Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tát mãn giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tát mãn giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tát mãn giáo:

(薩滿教) Một hình thức tông giáo nguyên thủy ở vào thời kì cuối, bao gồm cả hình thái sùng bái tinh linh theo nghĩa rộng. Ngữ nghĩa của Tát mãn (Shaman, ông đồng) bắt nguồn từ chữSmàn (tế tư) tiếng Thông cổ tư (Tungus); trong tiếng Phạm là chữ Zramaịa (Pàli:Samaịa, nghĩa là là siêng năng ngăn dứt), từ chữ gốc là Sam nghĩa là nhảy múa, quay cuồng trong trạng thái hưng phấn. Trong văn học thần thoại Phệ đà của Cổ Ấn độ, tất cả hiện tượng tự nhiên đều được thần cách hóa, cho rằng sự vận hành của thế giới tự nhiên và sự sợ hãi của loài người đều có nguồn gốc từ sự chi phối của thần linh, bởi vậy, việc thờ cúng thần linh trở thành qui chế tối cao trong sinh hoạt hiện thực. Do đó mà có thể biết tông giáo của Cổ Ấn độ là thuộc hình thái Tát mãn giáo. Một trong các ý nghĩa ra đời của đức Phật là đả phá quan niệm thần linh nguyên thủy của người Aryan thời cổ. Song, dù được đức Phật giáo hóa, dân chúng Ấn độ vẫn chưa từ bỏ được tư tưởng Tát mãn giáo cố hữu vốn đã bám sâu gốc rễ, cho nên sau khi Phật nhập diệt, tư tưởng Tát mãn giáo lại đã dần dần thấm vào giáo nghĩa Phật giáo, đặc biệt rõ nét nhất trong danh nghĩa Mạn đát la (Phạm: Mantra, chân ngôn) và sự xuất hiện các phái Mật giáo.Tại Trung quốc, vào đời Tống, trong tác phẩm Tam triều bắc minh hội biên của ông Từ mộng tân, lần đầu tiên, người ta thấy xuất hiện từ San Loan, tức thông thường gọi là Tát Mãn, chỉ cho những người đồng bóng. Bổng giáo ở Tây tạng trước khi Phật giáo truyền đến, cho rằng trong vũ trụ có sự tồn tại của các tinh linh (quỉ thần, yêu quái) thiện ác chi phối sự cát hung họa phúc của thế giới loài người. Chủ trương này cũng là một hình thái tín ngưỡng Tát mãn giáo. Trong văn hóa của Nhật bản thời cổ, người ta cũng thấy rõ dấu vết ảnh hưởng Tát mãn giáo. Trong các kí lục về Thần đại(thời đại thần thoại đời thượng cổ) bằng cổ ngữ, người ta thấy rải rác các danh từ phiến vu , quăng vu , nghĩa là đồng bóng. Như vậy đủ biết, bắt đầu từ thời Thần đại, ở Nhật bản đã có tín ngưỡng Tát mãn giáo. Dưới chế độ giai cấp ở Ấn độ đời xưa, Bà la môn được xem là Tát mãn tồn tại (làm môi giới) giữa thần linh và loài người. Sau khi đức Thế tôn Thích ca giác ngộ thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, Ngài phủ định việc cầu đảo cúng tế để mong cầu hạnh phúc cho loài người, từ đó, Ngài tuyên thuyết Thiền định và Giác tỉnh để đối lại với sự Hưng phấn và Thất thần (trạng thái ngây ngất, mê hồn của các ông đồng bà bóng khi tinh linh nhập vào) của Tát mãn giáo. Bởi thế, giáo đoàn Phật giáo nguyên thủy đã nghiêm cấm chú thuật và phủ định nghi thức cầu cúng tinh linh của Bà la môn giáo. Sau khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi, nhưng kinh điển cúng tế trong đó có thần chú và chân ngôn đãđược thành lập, trở thành tính chất đặc biệt quan trọng của Mật giáo, khiến cho Phật giáo có khuynh hướng Tát mãn giáo rõ rệt. Sau khi Phật giáo truyền vào Trung quốc vàNhật bản, vì phải phương tiệnthích ứng mà kết hợp với tín ngưỡng dân gian thì sắc thái Tát mãn giáo lại càng trở nên hiển nhiên hơn.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Vào thiền


Kinh Phổ Môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...