Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam niệm trụ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam niệm trụ








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam niệm trụ:

(三念住) Phạm: Trìịi smfty-upasthànàni. Cũng gọi Tam niệm xứ, Tam ý chỉ. I. Tam niệm trụ. Chỉ cho 3 ý niệm trong đó chư Phật thường an trụ. Phật dùng tâm đại bi độ hóa chúng sinh, thường an trụ trong 3 niệm, không có các cảm giác lo mừng, vui buồn. Đây là 1 trong 18 pháp riêng (bất cộng pháp) của đức Phật. Tam niệm trụ là: 1. Đệ nhất niệm trụ: Chúng sinh tin Phật, vâng theo lời Phật dạy mà tu hành, Phật cũng không vì thế mà sinh tâm vui mừng, nhưng thường an trụ trong chính niệm chính trí. 2. Đệ nhị niệm trụ: Chúng sinh không tin Phật, chẳng làm theo lời Phật dạy, Phật cũng không vì thế mà sinh tâm lo buồn, nhưng thường an trụ trong chính niệm chính trí. 3. Đệ tam niệm trụ: Trong chúng sinh có người tin, người không tin, Phật biết điều đó, nhưng không vì thế mà sinh tâm vui buồn, chỉ an trụ trong chính niệm chính trí. Ba niệm trên đây đều lấy niệm và tuệ làm thể, là các công đức chỉ một mình Phật có, chứ hàng nhị thừa không có được. II. Tam Niệm Trụ. Dựa theo thể của Tứ niệm trụ (thân, thụ, tâm, pháp) mà Niệm trụ được chia làm 3 loại sau đây: 1. Tự tính niệm trụ(cũng gọi Tính niệm xứ): Tứ niệm xứ đều lấy tuệ làm thể, có 3 thứ là Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ. 2. Tương tạp niệm trụ(cũng gọi Cộng niệm xứ, Tương ứng niệm xứ): Lấy tuệ và các pháp câu hữu khác làm thể. 3. Sở duyên niệm trụ(cũng gọi Duyên niệm xứ, Cảnh giới niệm xứ): Lấy các pháp sở duyên của tuệ làm thể. Theo luận Đại tì bà sa quyển 187 thì trong Tam niệm trụ trên, Tự tính niệm trụ và Sở duyên niệm trụ không đoạn trừ được phiền não, chỉ có Tương tạp niệm trụ là có khả năng ấy. Ngoài ra, Tứ giáo nghĩa quyển 2 cho rằng tu 3 niệmxứ có khả năng thành tựu 3 loại La hán, như tu Tính niệm xứ có thể thành Tuệ giải thoát la hán; tu Cộng niệm xứ có thể thành Câu giải thoát la hán, tu Duyên niệm xứ có thể thành tựu Vô ngại giải thoát la hán. [X. luận Tạp a tì đàm tâm Q.5; luận Câu xá Q.33; luận Du già sư địa Q.28; luận Đại trí độ Q.19].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Về mái chùa xưa


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Đừng bận tâm chuyện vặt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...