Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tạp tu tĩnh lự »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tạp tu tĩnh lự








KẾT QUẢ TRA TỪ


tạp tu tĩnh lự:

(雜修靜慮) Cũng gọi Tạp tu định. Chỉ cho sự tu tập cả tĩnh lự(thiền định) hữu lậu lẫn tĩnh lự vô lậu. Cứ theo luận Câu xá quyển 24, các bậc A la hán và A na hàm tập luyện Tạp tu tĩnh lự để cầu hiện pháp lạc, hoặc để đề phòng phiền não sinh khởi đưa đến thoái đọa; vì Tĩnh lự là định căn bản của cõi Sắc, nên người vẫn chưa dứt hết phiền não của cõi Dục(tức chưa lìadục)thì không tu được. Vì thế, các vị từ Bất hoàn hướng trở xuống không có khả năng tu Tạp tu tĩnh lự này. Cũng luận Câu xá còn nói rõ về tướng tu của Tạp tu tĩnh lự, nghĩa là trước hết phải vào tĩnh lự thứ 4, khiến cho nhiều niệm vô lậu tiếp tục hiện tiền, kế đó dẫn sinh nhiều niệm hữu lậu, rồi lại hiện khởi nhiều niệm vô lậu, cứ như thế xoay vần tu cả vô lậu, hữu lậu, vô lậu đắp đổi lẫn nhau, lại dần dần giảm thiểu những niệm ấy, gọi là Viễn gia hạnh; nếu dần dần giảm đến còn 2 niệm vô lậu thì dẫn sinh 2 niệm hữu lậu hiện tiền, lại hiện khởi 2 niệm vô lậu, gọi là Cận gia hạnh, hoặc Gia hạnh thành mãn; sau đó lại giảm xuống còn một niệm vô lậu, một niệm hữu lậu, một niệm vô lậu thì lúc đó căn bản của việc Tạp tu tĩnh lự đã viên thành. Trong quá trình tu chứng, trong một niệm vô lậu đầu tiên, đoạn trừ được Bất nhiễm ô vô tri, từ vô lậu tiến vào hữu lậu; rồi trong một niệm hữu lậu kế đó, đoạn trừ được Bất nhiễm ô vô tri, từ hữu lậu tiến vào vô lậu. Hai sát na trước(vô lậu, hữu lậu) chứng Vô gián đạo; sát na thứ 3(vô lậu), chứng Giải thoát đạo. Tạp tu Tĩnh lự thứ 4 đã thành tựu thì cũng có thể nhờ thế lực ấy mà tạp tu 3 Tĩnh lự còn lại. Mà muốn tu tập những Tĩnh lự này thì trước hết cần phải tu được ở 3 châu(trừ Bắc châu) thuộc cõi người trong Dục giới; về sau, nếu có thoái thất mà sinh vào cõi trời Phạm chúng của Sắc giới thì cũng có thể như trước mà tạp tu Tĩnh lự. Tu Tĩnh lự này có 3 nhân: 1. Nhân thụ sinh vào cõi trời Ngũ tịnh cư: Muốn sinh vào cõi trời Tịnh cư thì phải nương nghiệp hữu lậu, vì thế khởi một niệm hữu lậu trung gian và dùng niệm vô lậu trước và sau nó để huân tu, khiến cảm được cõi trời Tịnh cư, vì thế, một niệm hữu lậu trung gian chính là dẫn nghiệp của việc thụ sinh ở cõi trời Tịnh cư. 2. Nhân thụ dụng pháp vi diệu lạc hiện tại.3. Nhân phòng ngừa tâm xa lìa và thoái thất vị định tạp tu. Trong 3 nhân trên, bậc lợi căn của quả Bất hoàn, do nơi 2 nhân trước mà tạp tu Tĩnh lự, còn đối với hàng độn căn Bất hoàn thì do cả 3 nhân; bậc lợi căn A la hán do nhân thứ 2, còn bậc độn căn A la hán thì do nhân thứ 2 và nhân thứ 3 mà tu. Thứ tự tu tướng của Tĩnh lự thứ 4 do tông Duy thức chủ trương là Hữu lậu, vô lậu, hữu lậu, tức đặt vô lậu ở giữa; đồng thời cho rằng nhân thành tựu Ngũ tịnh cư thiên chẳng phải do bậc Thánh khởi nghiệp lần thứ 2, mà do nghiệp hữu lậu lúc còn là phàm phu ở 3 tầng trời dưới tạo ra, sau nhờ sức định trợ giúp làm cho phát sinh tác dụng. Thành duy thức luận liễu nghĩa đăng quyển 6, phần cuối (Đại 43, 783) nói: Tạp tu này, niệm hữu lậu ở trước và sau, một sát na vô lậu ở giữa, gọi là Tu thành lậu, như nghiệp Ngũ tịnh cư, nơi thân phàm phu tạo ra hạt giống, tự do chứa nhóm trong thân, có năng lực cảm quả sinh vào các tầng trời dưới, nhưng do khởi nguyện hiếm có, huân tu thành mãn, sức định vô lậu chuyển đổi, giúp hạt giống nghiệp cảm sinh trước kia, khiến cho thế lực thù thắng hơn mà sinh lên cõi Ngũ tịnh cư, cho nên chẳng phải hữu lậu ở giữa, vì sức nó yếu kém. [X. luận Đại tì bà sa Q.175; luận Du già sư địa Q.12; Câu xá luận quang kí Q.24; Câu xá luận bảo sớ Q.24].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...