Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam pháp nhẫn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam pháp nhẫn








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam pháp nhẫn:

(三法忍) Phạm: Tisra# kwàntaya#. Cũng gọi Tam nhẫn. I. Tam Pháp Nhẫn:Ba loại nhẫn. Nhẫn nghĩa là thể ngộ, nhận thức sự lí mà tâm được an. 1. Âm hưởng nhẫn (Phạm: Ghowà= nugama-dharma-kwànyi), cũng gọi Tùy thuận âm thanh nhẫn, Sinh nhẫn: Lắng nghe giáo pháp mà tâm được an. Đây là giai vị Thập tín, nhờ nghe pháp âm mà liễu ngộ nên gọi là Âm hưởng nhẫn. 2. Nhu thuận nhẫn (Phạm: Anulo= mikì-dharma-kwànyi), cũng gọi Tư duy nhu thuận nhẫn, Nhu thuận pháp nhẫn: Nhờ sự tư duy của chính mình mà được liễu ngộ và tùy thuận chân lí. Đây là giai vị Tam hiền, hàng phục các hoặc nghiệp, khiến 6 trần vô tính không sinh ra được, cho nên gọi là Nhu thuận nhẫn. 3. Vô sinh pháp nhẫn (Phạm: Anutpattika-dharma-kwànyi), cũng gọi Tu tập vô sinh nhẫn, Vô sinh nhẫn. Nghĩa là khế hợp chân lí. Tức Thất địa trở lên, lìa tất cả tướng mà chứng ngộ thực tướng. Trong Vô lượng thọ kinh kí quyển thượng, ngài Huyền nhất đời Đường đem Tam nhẫn phối với Tam tuệ: Nhờ được nghe âm giáo mà có Âm hưởng nhẫn là Văn tuệ; nhờ tùy phần điều phục tâm mà có Nhu thuận nhẫn là Tư tuệ; nhờ quán xét chứng lí vô sinh mà có Vô sinh nhẫn là Tu tuệ. Lại trong Vô lượng thọ kinh sao quyển 5, vị tăng người Nhật bản là Liễu huệ, có dẫnlời giải thích của ngài Nghĩa tịch, người nước Tân la, về Tam nhẫn như sau: 1. Âm hưởng nhẫn: Nếu nghe pháp chân thực mà không kinh nghi sợ hãi, lại tin hiểu thụ trì, ưa thích thuận theo, tu tập an trụ, thì đó là Tùy thuận âm hưởng nhẫn bậc nhất. Đây là lời giải thích trong phẩm Thập nhẫn. 2. Tùy thuận nhẫn: Bồ tát tùy thuận tịch tĩnh quán xét tất cả pháp, bình đẳng chính niệm, không trái nghịch các pháp, dùng tùy thuận vào sâu tất cả các pháp, dùng trực tâm thanh tịnh phân biệt các pháp, tu bình đẳng quán và thâm nhập đầy đủ, đó là thuận nhẫn thứ 2, gọi là Tùy thuận nhẫn. 3. Vô sinh pháp nhẫn: Bồ tát không thấy có pháp sinh, không thấy có pháp diệt; nếu không sinh thì không diệt, không diệt thì không hết, không hết thì lìa cấu, lìa cấu thì không hoại, không hoại thì chẳng động, chẳng động thì vắng lặng, đó là Vô sinh pháp nhẫn. [X. kinh Vô lượng thọ Q.thượng; kinh Tọa thiền tam muội Q.hạ; kinh Nguyệt đăng tam muộiQ.2; luận Du già sư địa Q.49; Vô lượng thọ kinh sao Q.4]. II. Tam Pháp Nhẫn. Ba pháp Vô sinh nhẫn theo quan điểm Tịnh độ giáo. Do thấy cõi Tịnh độ của đức Phật A di đà mà lòng sinh vui mừng và được 3 Vô sinh nhẫn: Hỉ nhẫn, Ngộ nhẫn và Tín nhẫn. Sự phân chia 3 Vô sinh nhẫn này là dựa theo 3 trạng thái của tâm là hỉ(mừng), ngộ (hiểu rõ) và tín (tin), khi được Vô sinh nhẫn nhờ sự quán tưởng mạnh mẽ chuyên tinh, thấy cõi Tịnh độ trang nghiêm mà tâm sinh hoan hỉ. Nhưng vẫn còn nhiều thuyết phân vân, không biết rốt cuộc thì loại Vô sinh nhẫn này là do quán tưởng Phật mà được, hay do lòng tin mà được? [X. Quán kinh tự phần nghĩa]. III. Tam Pháp Nhẫn. Chỉ cho 3 thứ nhẫn: Nại oán hại nhẫn, An thụ khổ nhẫn và Đế sát pháp nhẫn thuộc Nhẫn nhục Ba la mật. 1. Nại oán hại nhẫn: Dù bị người ta oán ghét, hãm hại thì mình vẫn thản nhiên chịu đựng, không có tâm trả thù. 2. An thụ khổ nhẫn: Dù có bị các nỗi khổ não bức ngặt như tật bệnh, nước lửa, dao gậy thì vẫn yên lòng nhẫn nại, điềm nhiên bất động. 3. Đế sát pháp nhẫn: Xét kĩ thể tính các pháp hư dối, vốn không sinh diệt, tin hiểu chân thực, tâm không vọng động, an nhiên lãnh nhận. [X. Nhiếp đại thừa luận thích Q.7 (Thế thân); Duy thức luận thuật kí Q.10, phần đầu; Hoa nghiêm đại sớ sao Q.5]. (xt. Nhẫn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Về mái chùa xưa


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...