh giới quán tâm. Phái Sơn Gia chủ trương Vọng tâm quán, nghĩa là mục đích quán xét tâm là nhằm chuyển phàm tâm để thực hiện lí tâm, cho nên phải lấy tâm sát na sinh diệt hằng ngày làm đối tượng trực tiếp, chứ lí tâm chân tính vốn chẳng phải là cái có tính đối tượng, do đó, nó không là đối tượng để quán xét, mà chỉ có cái vọng tâm vô minh là đối tượng, vì chính vọng tâm này mới có thể quán xét diệu lí của 3 đế.Trái lại, phái Sơn ngoại thì chủ trương Chân tâm quán, nghĩa làđiểmcốt yếu của pháp tu quán là nương vào diệu giải để định diệu hạnh; diệu giải là hiểu rõ lí tam đế tam thiên viên dung, diệu hạnh là thực hành tam quán viên diệu. Nhờ diệu giải mà được diệu hạnh, tức không còn chân vọng khác nhau, cũng tức là nương vào diệu giải mà được lí tâm của thực tướng tam đế. Do đó, phải xem lí tâm này là đối tượng trực tiếp của quán pháp, lí tâm này (nhất tâm, nhất niệm) chẳng phải là nhất tâm của vọng tâm, vọng niệm, mà là cái tự tính linh tri, là cảnh giới bất khả tư nghị.Đứng trên quan điểm triết học mà nhận xét thì có thể nói sự tranh luận trên có thể được xem là cuộc tranh luận giữa Sơn gia thực tướng luận và Sơn ngoại duy tâm luận. Duy tâm luận của phái Sơn ngoại hiển nhiên đã bắt nguồn từ thuyết Tính cụ của tông Thiên thai, xích lại gần với lập trường tư tưởng Hoa nghiêm mà môi giới là luận Đại thừa khởi tín. Phái Sơn ngoại lấy luận Khởi tín làm tư tưởng Duy viên, phái Sơn gia thì lấy đó làm tư tưởng Biệt giáo và Viên giáo, cho nên trong Thập bất nhị môn chỉ yếu sao, ngài Tri lễ lập Hoa nghiêm làm Biệt giáo, chủ trương Biệt lí tùy duyên, bị phái Sơn ngoại phản đối.Ngoài ra, về vấn đề Lí tính độc hại nói trong Thỉnh quan âm kinh sớ của ngài Trí khải, giữa ngài Tri lễ và ngài Trí viên cũng có tranh luận. Ngài Trí viên soạn Xiển nghĩa sao, chủ trương lí độc phải tiêu phục, cho nên lí độc là có thể đoạn chớ không phải tính ác. Ngài Tri lễ liền soạn Thích tiêu độc tam dụng chương, Thập cửu, đề ra luận thuyết Lí độc tức tính ác nghĩa là tính ác có thể đoạn. Do đó mà biết ngài Trí viên chỉ đứng trên lập trường của Viên giáo mà lập luận, còn ngài Tri lễ thì đứng trên lập trường của Biệt giáo và Viên giáo mà lập thuyết. Về sau, đệ tử của ngài Khánh chiêu là Hàm nhuận soạn Tiêm nghi bài xích ngài Tri lễ, học trò ngài Tri lễ thì soạn Chỉ nghi để phản bác.Ngoài ra, về thuyết Sắc cụ tâm cụ nói trong Quán kinh sớ diệu tông sao, 2 phái cũng chủ trương khác nhau. Diệu tông sao là tác phẩm của ngài Tri lễ, trong đó tác giả chủ trương tâm pháp và sắc pháp là đồng thể, đều có đủ tam thiên, đều là tổng thể năng tạo năng cụ. Ngài Hàm nhuận thì soạn Chỉ hà phản đối thuyết của ngài Tri lễ, chủ trương tâm pháp và sắc pháp khác nhau, tâm pháp có đủ tam thiên, là tổng thể năng tạo năng cụ, nhưng sắc pháp thì không thế, mà chỉ là thể sở tạo sở cụ mà thôi. Ngài Tịnh giác liền soạn Quyết mô để bài xích ngài Hàm nhuận. Về hữu tướng vô tướng của tam thiên 2 phái cũng đều chấp 1 mối. Phái Sơn gia chủ trương lí sự nhất thể, bất luận là tam thiên lí tạo hay tam thiên sự tạo đều là hữu tướng, đồng thời có hiện tượng sai biệt. Phái Sơn ngoại thì cho rằng tam thiên lí cụ là bình đẳng vô tướng, còn tam thiên sự tạo mới là hữu tướng và có hiện tượng sai biệt. Từ những năm cuối đời Ngũ đại, phái Sơn gia gồm có các vị: Nghĩa tịch, Nghĩa thông, Đế quán, Tuân thức, Tri lễ, Tông dục, Thượng hiền, Bản như, Phạm trăn, Tuệ tài, Nhân nhạc... Còn phái Sơn ngoại thì gồm các vị: Chí nhân, Ngộ ân, Nguyên thanh, Trí viên, Khánh chiêu, Hàm nhuận, Kế tề... Nhưng đệ tử ngài Tri lễ là ngài Tịnh giác Nhân nhạc và pháp tôn (cháu nội trong đạo) của ngài là Thần trí Tòng nghĩa, về sau lại xung đột với ngài về quan điểm quán tâm quán Phật và từ bỏ pháp tọa của ngài mà ra sáng lập riêng thuyết mới, người đương thời gọi là Hậu sơn ngoại hay Tạp truyền phái. Để phân biệt với phái Hậu sơn ngoại này, phái Sơn ngoại của các ngài Nguyên thanh, Khánh chiên... nói trên được gọi là Tiền sơn ngoại. [X. Tứ minh thập nghĩa thư; Tứ minh tôn giả giáo hành lục Q.2, 3; Sơn gia tự dư tập Q.hạ; Thích môn chính thống Q.5; Phật tổ thống kỉ Q.8, 14; Thiên thai giáo học sử chương 4 (Tuệ nhạc); Tống đại Thiên thai giáo lí sử (Lí thế kiệt)]. (xt. Hậu Sơn Ngoại


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Truyện cổ Phật giáo


Quy Sơn cảnh sách văn


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.81.185.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...