Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam thập thất đạo phẩm »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam thập thất đạo phẩm








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam thập thất đạo phẩm:

(三十七道品) Đạo phẩm, Phạm: Bodhi-pàkwika. Cũng gọi Tam thập thất giác chi, Tam thập thất bồ đề phần, Tam thập thất trợ đạo pháp, Tam thập thất phẩm đạo pháp. Chỉ cho 37 phương pháp tu hành tiến tới cảnh giới Niết bàn. 37 đạo phẩm được chia làm 7 khoa như sau: 1. Tứ niệm xứ(cũng gọi Tứ niệm trụ): a. Thân niệm xứ: Tức quán tưởng sắc thân này đều là chẳng sạch. b. Thụ niệm xứ: Quán xét các cảm nhận khổ, vui... đều là khổ. c. Tâm niệm xứ: Quán xét tâm thức này niệm niệm sinh diệt, không thường trụ. d. Pháp niệm xứ: Quán xét các pháp do nhân duyên sinh, không có tính cách tự chủ, tự tại, đó là các pháp vô ngã. 2. Tứ chính cần(cũng gọi Tứ chính đoạn): a. Điều ác đã sinh phải diệt trừ hẳn. b. Điều ác chưa sinh không cho sinh ra. c. Điều thiện chưa sinh phải làm cho phát sinh. d. Điều thiện đã sinh phải làm cho tăng trưởng. 3. Tứ như ý túc(cũng gọi Tứ thần túc): a. Dục như ý túc: Mong cầu pháp mình tu được đầy đủ như nguyện. b. Tinh tiến như ý túc: Đối với pháp mình tu 1 lòng chuyên chú, không có xen tạp, được đầy đủ như nguyện. c. Niệm như ý túc: Đối với pháp mình tu ghi nhớ không quên, đầy đủ như nguyện. d. Tư duy như ý túc: Tâm ghi nhớ pháp mình tu không để quên mất, được đầy đủ như nguyện. 4. Ngũ căn, Căn nghĩa là năng sinh; 5 căn này có khả năng sinh ra các thiện pháp. a. Tín căn: Tin sâu chính đạovà pháp trợ đạo thì có thể sinh ra tất cả pháp vô lậu thiền định giải thoát. b. Tinh tiến căn: Đối với chính pháp, tu tập không gián đoạn, không xen tạp. c. Niệm căn: Đối với chính pháp, ghi nhớ không quên. d. Định căn: Thu nhiếp tâm, không để tán loạn, 1 lòng tịch định, đó là định căn. 5. Tuệ căn (Phạm: Prajĩendriya): Ở trong định khởi trí quán, biết rõ chân lí như thực. Cứ theo Đại thừa nghĩa chương quyển 16 thì 5 căn này theo thứ tự còn có tác dụng đối trị với bất tín, giải đãi (biếng nhác), phóng dật (buông thả), trạo cử (xao động) và phiền não vô minh. 5. Ngũ lực, lực tức lực dụng, có công năng phá ác thành thiện. a. Tín lực: Tín căn tăng trưởng, có năng lực phá các nghi hoặc. b. Tinh tiến lực: Tinh tiến căn tăng trưởng, có công năng phá sự biếng nhác của thân tâm. c. Niệm lực: Niệm căn tăng trưởng, có công năng phá các tà niệm, thành tựu công đức chính niệm xuất thế. d. Định lực: Định căn tăng trưởng, có công năng phá các loạn tưởng, phát khởi các thiền định. 6. Thất giác phần(cũng gọi Thất giác chi, Thất giác ý): a. Trạch pháp giác phần: Có khả năng lựa chọn các pháp chân ngụy. b. Tinh tiến giác phần: Tu các đạo pháp, không có gián tạp. c. Hỉ giác phần: Khế ngộ chân như, tâm được hoan hỉ. d. Trừ giác phần: Có khả năng đoạn trừ các phiền não kiến chấp. e. Xả giác phần: Có khả năng lìa bỏ cảnh giới kiến chấp đắm trước. f. Định giác phần: Có khả năng rõ biết thiền định phát được. g. Niệm giác phần: Có khả năng tư duy về đạo pháp mình tu tập. 7. Bát chính đạo(cũng gọi Bát thánh đạo, Bát đạo đế): a. Chính kiến: Có khả năng thấy chân lí. b. Chính tư duy: Tâm không nghĩ điều tà bậy. c.Chính ngữ: Lời nói chân thật không hư dối. d. Chính nghiệp: Trụ nơi thiện nghiệp thanh tịnh. e. Chính mệnh: Theo pháp xin ăn để nuôi thân mệnh. f. Chính tinh tiến: Tu các đạo hạnh không xen lẫn. g. Chính niệm: Chuyên tâm nhớ nghĩ thiện pháp. h. Chính định: Thân tâm vắng lặng trụ nơi lí chân không. [X. kinh Tạp a hàm Q.26, 27, 28; luận Câu xá Q.25; luận Đại tì bà sa Q.96; Pháp giới thứ đệ sơ môn Q.trung, hạ].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giải thích Kinh Địa Tạng


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Kinh Bi Hoa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...