Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam tam pháp môn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam tam pháp môn








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam tam pháp môn:

(三三法門) Cũng gọi Lục tam phân biệt, Lục chủng tam pháp. Chỉ cho 3 môn: Yếu môn, Chân môn, và Hoằng nguyện môn, là giáo lí do Tịnh độ chân tông của Phật giáo Nhật bản dựa theo các danh số như Tam kinh, Tam nguyện, Tam sơ, Tam vãng sinh... mà tổ chức thành. Hai môn trước thuộc về môn Phương tiện, môn thứ 3 thuộc về môn Chân thực. 1. Yếu môn: Chỉ cho giáo pháp do chính mình tu các thiện hạnh để hồi hướng Tịnh độ, nghĩa là Giáo pháp nương vào chút ít thiện căn phúc đức nhân duyên, nên cũng gọi là Phúc đức tạng. Giáo pháp này xuất phát từ nguyện thứ 19 trong 48 nguyện của đức Phật A di đà, nói trong kinh Quán vô lượng thọ; đối tượng thụ giáo phải là căn cơ Tà định tụ (căn cơ định thiện và tán thiện), vãng sinh về Hóa độ của Phật A di đà, gọi là Song thụ lâm hạ vãng sinh. Song thụ lâm hạ là biểu thị Hóa độ của Phật A di đà, lấy tên từ Sa la song thụ là nơi đức Phật Thích ca nhập diệt. 2. Chân môn: Chỉ cho giáo pháp nương vào tự lực niệm danh hiệu Phật để cầu vãng sinh, nghĩa là giáo pháp nương vào công đức chẳng thể nghĩ bàn (tức là danh hiệu) cho nên cũng gọi là Công đức tạng. Giáo pháp này phát xuất từ nguyện thứ 20 trong 48 nguyện của Phật A di đà, được nói trong kinh A di đà; đối tượng thụ giáo phải là căn cơ Bất định tụ(căn cơ tự lực niệm Phật) và vãng sinh về cõi Hóa độ của Phật A di đà, gọi là Nan tư vãng sinh. Nan tư nghĩa là không thể nghĩ lường, chỉ cho quả nương vào công đức của danh hiệu mà cảm được, khó mà suy lường được, vì sự vãng sinh này nông cạn hơn so với Nan tư nghị vãng sinh kế tiếp, nên bỏ bớt đi chữ Nghị. 3. Hoằng nguyện môn: Chỉ cho giáo pháp bỏ hết tâm tự lực vãng sinh Tịnh độ, mà hoàn toàn nương nhờ vào bản nguyện của Phật A di đà, nghĩa là giáo pháp đầy đủ 2 thứ trang nghiêm phúc đức và trí tuệ của Phật. Vì thế còn gọi là Phúc trí tạng. Giáo pháp này phát xuất từ nguyện thứ 18 trong 48 nguyện của Phật A di đà, được nói trong kinh Vô lượng thọ; đối tượng thụ giáo phải là căn cơ Chính định tụ và vãng sinh về Báo độ của Phật A di đà, gọi là Nan tư nghị vãng sinh. Nan tư nghị có nghĩa là nhân và quả đều không phải cái mà trí lự của phàm phu có thể suy tư đo lường được.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...