Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tâm sở »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tâm sở








KẾT QUẢ TRA TỪ


tâm sở:

(心所) Phạm: Caitta, Caitasika. Pàli:Cetasika. Cũng gọi Tâm số, Tâm sở hữu pháp, Tâm sở pháp, Tâm số pháp. Những tác dụng của tâm, tương ứng và tồn tại cùng lúc với tâm, 1 trong 5 vị. Về mối quan hệ tương ứng giữa Tâm vương(tâm) và Tâm sở thì có 5 nghĩa bình đẳng(sở y bình đẳng, sở duyên bình đẳng, hành tướng bình đẳng, thời bình đẳng và sự bình đẳng), vì thế nên Tâm sở cũng gọi là Tương ứng pháp, Tâm tương ứng pháp. Về vấn đề lìa Tâm vương thì Tâm sở có tự thể riêng hay không thì Hữu bộ chủ trương là có và lập ra thuyết Biệt thể, còn các bộ phái khác thì có nhiều dị thuyết. Về số lượng của Tâm sở và cách phân loại cũng có nhiều thuyết. Luận Câu xá thuộc Tiểu thừa, lập 6 vị, 46 Tâm sở: 1. MườiĐại địa pháp(những Tâm sở tương ứng với tất cả tâm): Thụ, tưởng, tư, xúc, dục, tuệ, niệm, tác ý, thắng giải và tam ma địa.2. Mười Đại thiện địa pháp (những Tâm sở tương ứng với tất cả tâm thiện): Tín, bất phóng dật, khinh an, xả, tàm, quí, vô tham, vô sân, bất hại và cần. 3. Sáu Đại phiền não địa pháp(những Tâm sở ô nhiễm tương ứng với tâm bất thiện và tâm hữu phú vô kí): Si, phóng dật, giải đãi, bất tín, hôn trầm và trạo cử. 4. Hai Đại bất thiện địa pháp(là Tâm sở chỉ tương ứng với tất cả tâm bất thiện): Vô tàm vàvô quí. 5. Mười Tiểu phiền não địa pháp (những Tâm sở tương ứng với vô minh, nhưng không khởi 2 thứ trở lên cùng 1 lúc): Phẫn, phú, khan, tật, não, hại, hận, siểm, cuống, kiêu.6. TámBấtđịnhđịa pháp(những Tâm sở ngoài 5 loại trên): Ác tác, thụy miên, tầm, tứ, tham, sân, mạn và nghi. Ngoài ra, kinh Chính pháp niệm xứ quyển 33, trong các Đại thiện địa pháp nói trên, đem vô si thay cho vô sân; luận Đại tì bà sa quyển 42 thì nêu 7 loại Tâm sở là: Đại địa pháp, Đại thiện địa pháp, Đại phiền não địa pháp, Đại bất thiện địa pháp, Tiểu phiềnnão địa pháp, Đại hữu phú vô kí địa pháp và Đại vô phú vô kí địa pháp, đồng thời liệt kê 49 Tâm sở. Luận Thành duy thức thuộc Đại thừa thì chia Tâm sở làm 6 vị: Biến hành, Biệt cảnh, Thiện, Phiền não, Tùy phiền não và Bất định. Đối lại với 6 vị này mà lập ra 4 thứ Nhất thiết nghĩa: Nhất thiết tính (cùng chung với cả 3 tính thiện, ác và vô kí mà khởi), Nhất thiết địa(cùng chung với 3 địa: Hữu tầm hữu tứ, vô tầm duy tứ và vô tầm vô tứ mà khởi), Nhất thiết thời(từ vô thủy đến nay thường hằng tương tục), Nhất thiết câu(tất cả Tâm sở sinh khởi cùng lúc). Trong đó, nói một cách đại thể Tâm sở biến hành có đủ 4 nhất thiết nghĩa; Tâm sở biệt cảnh có 2 nhất thiết nghĩa là Nhất thiết tính và Nhất thiết địa; Tâm sở Thiện chỉ có 1 nhất thiết nghĩa là Nhất thiết địa; Tâm sở bất định chỉ có 1 nhất thiết nghĩa là Nhất thiết tính; còn Tâm sở phiền não và Tâm sở tùy phiền não thì không có Nhất thiết nghĩa nào. Biến hành gồm 5 thứ: Tác ý, xúc, thụ, tưởng, tư. Biệt cảnh cũng có 5 thứ: Dục, thắng giải, niệm, định, tuệ; cộng chung cả 2 thì tương đương với 10 Đại địa pháp. Thiện có 11 thứ: Tín, tàm, qui, vô tham, vô sân, vô si, cần, khinh an, bất phóng dật, hành xả và bất hại. Phiền não có 6 thứ: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Tùy phiền não gồm 20 thứ: Phẫn, hận, phú, não, tật, khan, cuống, siểm, hại, kiêu, vô tàm, vô quí, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn và bất chính tri. Bất định gồm có 4 thứ: Hối(ác tác), thụy miên, tầm, tứ. Trong đó, Tùy phiền não lại được chia làm 3 loại: 10 tùy phiền não đầu tiên(từ phẫn đến kiêu) khởi lên riêng biệt, nên gọi là Tiểu tùy phiền não(Tiểu tùy hoặc). Hai tùy phiền não kế tiếp (vô tàm, vô quí) khởi lên với tất cả tâm bất thiện, vì thế gọi là Trung tùy phiền não(Trung tùy hoặc). Tám tùy phiền não sau cùng(từ trạo cử đến bất chính tri)khởi lên với tất cả tâm bất thiện và tâm hữu phú vô kí, cho nên gọi là Đại tùy phiền não(Đại tùy hoặc). Luận Du già sư địa quyển 1, ngoài 20 Tùy phiền não nêu trên, còn lập tà dục và tà thắng giải, tổng cộng thành 53 pháp Tâm sở. Luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập quyển 1 thì chia ác kiến trong 6 phiền não căn bản thành 5 thứ như thân kiến... nên tổng cộng là 55 pháp Tâm sở. [X. luận Phẩm loại túc Q.1; luận Câu xá Q.4; luận Thuận chính lí Q.10; luận Giới thân túc Q.thượng; luận Thành thực Q.5, 7; Thành duy thức luận thuật kí Q.5, phần cuối; Đại thừa pháp tướng tông danh mục Q.3, hạ]. (xt. Tam Tâm Sở, Tâm Vương).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Chắp tay lạy người


Các tông phái đạo Phật


Công đức phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...