Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam thân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam thân








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam thân:

(三身) Phạm: Traya# kàyaø#. Cũng gọi Tam thân Phật, Tam Phật thân, Tam Phật. Chỉ cho Pháp thân, Báo thân và Ứng thân của chư Phật. Thân nghĩa là tụ tập, tụ tập các pháp mà thành thân, vì thế sự tụ tập về lí pháp gọi là Pháp thân (Phạm: Dharma-kàya), sự tụ tập về trí pháp gọi là Báo thân (Phạm: Saôbhoga-kàya), sự tụ tập của các pháp công đức gọi là Ứng thân (Phạm: Nirmàịa-kàya). Hoặc gọi là Pháp thân Phật Báo thân Phật Ứng thân Phật, Pháp Phật Báo Phật Ứng Phật, Pháp thân Ứng thân Hóa thân, Pháp thân Phật Báo Phật Hóa Phật, Pháp Phật Báo Phật Ứng hóa Phật, Chân thân Báo thân Ứng thân, Tự tính thân Mãn tư dụng thân Hóa thân, Tự tính thân Ứng thân Hóa thân, Pháp thân Ứng thân Hóa thân, Pháp tính thân Thụ dụng thân Biến hóa thân, Tự tính thân Thụ dụng thân Biến hóa thân, Tự tính thân Thực thân Biến hóa thân, Pháp thân Phật Thụ dụng thân Phật Hóa thân Phật, Chính pháp Phật Tu thành Phật Ứng hóa Phật, Phật sở kiến thân Bồ tát sở kiến thân Nhị thừa phàm phu sở kiến thân. Kim quang minh tối thắng vương kinh sớ quyển 3 cho rằng Hóa thân Phật có 5 tên gọi: Hóa thân, Phụ mẫu sinh thân, Tùy thế gian thân, Sinh thân và Giả danh thân; Ứng thân Phật có 6 tên gọi: Ứng thân, Thụ dụng thân, Báo thân, Trí tuệ thân, Công đức thân và Pháp tính sinh thân; Pháp thân Phật có 5 tên gọi: Pháp thân, Tự tính thân, Chân thực thân, Như như Phật và Pháp Phật.Theo Kim quang minh tối thắng vương kinh huyền xu quyển 4, 5 tên gọi của Hóa thân nói trên, nếu thêm 4 tên nữa là Thích ca thân, Nhị thừa phàm phu sở kiến thân, Ứng thân và Biến hóa thân thì thành tất cả 9 tên; 6 tên gọi của Ứng thân nếu thêm 2 tên nữa là Xá na thân và Bồ tát sở kiến thân thì tất cả là 8 tên; Pháp thân có 5 tên, nếu thêm 2 tên nữa là Phật sở kiến thân và Tì lô giá na thì thành 7 tên. Các kinh luận nêu tên gọi của 3 thân và giải thích rất khác nhau. 1. Ba thân nói trong Phật địa kinh luận: a. Pháp thân: Chứng ngộ và hiển bày lí thể của chân như thực tướng, không 2 không khác, thường trụ vắng lặng, gọi là Pháp thân. b. Báo thân: Thân báo đáp lại những công đức tu hành ở nhân vị và hiển hiện tướng hảo trang nghiêm. c. Ứng thân: Thân ứng theo căn tính của chúng sinh mà hiển hiện để giáo hóa. 2. Ba thân nói trong phẩm Tam thân phân biệt kinh Hợp bộ Kim quang minh quyển 1: a. Hóa thân: Khi còn tu hành ở nhân địa trong quá khứ, đức Như lai đã tu nhiều pháp, đến khi tu hành thành tựu viên mãn, tế độ tất cả chúng sinh, nhờ năng lực tu hành mà được tự tại và tùy theo căn cơ chúng sinh, ứng hiện các loại thân tướng dưới nhiều hình thức để cứu độ, gọi là Hóa thân.b. Ứng thân: Để khiến các Bồ tát được thông suốt, đồng thời thể nhận được sinh tử và Niết bàn là nhất vị, lấy đó làm căn bản cho vô biên Phật pháp, nên chư Phật Như lai thị hiện thân này có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, có vòng hào quang phía sau lưng, gọi là Ứng thân. c. Pháp thân: Để diệt trừ tất cả phiền não chướng mà đầy đủ hết thảy các thiện pháp, nên chỉ có Như như và Như như trí, gọi là Pháp thân. Hai loại thân trước(Hóa thân, Ứng thân) là Giả danh hữu, loại thân thứ ba(Pháp thân) là Chân hữu và là gốc của 2 loại thân trước. 3. Ba thân nói trong kinh Giải thâm mật quyển 5: Tức Pháp thân, Giải thoát thân và Hóa thân. Trong đó, Hóa thân là chỉ cho thân thị hiện 8 tướng; Giải thoát thân chỉ cho Ngũ phần pháp thân; Pháp thân chỉ cho Ba la mật đa ở các Địa, khéo tu diệu quả xuất li chuyển y thành tựu viên mãn. Vì Ngũ phần pháp thân hàng Thanh văn Độc giác cũng có thể chứng được, cho nên nếu chỉ nói theo phạm vi của thân này thôi thì Nhị thừa và Như lai không khác nhau. Nhiếp đại thừa luận thích (bản dịch đời Lương) quyển 13 (Đại 31, 249 trung) nói: Quả cùng tột củađạo Nhị thừa gọi là Giải thoát tri kiến. Trong Giải thoát tri kiến của Nhị thừa không có 3 thân. Trong Giải thoát tri kiến của Bồ tát có 3 thân khác nhau. Tại sao vậy? Vì Nhị thừa không diệt được trí chướng, không có Nhất thiết trí, không được Pháp thân thanh tịnh viên mãn, không có đại từ bi, không thực hành các việc lợi ích người khác, không có Ứng thân và Hóa thân. Vì thế mà biết Giải thoát thân của Nhị thừa không có Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân. 4. Ba thân nói trong Tông kính lục quyển 89: a. Tự tính thân: Chư Phật Như lai có vô biên tế công đức chân thường, thực tính bình đẳng này của tất cả các pháp chính là Tự tính, cũng gọi Pháp thân. b. Thụ dụng thân: Được chia làm 2 thứ: -Tự thụ dụng thân: Các đức Như lai tu tập vô lượng phúc tuệ, tạo vô biên công đức chân thực, thường tự thụ dụng pháp lạc rộng lớn. -Tha thụ dụng thân: Các đức Như lai do trí bình đẳng thị hiện thân công đức thanh tịnh vi diệu, trụ ở cõi nước thuần tịnh, vì chúng Bồ tát Thập địa mà hiển hiện đại thần thông, quay bánh xe chánh pháp. c. Biến hóa thân: Các đức Như lai dùng thần lực bất tư nghị, biến hiện vô lượng, tùy theo các loài mà hóa thân, trụ ở các cõi tịnh uế, tùy theo cơ nghi của các Bồ tát Địa tiền và Nhị thừa mà hiện thần thông nói pháp. Cũng trong Tông kính lục quyển 89 còn nêu ra thuyết chuyển 3 tâm được 3 thân, tức là: Chuyển Căn bản tâm(thức thứ 8) thì được Pháp thân, chuyển Y bản tâm(thức thứ 7)thì được Báo thân và chuyển Khởi sự tâm (thức thứ 6)thì được Hóa thân. 5. Ba thân theo sự giải thích của Lục tổ Tuệ năng thuộc Thiền tông: a. Thanh tịnh pháp thân Phật: Thân của chúng ta chính là pháp thân Như lai, cho nên tự tính của chúng ta vốn thanh tịnh và có khả năng sinh ra tất cả các pháp. b. Viên mãn báo thân Phật: Ánh sáng Bát nhã do tự tính sinh ra có năng lực trừ sạch tất cả tình cảm dục vọng, giống như vầng mặt trời chói lọi trên cao, chiếu xa muôn dặm, tỏa ánh sáng khắp hư không, xua tan mây mù tăm tối. c. Tự tính hóa thân Phật: Nếu chúng ta tin chắc rằng năng lực của tự tính hơn tất cả hóa thân Phật thì khi tâm này hướng theo ác liền vào địa ngục, nếu khởi tâm độc hại liền biến làm rồng, rắn; nếu tâm này hướng theo thiện thì liền sinh trí tuệ, nếu khởi tâm từ bi thì liền biến làm Bồ tát.[X. kinh Kim quang minh tối thắng vương Q.2; Nhiếp đại thừa luận thích Q.10 (bản dịch đời Lương); luận Du già sư địa Q.78; Phật địa kinh luận Q.7; Quán kinh huyền nghĩa phần truyền thông kí Q.6]. (xt. Phật Thân).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Hoa nhẫn nhục


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.196.27.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...