Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam pháp luân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam pháp luân








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam pháp luân:

(三法輪) Gọi tắt: Tam luân. I. Tam Pháp Luân. Chỉ cho 3 pháp luân do ngài Chân đế và ngài Huyền trang thành lập. Đó là: 1. Chuyển pháp luân(cũng gọi Sơ chuyển pháp luân): Tức giáo pháp Tứ đế của Tiểu thừa do đức Phật nói lần đầu tiên ở vườn Lộc dã, thuộc Hữu giáo trong Tam thời giáo.2. Chiếu pháp luân: Chỉ cho giáo pháp kinh Bát nhã nói các pháp đều không, vì đây là lí Không chỉ có hàng Đại thừa thực hành, dùng Không chiếu phá Hữu, cho nên gọi là Chiếu pháp luân, thuộc về Không giáo trong Tam thời giáo. 3. Trì pháp luân: Để loại bỏ lí Không mà thời thứ 2 chấp trước, đức Phật lại nói về 3 tính và diệu lí chân như bất không khiến cho hàng Tam thừa đều tu trì được, cho nên gọi là Trì pháp luận. Đây là giáo pháp Duy thức trung đạo Bất không diệu hữu, tức là Trung đạo giáo trong Tam thời giáo.[X. Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Hoa nghiêm kinh sớ Q.1;Hoa nghiêm kinh huyền tán Q.1]. (xt. Tam Thời Giáo). II. Tam Pháp Luân. Chỉ cho Căn bản pháp luân, Chi mạc pháp luân và Nhiếp mạt qui bản pháp luân do ngài Cát tạng thành lập. 1. Căn bản pháp luân: Trong hội Hoa nghiêm, khi đức Phật mới thành đạo. Ngài vì hàng Bồ tát mà nói pháp môn Nhất nhân nhất quả, gọi là Căn bản giáo. Đây tức là Nhất thừa giáo nói trong kinh Hoa nghiêm. 2. Chi mạt pháp luân: Hàng độn căn phúc mỏng không nghe nổi Nhất thừa giáo 1 nhân 1 quả, cho nên ngoài Nhất Phật thừa, đức Thế tôn còn chia ra nói Tam thừa giáo để thích ứng với mọi căn cơ, đó tức là Chi mạt pháp luân. 3. Nhiếp mạt qui bản pháp luân: Đến hội Pháp hoa, lúc đó cơ duyên đã thuần thục, đức Phật lại qui nhiếp hàng Tam thừa trước kia trở về Nhất thừa, gọi là Nhiếp mạt qui bản pháp luân. Đây chính là giáo pháp Hội tam qui nhất của kinh Pháp hoa. Cứ theo giáo phán trên thì kinh Bát nhã... mà tông Tam luận y cứ đáng lẽ phải thuộc Chi mạt pháp luân, nhưng theo bản ý của ngài Cát tạng thì ở cả 3 thời đức Phật đều giảng nói Đại thừa, mà kinh Bát nhã là kinh Đại thừa nên tất nhiên là thuộc về Căn bản pháp luân.Tông Tam luận dùng giáo phán Nhị tạng làm chính, còn giáo phán Tam pháp luân này thì được xem là phụ.[X. Hoa nghiêm kinh sớ Q.1; Hoa nghiêm kinh sớ sao huyền đàm Q.4; Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm yếu quyết Q.10]. (xt. Hội Tam Qui Nhất).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Lược sử Phật giáo


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Kinh Phổ Môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...